Giữ lửa nghề nấu đường thốt nốt, đặc sản từ vùng Bảy Núi

Tại thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn (cũ) (An Giang), cây thốt nốt từ lâu đã trở thành biểu tượng của vùng đất Bảy Núi. Không chỉ hiện diện trong đời sống văn hóa của đồng bào Khmer, loại cây này còn gắn bó mật thiết với sinh kế của hàng nghìn hộ dân nơi đây, đặc biệt qua nghề nấu đường thốt nốt – một nghề truyền thống có lịch sử hàng trăm năm tuổi.
aa

Nghề hơn trăm năm tuổi

Giữ lửa nghề nấu đường thốt nốt, đặc sản từ vùng Bảy Núi
Một người dân làng nghề đang nấu đường thốt nốt ở Sóc Tà Ngáo. Ảnh: Báo dân tộc

Theo người dân địa phương, cây thốt nốt (Borassus flabellifer) được trồng tại An Giang từ rất lâu và nay đã trở thành “cây làm giàu” cho bà con. Mùa lấy nhựa thốt nốt bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 5 âm lịch năm sau. Đây cũng là thời điểm các làng nghề đỏ lửa, khói bếp thơm mùi đường mới.

Khóm Sóc Tà Ngáo (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên - cũ) được xem là nơi tập trung nhiều hộ làm đường thốt nốt nhất. Ông Châu Nhen, người đã có hơn 25 năm gắn bó với nghề, cho biết: “Gia đình tôi có 10 cây thốt nốt và thuê thêm 6 cây của người dân xung quanh. Mỗi ngày thu được hơn 30 lít nước từ cuống hoa, nấu ra khoảng 6kg đường, bán với giá 50.000 đồng/kg. Nghề này tuy vất vả, phải leo trèo từ sáng sớm, nhưng cho thu nhập ổn định khoảng 8 triệu đồng mỗi tháng.”

Giữ lửa nghề nấu đường thốt nốt, đặc sản từ vùng Bảy Núi
Đường thốt nốt thành phẩm.

Không chỉ gia đình ông Nhen, nhiều hộ khác như bà Thạch Thị Hên, ông Châu Kim So cũng duy trì nghề qua nhiều thế hệ. Họ coi việc nấu đường không chỉ là kế sinh nhai mà còn là cách gìn giữ bản sắc văn hóa Khmer giữa nhịp sống hiện đại.

Kỹ thuật nấu – tinh hoa từ sự kiên nhẫn

Nhựa thốt nốt sau khi hứng về phải nấu ngay để tránh bị chua. Người thợ đổ nhựa vào chảo lớn, đun liu riu trên bếp củi và khuấy đều tay liên tục. Khi nước nhựa chuyển sang màu vàng nâu, sánh đặc, họ đổ ra khuôn hoặc đánh tơi thành đường bột. “Muốn đường ngon, không gắt, phải canh lửa kỹ, khuấy liên tục và tuyệt đối không để cháy khét,” bà Hên chia sẻ.

Đường thốt nốt Sóc Tà Ngáo được du khách và thương lái ưa chuộng nhờ vị ngọt thanh, mùi thơm tự nhiên và màu vàng óng bắt mắt. Ngoài việc bán lẻ tại địa phương, sản phẩm còn được đưa đến nhiều tỉnh thành và xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho cây trồng này.

Cây thốt nốt – “vàng nâu” của An Giang

Giữ lửa nghề nấu đường thốt nốt, đặc sản từ vùng Bảy Núi

Mỗi cây thốt nốt người ta cắt và đặt ống ở khoảng mười cuống hoa, mùa bội thu mỗi cuống cho gần nửa lít nước một ngày - Ảnh: Tô Văn

Theo thống kê, An Giang hiện có khoảng 25.000 cây thốt nốt, tập trung chủ yếu tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Mỗi cây trưởng thành có thể mang lại từ 1 – 1,5 triệu đồng/năm. Ngoài đường, thốt nốt còn cho nước giải khát, cơm ăn được từ quả non, lá dùng để lợp mái, đan thủ công mỹ nghệ, thân cây làm vật liệu xây dựng.

