Thanh niên Đà Nẵng bỏ phố về quê làm nông, lai tạo loại hoa độc lạ giá nghìn USD
Từ bỏ công việc làm thạch cao tại thành phố với mức lương ổn định, anh Võ Viết Tú (sinh năm 1992), hiện sống tại thôn Thi Phương, xã Gò Nổi, thành phố Đà Nẵng mới (xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cũ) đã quyết định trở về quê để bắt đầu hành trình khởi nghiệp bằng nghề trồng hoa súng. Sau gần 5 năm kiên trì theo đuổi, mô hình của anh không chỉ giúp ổn định kinh tế gia đình mà còn từng bước đưa sản phẩm hoa súng thuần Việt ra thị trường quốc tế.
Trước khi đến với nghề nông, anh Tú từng làm thạch cao ở thành phố, thu nhập hơn 10 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, công việc nặng nhọc, vất vả và không mang lại nhiều cơ hội phát triển lâu dài. Sau thời gian nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, anh trở về quê và bắt đầu chú ý đến mô hình trồng hoa súng của bố mẹ vợ.
Qua những lần về thăm gia đình vợ, anh nhận thấy mô hình trồng hoa súng không chỉ đẹp mắt mà còn cho thu nhập khá. Từ sự tò mò, anh dần tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ bố vợ – người đã có nhiều năm gắn bó với loại cây trồng này. Nhận được sự chỉ dẫn tận tình, năm 2021, anh Tú quyết định đầu tư số vốn khoảng 30 triệu đồng, bao gồm tiền tích góp và vay mượn từ gia đình, để mua giống, chậu, phân bón và thiết bị trồng thử nghiệm 500 chậu hoa súng đầu tiên.
![]() |
Những bông hoa súng thuần Việt do chính anh lai tạo, có màu sắc và hình dáng độc đáo. |
Tự học kỹ thuật lai tạo giống hoa súng
Ban đầu, anh Tú chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng nhờ học hỏi từ bố vợ và tham khảo các nhà vườn trong nước và nước ngoài, anh dần nắm vững kỹ thuật trồng và nhân giống. Anh chủ động nhập khẩu giống hoa súng từ Thái Lan, Úc, Mỹ, sau đó tự lai tạo để cho ra đời các giống mới có màu sắc lạ mắt như trắng, tím, đỏ, hồng, vàng…
Sau thời gian chăm sóc thử nghiệm, lứa hoa đầu tiên phát triển tốt và bắt đầu có lãi. Anh quyết định đầu tư mở rộng diện tích trồng. Hiện tại, anh Tú sở hữu hơn 4.000 m² đất trồng hoa súng tại hai điểm: xã Gò Nổi và phường Hòa Xuân (Đà Nẵng mới), trong đó có hơn 40 hồ trồng, mỗi hồ rộng khoảng 80 m². Phần diện tích còn lại anh sử dụng để nhân giống và lai tạo.
Mỗi ngày, anh cung ứng ra thị trường gần 100 chậu hoa súng các loại. Với hoa súng thường, giá bán từ 25.000 – 30.000 đồng/chậu; các giống hoa lai tạo có màu sắc độc đáo dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/chậu. Đặc biệt, những chậu hoa súng thuần Việt do chính anh lai tạo, có màu sắc và hình dáng độc đáo, được bán với giá từ vài trăm đến cả nghìn USD khi xuất khẩu ra nước ngoài.
![]() |
Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình trồng hoa súng của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương. |
Từ mô hình này, mỗi tháng sau khi trừ chi phí, anh Tú thu lãi gần 30 triệu đồng. Vườn hoa của anh hiện có khoảng hơn 6.000 chậu hoa, trồng theo hình thức gối đầu để đảm bảo cung ứng liên tục. Các sản phẩm được phân phối chủ yếu cho các shop cây cảnh, khu nghỉ dưỡng, biệt thự trong nước. Ngoài ra, anh cũng đã xuất khẩu hoa súng sang Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ – những thị trường có nhu cầu cao với các giống hoa lạ, độc đáo.
Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình trồng hoa súng của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương. Đây là nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân trong vùng, nhất là với những người có ít đất canh tác.
Kỹ thuật trồng khắt khe, chú trọng môi trường nước
Theo anh Tú, hoa súng tuy dễ trồng nhưng để có chất lượng tốt và màu sắc hoa đẹp thì đòi hỏi quy trình chăm sóc kỹ lưỡng. Yếu tố đầu tiên là nước – phải sạch, mát, có độ pH từ 6–7. Đất trồng cần là đất thịt pha phù sa, giúp cây bén rễ nhanh. Ngoài ra, cần định kỳ bón phân hữu cơ 45 ngày/lần, hạn chế dùng phân hóa học để tránh gây sốc cho cây.
![]() |
Ánh sáng cũng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình trồng hoa súng. Vị trí đặt chậu hoặc hồ cần đảm bảo đầy đủ nắng, giúp cây quang hợp và ra hoa đều. Quá trình lai tạo cũng được anh thực hiện theo các bước rõ ràng, từ gieo hạt trong bùn non, chăm sóc tại chậu nhỏ trong khoảng một tháng, sau đó mới chuyển sang hồ trồng chính để tiện theo dõi và chăm sóc.
Anh cho biết, ngoài kinh nghiệm thực tiễn, anh còn học hỏi kỹ thuật từ các nhà vườn tại Thái Lan thông qua sự kết nối của bố vợ. Nhờ đó, anh nắm được quy trình lai tạo, đánh số, theo dõi từng giống cây và thử nghiệm lai tạo ra những loại hoa súng mới mang dấu ấn riêng.
Trong thời gian tới, anh Tú mong muốn tiếp tục phát triển các giống hoa súng thuần Việt, lai tạo theo hướng phù hợp với thị hiếu thị trường nước ngoài, nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng xuất khẩu.
“Nhờ trồng hoa súng mà vợ chồng tôi có cuộc sống ở quê ổn định, xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm vật dụng trong gia đình, nuôi 2 đứa con ăn học, không giàu nhưng cũng dư giả chút đỉnh. Mỗi tháng sau khi trừ chi phí, tôi lãi gần 30 triệu đồng. Điều tôi mong muốn nhất là tạo ra các sản phẩm hoa súng độc - lạ, thuần Việt để xuất khẩu ra nước ngoài nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, cũng như quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế", anh Tú chia sẻ.
Tin bài khác


