Khai mạc Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18
Hôm nay 211, Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 sẽ khai mạc tại Hà Nội. Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 2 - 6/11.
Cũng trong dịp Hội chợ này, Bộ NN-PTNT cũng sẽ công bố kết quả và trao giải cho các tác giả đạt giải của Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022.
Ngày hội của các làng nghề
Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 là hai hoạt động chính nằm trong chuỗi 7 hoạt động của sự kiện “Festival Làng nghề Việt Nam năm 2022” do Bộ NN-PTNT chủ trì tổ chức. Hội chợ diễn ra Khu Hội chợ triển lãm - Giao dịch kinh tế và thương mại (số 489, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội).
Đây là sự kiện thường niên do Bộ NN-PTNT chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp cùng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) tổ chức.
Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 là sự kiện thường niên của ngành NN-PTNT, được tổ chức nhằm quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống, nghệ nhân, thợ giỏi có sản phẩm tiêu biểu; giới thiệu các mô hình làng nghề, phố nghề độc đáo khắp cả nước; kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP và đặc sản của các địa phương với kênh tiêu thụ truyền thống và hiện đại; thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển tiềm năng văn hóa du lịch và ngành nghề nông thôn; khôi phục, phát triển nghề, phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, phát triển sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường; tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đạt giải Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ NN-PTNT tổ chức hàng năm.
Hội chợ có sự tham gia của các sở NN-PTNT, văn phòng nông thôn mới, chi cục phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông, trung tâm XTTM các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp, HTX, các tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, các laàng nghề, phố nghề truyền thống đến từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hội chợ được tổ chức với quy mô 150 gian hàng tiêu chuẩn và 1.200m2 sàn trưng bày được thiết kế đặc biệt.
Để thuận tiện cho khách tham quan, giao dịch, gian hàng hội chợ được phân chia thành 3 khu vực riêng biệt, gồm: Gian hàng triển lãm chung, có diện tích 200m2, được bố trí tại khu vực trung tâm hội chợ với thiết kế, trang trí đặc biệt nhằm trưng bày, tôn vinh các làng nghề truyền thống như: Mỹ nghệ kim hoàn (vàng, bạc, đồng, khảm tam khí); gốm sứ, pha lê thuỷ tinh; điêu khắc chạm khảm từ đá, gỗ, sừng, sơn mài; mây song, tre nứa lá, maây tre đan; thêu, dệt thổ cẩm, lụa; trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu đoạt giải tại các hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ NN-PTNT tổ chức; trưng bày, tôn vinh các sản phẩm OCOP cấp quốc gia tiêu biểu được đánh giá 4 sao, 5 sao.
Khu gian hàng hội chợ gồm 150 gian hàng tiêu chuẩn và 900m2 sàn trưng bày được phân chia thành 6 phân khu gắn theo phân vùng kinh tế - xã hội, bao gồm: Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; ĐBSH; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL.
Trong mỗi phân khu sẽ bố trí khu vực gian hàng riêng để các địa phương, tổ chức, đơn vị trực tiếp trưng bày và giới thiệu sản phẩm; xây dựng không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm, văn hoá địa phương, trải nghiệm, thử nếm sản phẩm, đặc sản vùng miền.
Tại hội chợ, sẽ trưng bày nhiều mặt hàng nông lâm thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, trái cây đặc sản vùng miền và hàng thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề, phố nghề truyền thống trong cả nước. Sản phẩm tham gia trưng bày đều đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm hữu cơ...
Trong khuôn khổ Hội chợ, sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động, cụ thể: Lễ khai mạc hội chợ và trao giải Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 diễn ra từ 19 - 21h30 ngày 2/11 tại tòa nhà Triển lãm Nông nghiệp (số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội).
Hội thảo Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Sản phẩm OCOP và làng nghề diễn ra từ 8h30 - 11h30 ngày 3/11, với sự tham gia của gần 100 đại biểu.
Hội nghị tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề phù hợp với nhu cầu thị trường diễn ra từ 13h30 - 16h30 ngày 3/11 với nội dung trao đổi về vai trò của bao bì, ý nghĩa và tầm quan trọng của bao bì trong sản xuất, kinh doanh; tư vấn về các thiết kế, mẫu mã bao bì sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP phù hợp với nhu cầu của từng thị trường.
Ngoài ra, tổ chức đưa khoảng 1.000 nông dân, thợ thủ công, sinh viên các trường nông nghiệp thuộc các tỉnh, thành khu vực ĐBSH đến tham quan, học tập tại Hội chợ.
Khu thao diễn nghề và biểu diễn nghệ thuật có quy mô 100m2, được trang trí đặc biệt với các hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Ban tổ chức phối hợp với các địa phương, tổ chức, hiệp hội sẽ mời một số nghệ nhân tiêu biểu thao diễn tại chỗ một số nghề truyền thống như nghề gỗ mỹ nghệ, thêu, dệt lụa, nón lá, gốm, nghề đồng….
Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng mời một số nghệ nhân đạt giải tại Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 tham gia thao diễn, giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, một số địa phương sẽ tổ chức các chương trình giới thiệu văn hoá nghệ thuật đặc trưng trong suốt thời gian diễn ra hội chợ.
Vinh danh các nghệ nhân, thợ giỏi
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT): Để tiếp tục động viên, khuyến khích, tôn vinh, phát huy ý tưởng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam; tạo môi trường để các nghệ nhân, thợ giỏi giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và lan toả các giá trị truyền thống đến người dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, ngay từ tháng 6/2022, Bộ NN-PTNT đã phát động Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 đến các nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế, tổ chức, cá nhân, hiệp hội và cơ quan quản lý ở các địa phương.
Ban tổ chức đã tiếp nhận được 364 sản phẩm của 190 tác giả, nhóm tác giả của cả 3 miền. Trong đó, miền Bắc 247 sản phẩm của 126 tác giả; miền Trung 32 sản phẩm của 15 tác giả; miền Nam là 85 sản phẩm của 49 tác giả.
Phân theo nhóm sản phẩm: Nhóm gốm sứ và thủy tinh 37 sản phẩm; nhóm dệt, thêu đan, móc 83 sản phẩm; nhóm mây, tre, lá 93 sản phẩm; nhóm sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ 75 sản phẩm và nhóm khác là 76 sản phẩm (sừng, trai ốc, chạm khắc đá, kim khí; hoa, tranh…).
Để nâng cao chất lượng, sự công bằng và uy tín của Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022, Ban tổ chức đã mời những người có trình độ, uy tín và kinh nghiệm trong các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, tạo hình khác nhau tham gia Ban giám khảo. Hiện tại, Ban giám khảo đang tổ chức chấm các sản phẩm dự thi và dự kiến sẽ hoàn thành trước khi lễ khai mạc Festival Làng nghề Việt Nam năm 2022.
LÊ BỀN nongnghiep.vn
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Hơn 1.000 tác phẩm tham gia Triển lãm sinh vật cảnh huyện Văn Giang mở rộng 2025