“Nhờ cây thốt nốt, nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, con cái được học hành đàng hoàng. Đây là loại cây mang lại giá trị kinh tế lớn mà không đòi hỏi nhiều chi phí chăm sóc,” ông Châu Kim So, người gắn bó với nghề gần 40 năm, cho biết.

Bảo tồn và phát triển

Giữ lửa nghề nấu đường thốt nốt, đặc sản từ vùng Bảy Núi
Không chỉ để nấu đường, cây thốt nốt mang vẻ đẹp đặc trưng miền quê khiến du khách thích thú tìm về check-in, tạo thành một điểm đến du lịch hấp dẫn.

Nhằm giữ gìn và phát huy giá trị cây thốt nốt, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp đồng bộ. Ông Trần Minh Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (trước sáp nhập), cho biết: “Cây thốt nốt hiện là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều sản phẩm OCOP của địa phương. Thời gian qua, huyện đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa để giới thiệu sản phẩm từ thốt nốt, đồng thời phát triển du lịch trải nghiệm. Du khách có thể tham quan quy trình nấu đường, thưởng thức nước thốt nốt tươi tại chỗ và mua sản phẩm về làm quà. Qua đó, chúng tôi vừa giữ gìn, phát huy nghề truyền thống, vừa nâng cao giá trị chế biến của đường thốt nốt, góp phần giúp đặc sản An Giang khẳng định chỗ đứng trên thị trường.”

Ông Giang cũng cho biết, thời gian tới huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ vốn, kỹ thuật bảo quản, cải tiến mẫu mã và kêu gọi doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm, đưa nghề nấu đường thốt nốt phát triển theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

Ngoài An Giang – “thủ phủ” của cây thốt nốt với khoảng 25.000 cây, loại cây này còn được trồng rải rác ở Tây Ninh. Đặc biệt, tại một số tỉnh miền Trung như Đà Nẵng (mới), cây thốt nốt cũng được du nhập và trồng thử nghiệm để lấy nhựa, làm cảnh quan hoặc phục vụ du lịch.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, cây thốt nốt phù hợp với khí hậu nhiệt đới, mùa khô rõ rệt, đất cao ráo, thoát nước tốt. Điều này lý giải vì sao cây chủ yếu phát triển mạnh tại các khu vực biên giới Tây Nam Bộ – nơi có thổ nhưỡng tương đồng với Campuchia và Thái Lan – vốn là xứ sở của loại cây này.

Lê Anh (Tổng hợp)

Tin bài khác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Với lịch sử gần 300 năm, Cao Thôn (Hưng Yên) không chỉ là "cái nôi" của nghề hương xạ mà còn là minh chứng sống động cho sự bền bỉ, sáng tạo của người dân Việt Nam.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước: Gắn chip công nghệ định danh trên các tác phẩm độc bản để giới thiệu tinh hoa làng nghề

Làng đá mỹ nghệ Non Nước: Gắn chip công nghệ định danh trên các tác phẩm độc bản để giới thiệu tinh hoa làng nghề

Làng đá mỹ nghệ Non Nước ( dưới chân núi Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng) không chỉ là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc đá tinh xảo, mà còn là một minh chứng sinh động cho sự giao hòa giữa văn hóa, lịch sử và kinh tế.
Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Từ miền núi phía Bắc đến cao nguyên Trung phần, từ nương chè ven hồ đến triền đồi phủ sương, Việt Nam là quốc gia có truyền thống trồng chè lâu đời với hàng trăm giống bản địa. Không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong đời sống người Việt, chè còn là biểu tượng văn hóa – một phần hồn đất, hồn người. Dưới đây là những vùng trồng chè nổi tiếng nhất cả nước cùng các thương hiệu đặc trưng đã tạo dấu ấn trong nước và trên thị trường quốc tế.
Xem thêm
Cây nhãn hơn 600 năm tuổi ở Hải Phòng

Cây nhãn hơn 600 năm tuổi ở Hải Phòng

Cây nhãn cổ thụ hơn 600 năm tuổi vẫn sừng sững tỏa bóng, là chứng nhân cho bao biến thiên lịch sử và là biểu tượng linh thiêng của vùng đất này.
Nhà cổ 125 năm tuổi mang kiến trúc "tam gian nhị hạ" giữa TP HCM

Nhà cổ 125 năm tuổi mang kiến trúc "tam gian nhị hạ" giữa TP HCM

Ngôi nhà của quan Huyện Huynh tại Bình Chánh (TP HCM) được xây từ năm 1885, hoàn thành năm 1900 và hiện vẫn được con cháu bảo tồn nguyên vẹn.
Người giữ tinh hoa nghề đậu bạc của đất Thăng Long giữa dòng chảy hiện đại

Người giữ tinh hoa nghề đậu bạc của đất Thăng Long giữa dòng chảy hiện đại

Nghệ nhân Quách Tuấn Anh là một trong những người thợ cuối cùng còn gắn bó với nghề đậu bạc, nỗ lực bảo tồn tinh hoa thủ công của đất Thăng Long.
Nhà vườn Phạm Vĩnh: Bảo tàng sống của cây cảnh đất Ninh Bình

Nhà vườn Phạm Vĩnh: Bảo tàng sống của cây cảnh đất Ninh Bình

Tại xã Hải Hậu, tỉnh Ninh Bình, giữa những ngôi làng bình yên bên bờ sông Ninh Cơ, có một khu vườn cây cổ nổi tiếng gắn liền với tên tuổi ông Phạm Văn Vĩnh.
Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Đằng sau vẻ kiêu kỳ của những giò lan dendro tác phẩm là hành trình đầy tâm huyết của chị Thạch Thị Kim Hoa (sinh năm 1992, người dân tộc Khmer) ở TP HCM.
Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Chị Nguyễn Thị Xuân ở Khánh Hòa, đã mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng cải tạo vùng đất khô cằn, áp dụng mô hình và dưa leo theo hướng hiện đại.
Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Hơn 18 năm theo nghiệp chơi cây, nghệ nhân Vũ Tấn Phúc không chỉ tạo nên những tác phẩm sống động, mà còn là người giữ lửa cho nghệ thuật SVC truyền thống.
Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Nép mình bên dòng sông Hồng hiền hòa, làng Cao Thôn (Hưng Yên) từ lâu đã trở thành biểu tượng của nghề làm hương trầm truyền thống.
Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ ở Suối Giàng không chỉ là cổ thụ hàng trăm năm tuổi giữa rừng Shan tuyết, mà còn là biểu tượng văn hóa của đồng bào Mông.
Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Dưới đây là những vùng trồng chè nổi tiếng nhất cả nước cùng các thương hiệu đặc trưng đã tạo dấu ấn trong nước và trên thị trường quốc tế.
Thời điểm vàng trong ngày để tưới cây hoa cảnh: Sáng sớm hay chiều tối tốt hơn?

Thời điểm vàng trong ngày để tưới cây hoa cảnh: Sáng sớm hay chiều tối tốt hơn?

Thời điểm tưới nước trong ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển và khả năng ra hoa của cây.
Cách tưới hoa dạ yến thảo đúng kỹ thuật để cây khỏe, hoa nở bền

Cách tưới hoa dạ yến thảo đúng kỹ thuật để cây khỏe, hoa nở bền

Tưới nước cho hoa dạ yến thảo tưởng đơn giản nhưng lại là yếu tố quyết định đến sức sống và vẻ đẹp của chậu hoa.
EU siết an toàn thực phẩm: Nông sản Việt cần làm gì để đáp ứng tiêu chuẩn?

EU siết an toàn thực phẩm: Nông sản Việt cần làm gì để đáp ứng tiêu chuẩn?

Từ câu chuyện hàng chục tấn rau quả bị hỏng do không xin được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, đến cảnh báo liên tiếp từ phía EU về chất lượng nông sản Việt
Cách tưới cây dâm bụt đúng kỹ thuật: Đủ nước, hoa nở tưng bừng

Cách tưới cây dâm bụt đúng kỹ thuật: Đủ nước, hoa nở tưng bừng

Dưới đây là hướng dẫn cách tưới cây dâm bụt đúng chuẩn cùng những mẹo hữu ích giúp cây sinh trưởng tốt, hoa nở bền màu và đẹp mắt.
Chuyện người trẻ kiến tạo vườn đào độc đáo giữa lòng thành phố công nghiệp

Chuyện người trẻ kiến tạo vườn đào độc đáo giữa lòng thành phố công nghiệp

Giữa Việt Trì – thành phố công nghiệp nhộn nhịp với những dãy nhà máy, khu đô thị mới và con đường hối hả, thật khó tưởng tượng rằng nơi đây lại có một vườn đào
Những quy định quan trọng về bằng cấp và chứng chỉ trong nghề thú y

Những quy định quan trọng về bằng cấp và chứng chỉ trong nghề thú y

Những quy định quan trọng về bằng cấp và chứng chỉ trong nghề thú y nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc động vật, đặc biệt là thú cưng.
Cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, tránh úng rễ, vàng lá

Cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, tránh úng rễ, vàng lá

Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, dễ áp dụng, giúp cây phát triển tốt.
Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế là địa phương tiên phong trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, gắn với ứng dụng khoa học
Hoa và lá cây Việt Nam xuất ngoại, mang về hơn 43 triệu USD

Hoa và lá cây Việt Nam xuất ngoại, mang về hơn 43 triệu USD

Xuất khẩu hoa và lá cây của Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khả quan trong 5 tháng đầu năm 2025 với tổng kim ngạch vượt 43 triệu USD.
Lê Tai Nung chín rộ, nông dân Lào Cai rộn ràng mùa thu tiền

Lê Tai Nung chín rộ, nông dân Lào Cai rộn ràng mùa thu tiền

Lê Tai Nung ở xã Mường Hum (tỉnh Lào Cai) đang chín rộ. Với sản lượng 60 tấn, giá bán 30.000 đồng/kg, người dân địa phương thu về khoảng 1,8 tỷ đồng.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Di sản ngàn năm được tô điểm bởi những cây hoa lan quý hiếm

Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Di sản ngàn năm được tô điểm bởi những cây hoa lan quý hiếm

Văn Miếu - Quốc Tử Giám, biểu tượng ngàn năm hiếu học, nay được tô điểm thêm hương sắc bằng những giống hoa lan quý đến từ Hội Địa lan Thăng Long.
Nhiều vướng mắc trong quản lý mã số vùng trồng ở Thanh Hóa

Nhiều vướng mắc trong quản lý mã số vùng trồng ở Thanh Hóa

Tại Thanh Hóa, công tác quản lý và duy trì mã số vùng trồng sau khi được cấp vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn.
Phân bón giả len lỏi từ kho xưởng đến cánh đồng

Phân bón giả len lỏi từ kho xưởng đến cánh đồng

Tình trạng sản xuất và phân phối phân bón giả đã len lỏi sâu vào hệ thống cung ứng nông nghiệp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nông dân và doanh nghiệp.
Tay trắng dựng nghiệp, “vua chim màu” Gia Lai gây sốt với loài chim có giá 150 triệu đồng/con

Tay trắng dựng nghiệp, “vua chim màu” Gia Lai gây sốt với loài chim có giá 150 triệu đồng/con

Trang trại chim cảnh lớn nhất Tây Nguyên của anh Huy nổi bật với hàng trăm cặp chim màu quý hiếm, có giá trị từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi con.
Khởi nghiệp từ chim chào mào đột biến, thanh niên miền Tây thu tiền tỷ mỗi năm

Khởi nghiệp từ chim chào mào đột biến, thanh niên miền Tây thu tiền tỷ mỗi năm

Mô hình trại chim chào mào đột biến của anh Trần Hữu Vinh hiện được xem là một trong những mô hình chăn nuôi sinh vật cảnh có quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao.
Loại rau tháng 7 vừa rẻ vừa bổ, giàu dưỡng chất gấp chục lần trái cây

Loại rau tháng 7 vừa rẻ vừa bổ, giàu dưỡng chất gấp chục lần trái cây

Tháng 7 là thời điểm rau dền tươi ngon nhất trong năm, với màu sắc bắt mắt và hương vị thanh mát, thích hợp để chế biến nhiều món ăn giải nhiệt.
“Vàng ngọt” Nậm Ty vào mùa: Nhà vườn thu tiền triệu mỗi ngày

“Vàng ngọt” Nậm Ty vào mùa: Nhà vườn thu tiền triệu mỗi ngày

Nhãn vào mùa rộ, nông dân Nậm Ty (Sơn La) tất bật thu hoạch. Nhờ sản lượng cao, đầu ra ổn định, nhiều hộ thu hàng chục triệu đồng trong mùa vụ.
Chi 7 tỷ đồng làm nông nghiệp sạch, nữ nông dân Lạng Sơn biến đồi hoang thành vườn nho hút khách du lịch

