Mục lục
Sen là đối tượng dễ chăm sóc, chi phí ban đầu thấp, ít sâu bệnh, tuy nhiên khắc tinh của cây sen phải kể đến là sâu sâu ăn tạp và bọ trĩ. Loài này thường xuất hiện và gây hại cho cây sen vào mùa nắng, chủ yếu ăn lá non đến trưởng thành. và nếu không phát hiện phòng trừ kịp thời, sâu lớn ăn nhiều sẽ làm rách lá và ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, từ đó năng suất và phẩm chất của ngó sen cũng giảm đáng kể.
1. Sâu ăn tạp
Tên Khoa học: Spodoptera litura
Vòng đời: 25 - 48 ngày, trứng: 3 - 7 ngày, sâu non: 12 - 27 ngày, nhộng: 8-10 ngày, trưởng thành: 2 - 4 ngày.
Đặc tính gây hại: Sâu ăn tạp thường xuất hiện và gây hại nhiều trong mùa nắng, chủ yếu sâu ăn lá non đến lá trưởng thành. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây.
Một số nhược điểm của sâu ăn tạp: sâu chỉ ăn rãi rác từng lá, sâu phải vào bờ để hóa nhộng, sâu sống tập trung nên dễ dàng trong việc phun thuốc phòng trừ.\
Biện pháp phòng trừ:
- Làm vệ sinh ao hồ, chậu cảnh, giảm mật độ sen
- Thu lượm trứng và hủy đi
- Phun thuốc diệt sâu từ lúc còn non : 30cc EMATHAI 4EC + 1 gói IMIDOVA 150WP/25 lít nước, phun thuốc khi sâu tuổi 1-2, chú ý phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát (công thức phun nêu trên đã phòng trừ được bọ trĩ gây hại)
- Bảo vệ tốt các loại thiên địch như ong mắt đỏ, ruồi ký sinh...
2. Bọ trĩ
Tên khoa học: Scirtothirips dorsalis
Vòng đời bọ trĩ Scirtothrips dorsalis kéo dài khoảng 2 tuần, có 5 giai đoạn:
Trứng → Ấu trùng → Tiền nhộng → Nhộng thật → Trưởng thành.
Đặc tính loài: Bọ trĩ thuộc các loài côn trùng chích hút có kích thước rất nhỏ (chỉ khoảng 1 mm), mật số cao (lên đến 1000 con/lá/) và có vòng đời ngắn khoảng 2 tuần, nên rất khó phát hiện gây hại và phòng trừ dứt điểm, do vậy nhiều nông dân đã phun thuốc liên tục trong suốt vụ.
Đặc tính gây hại: Bọ trĩ xuất hiện trong suốt vụ và thường có mật số rất cao trong mùa nắng, tấn công trên tất cả các bộ phận non của cây sen nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
Biệu hiện khi cây bị bọ trĩ tấn công: Do mức sinh sản và khuếch tán nhanh, cây sen bị nhiểm bọ trĩ tích lũy mật số rất nhanh.
Khi cây sen bị nhiểm bọ trĩ nặng là bị vàng, cuốn mép và quăn queo, từ lá già lan đến lá non và bọ trĩ cũng tấn công trên hoa khi hoa đã nở.
Cây sen bị nhiễm bọ trĩ nặng phát triển kén, thân lá tàn rụi, năng xuất và chất lượng hạt, ngó và củ (tùy theo giống sen trồng với mục đích lấy sản phẩm) bị giảm sút nghiêm trọng.
Ruộng sen bị nhiễm bọ trĩ nặng sẽ tàn rụi và tích lũy cho đến các vụ tiếp theo.
Biện pháp phòng trừ:
- Làm vệ sinh ao hồ, chậu cảnh, giảm mật độ sen
- Hết mùa sen nên dùng vôi bột để rắc
Bà con có thể luân phiên các loại thuốc với liều lượng như sau để phòng trừ bọ trĩ trên cây sen:
25cc EMATHAI 4EC/25 lít nước.
2 gói IMIDOVA 150WP/ 25 lít nước.
1 gói CHELSI 50WG/25 lít nước.
Trên đây là một số biện pháp phòng trừ sâu hại hoa sen, bà con có thể áp dụng để phòng trừ sâu hại sen, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
PV