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng
Tin bài khác

Vinhomes Green Paradise: Kỳ quan đô thị lấn biển lớn nhất Việt Nam chính thức khởi công

Loài cò nhạn quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng

Eurowindow Sport Garden – Đô thị xanh giữa lòng thành phố Vinh
Đọc nhiều

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Chiết cành cây cảnh: Phương pháp nhân giống hiệu quả và tiềm năng kinh tế lớn

Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay

Hà Nội: Ghé thăm khu chợ chim cảnh tại thị xã Sơn Tây, cứ thích là mua được

Mùa sim tím nở: Rước bonsai về nhà, vừa thơm sắc vừa ngọt quả

The Matrix One - Hướng tới “sống chất, sống sang” tại giai đoạn 2 của dự án

Sun Mega City: Không gian sống xanh bừng nở giữa miền đất giao hòa 3 dòng sông phía Nam Hà Nội

Nuôi loài chim hoang dã ngay trong vườn nhà, nông dân thu tiền triệu mỗi tháng nhờ mô hình mới lạ 1

Bỏ việc lương cao về quê nuôi "cá quý tộc", 9X Quảng Nam thu tiền tỷ đều tay

Ngành phân bón Việt Nam năm 2025: Bước chuyển mạnh từ thị trường và chính sách thuế

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Việt Nam lọt top điểm đến ngắm động vật hoang dã đẹp nhất châu Á

Cây ngọc bích nở hoa: Điềm lành sinh lộc trong nhà

Sáp nhập tỉnh Tuyên Quang với Hà Giang: Tỉnh mới có bánh nếp Tày nhân trứng kiến, có cả thịt trâu gác bếp

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

Loại quả từng rụng đầy gốc không ai nhặt, nay thành đặc sản Tây Bắc, dân tình ráo riết tìm mua

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Loài hoa mang tên thúy châu: Chẳng rực rỡ nhưng vẫn khiến người ta nhớ mãi

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

6 cá thể Sếu đầu đỏ hoàn tất cách ly, chuẩn bị hồi hương về Vườn Quốc gia Tràm Chim

Choáng ngợp trước căn nhà vườn vài trăm mét vuông MC Quyền Linh dành tặng các con gái

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Mẹ đảm Cần Thơ trồng rau xanh theo mùa tự cung tự cấp

Bỏ việc văn phòng lương ngàn đô, chàng kỹ sư biến xương rồng thành đồ ăn thức uống

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hợp tác xã Trường Sơn: Số hóa bảo tồn, phát triển thương hiệu trà hoa vàng

Từ phân bón giả đến chuyển đổi xanh: Cơ hội trong thách thức

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết

13 loài lan rừng quý hiếm Việt Nam đang "kêu cứu" trong Sách Đỏ