Chi 7 tỷ đồng làm nông nghiệp sạch, nữ nông dân Lạng Sơn biến đồi hoang thành vườn nho hút khách du lịch

Vườn nho hạ đen của bà Dung (Lạng Sơn) không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn trở thành điểm tham quan trải nghiệm miễn phí, thu hút người dân và du khách.
Người xưa dạy: “Trồng hoa cũng phải chọn, kẻo lộc chưa thấy mà hoạ đã kề”

Người xưa dạy: “Trồng hoa cũng phải chọn, kẻo lộc chưa thấy mà hoạ đã kề”

Dưới đây là sáu loại cây hoa mà người xưa khuyên nên tránh trưng trong nhà, kẻo rước điều chẳng lành.
Gieo cây đúng chỗ, gặt phúc đúng đường: Gợi ý bố trí cây phong thủy giúp không gian thêm vượng khí

Gieo cây đúng chỗ, gặt phúc đúng đường: Gợi ý bố trí cây phong thủy giúp không gian thêm vượng khí

Trồng cây đúng chỗ, đặt đúng tâm - không chỉ làm đẹp không gian mà còn giúp thu hút sinh khí, nuôi dưỡng năng lượng tích cực cho ngôi nhà.
Phòng tắm luôn sạch thơm nhờ một chậu cây ít ai ngờ tới

Phòng tắm luôn sạch thơm nhờ một chậu cây ít ai ngờ tới

Những loại cây dưới đây không chỉ dễ chăm sóc mà còn có khả năng lọc khí, khử mùi hiệu quả, rất thích hợp để đặt trong phòng tắm.
Người xưa dạy: Trồng nhầm 4 cây này, tiền bạc đội nón ra đi

Người xưa dạy: Trồng nhầm 4 cây này, tiền bạc đội nón ra đi

Ông bà xưa từng nhắc: “Trồng sai cây, tài lộc cũng có ngày đội nón ra đi”. Dưới đây là 4 loại cây nên cân nhắc kỹ trước khi trồng trong nhà.
Cổ nhân dạy: 4 loại cây đừng trồng trước nhà kẻo tán lộc, hao khí

Cổ nhân dạy: 4 loại cây đừng trồng trước nhà kẻo tán lộc, hao khí

Trồng cây quanh nhà là nét văn hóa quen thuộc của người Việt, vừa tạo bóng mát vừa tăng thêm vẻ sinh động cho không gian sống.
Ghé thăm vườn cảnh Minh Hạnh - khu vườn nghệ thuật giữa lòng Thường Tín, Hà Nội

Ghé thăm vườn cảnh Minh Hạnh - khu vườn nghệ thuật giữa lòng Thường Tín, Hà Nội

Vườn cảnh Minh Hạnh quy tụ nhiều tác phẩm bonsai từ phôi cây tiềm năng đến những cây hoàn thiện, có giá trị sưu tầm và trưng bày cao.
Xem thêm
Nghệ nhân Việt Nam tạo tác Hải Sơn Tùng tại Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương 2025

Nghệ nhân Việt Nam tạo tác Hải Sơn Tùng tại Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương 2025

Tại Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á – Thái Bình Dương 2025 ở Bali (Indonesia), nghệ nhân Đỗ Xuân Phong tạo tác trực tiếp tác phẩm Hải Sơn Tùng.
Xem thêm
Những tác phẩm bonsai đẳng cấp thế giới của nghệ nhân Indonesia tại ASPAC 2025

Những tác phẩm bonsai đẳng cấp thế giới của nghệ nhân Indonesia tại ASPAC 2025

Cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm bonsai nổi bật của các nghệ nhân Indonesia tại Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 17.
Xem thêm
Bế mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025

Bế mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025

Diễn ra tại Bali, Indonesia, Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025 khép lại bằng đêm bế mạc trang trọng và xúc động.
Xem thêm
Rực rỡ lễ diễu hành khai mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2025 tại Bali, Indonesia

Rực rỡ lễ diễu hành khai mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2025 tại Bali, Indonesia

Lễ khai mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2025 diễn ra long trọng tại đảo Bali, Indonesia.
Xem thêm