Loài cây nghe tên là muốn trồng, mang ý nghĩa phong thủy tích cực, đem tài lộc cho gia chủ

Bất ngờ với loài cây được Mỹ bình chọn "loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới", ở Việt Nam mọc như cỏ dại

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Cách tưới cây hoa mười giờ để cây nở hoa rực rỡ, không lo úng gốc

Quy trình canh tác sầu riêng bền vững: Chìa khóa giữ thị trường quốc tế

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quốc gia Bắc Phi 46 triệu dân cực chuộng “vàng đen” Việt: Đắk Lắk là vùng trồng chủ lực

Bốn loại trái cây Việt vào đường đua tỷ đô, riêng dừa được dự báo dẫn đầu với 30.000 tỷ đồng

Campuchia bắt đầu xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, thị phần Việt Nam chịu sức ép

Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17 tại Indonesia

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Tay trắng lập trại cá trăm tỷ, nông dân miền Tây xuất khẩu cá chẽm đi khắp thế giới

Bất ngờ với loài cây được Mỹ bình chọn "loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới", ở Việt Nam mọc như cỏ dại

Những giống chó mèo “ngoài hành tinh” khiến giới yêu thú cưng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sở hữu

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Cây phong thủy ban công chung cư: Nên và không nên trồng

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ
