Nhiều điểm sáng trong các hoạt động của Cụm Thi đua lĩnh vực kinh tế
VNHS - Sáng 24/9, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Cụm Thi đua lĩnh vực kinh tế đã tổ chức Hội Nghị Tổng kết 8 tháng và kế hoạch những tháng cuối năm 2024 của 9 cụm thi đua.
Theo đánh giá chung của Dự thảo báo cáo 8 tháng do TS Lê Ngọc Dũng - Ủy viên UBTW MTTQ VN, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam, Phó Cụm trưởng trình bày, các đơn vị đều triển khai nhiệm vụ của đơn vị mình theo Điều lệ đã được nhà nước duyệt thông qua báo cáo các đơn vị gửi về Cụm Thi đua.
Trong điều kiện khó khăn, biến động về kinh tế - xã hội, địa chính trị trên thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến hoạt động của hội viên, doanh nghiệp, Tuy nhiên, các đơn vị đã đoàn kết thống nhất hành động, lãnh đạo các đơn vị đã có nhiều sáng kiến vượt qua khó khăn thách thức, giữ vững phong trào thi đua. Cho đến nay chưa có đơn vị nào bỏ nhiệm vụ hoặc ngừng hoạt động; luôn tham gia đầy đủ, đóng góp tích cực các chương trình an sinh xã hội, Ngày vì người nghèo do MTTQ VN phát động, ủng hộ nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm giải phóng Điện Biên, ủng hộ đồng bào vùng bão lụt do cơn bão số 3 gây ra...
TS Lê Ngọc Dũng - Ủy viên UBTW MTTQ VN, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam, Phó Cụm trưởng cũng thẳng thắn nhận định, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục như: sự kết nối giữa các đơn vị trong cụm chưa tốt; không xây dựng được chương trình hoạt động thi đua trong khối Kinh tế...
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, thiết thực để hoạt động của Cụm được hiệu quả hơn, gắn kết hơn; đồng thời Phó Chủ tịch khẳng định, trong 8 tháng qua và cả trước đây, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (SVC VN) luôn cập nhật, quán triệt, triển khai đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, triển khai thực hiện các chính sách, quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động và lĩnh vực chuyên ngành của Hội.
phát biểu ý kiến tại Hội nghị
Đặc biệt, lãnh đạo Hội đã tập trung chỉ đạo bằng nhiều giải pháp, tích cực tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của lãnh đạo hội, hội viên và cơ quan quản lý, cấp ủy, chính quyền các địa phương về ngành, nghề sinh vật cảnh, về giá trị văn hóa, kinh tế của sản phẩm sinh vật cảnh; về xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hoa cảnh, cây cảnh, kiến trúc cảnh quan...
Phối hợp thực hiện khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, giá trị kinh tế từ một số mô hình, tổ chức hội…Bên cạnh đó, quan tâm chỉ đạo Văn phòng Hội phối hợp với các đơn vị của Bộ NNPTNT tiếp tục triển khai, đánh giá kết quả thực hiện “Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2019-2025”; chủ động đề xuất một số nội dung phối hợp hoạt động để thực hiện mục tiêu phát triển ngành kinh tế SVC, thực hiện Quyết dịnh 4081/QĐ-BNN-TT về phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030; Quyết định 922/QĐ-TTg về Phát triển du lịch nông thôn gắn với xâu dựng nông thôn mới...
Phó Chủ tịch cho biết, trong những tháng tiếp theo, Hội SVCVN tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các ban, bộ, ngành liên quan và của Hội; bám sát, đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông”, tập trung tuyên truyền các nội dung hoạt động Hội; Quảng bá, giới thiệu hình ảnh, điển hình, mô hình, sự kiện hoạt động của các địa phương, tổ chức hội, đơn vị, phong trào sinh vật cảnh; Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung, điều kiện tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ 5;Tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp các Hội Khoa học, Kỹ thuật Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp, Quỹ Phát triển cảnh quan, môi trường Hàn Quốc; Thực hiện tốt trách nhiệm tổ chức thành viên với MTTQVN, Liên hiệp Hội KHKTVN; trách nhiệm báo cáo với cơ quan chủ quản (Bộ Nội vụ, Bộ NNPTNT)...
đóng góp ý kiến
Cũng tại Hội nghị, ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)Việt Nam cho biết, 8 tháng qua, Hiệp hội đặc biệt chú trọng việc xây dựng và phản biện cơ chế chính sách, trong đó các Hội/Hiệp hội thành viên đã tham gia hàng trăm lượt ý kiến góp ý vào các dự thảo Luật, Nghị định, Quyết định ...của các cơ quan Trung ương và của chính quyền các địa phương, thể hiện được vị trí, vai trò của các tổ chức hội, đối với những vấn đề của đất nước và của địa phương; Nghiên cứu và góp ý dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Trong đó Hiệp hội đã đề nghị Chính phủ giao trực tiếp thực hiện 03 nhiệm vụ và phối hợp với các bộ thực hiện 02 nhiệm vụ khác; Báo cáo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình hoạt động của doanh nghiệp quý 1/2024. Tại các báo cáo nêu trên, Hiệp hội đã kiến nghị nhiều giải pháp để hỗ trợ DNNVV...
Thay mặt Hội Thủy sản Việt Nam, ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực đã nhận định, mặc dù gặp khó khăn, ảnh hưởng nhất định, nhưng Hội Thủy sản Việt Nam cùng các cấp Hội đã có nhiều hoạt động, chủ động phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị chức năng tham gia thực hiện sản xuất kinh doanh, phát động phong trào thi đua động viên hội viên ngư dân hăng say lao động, góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho hội viên và những người lao động thủy sản, góp phần thực hiện các nhiệm vụ của ngành thủy sản và đẩy mạnh các hoạt động của Hội.
Hội đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên, doanh nghiệp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của hội viên, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, kịp thời động viên khen thưởng cho những gương điển hình trong lao động, sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động Hội còn nhiều khó khăn và tồn tại như: Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất và kinh phí để các tổ chức Hội hoạt động từ TW đến các địa phương đều gặp nhiều khó khăn trong cơ chế tự cân đối thu chi; Công tác thi đua – khen thưởng còn chưa thật sự được chú trọng, chưa kịp thời phát hiện, nhân rộng được nhiều những tấm gương điển hình là nông ngư dân trong lao động sản xuất, nhất là những ngư dân đang ngày đêm bám biển sản xuất...
Không khí Hội nghị trở nên sôi nổi khi lãnh đạo các Hội trong cụm như Hội Làm vườn, Hội làng Nghề, Hội Mỹ nghệ Kim hoàn đá quý đều có ý kiến tham gia xây dựng, bổ sung vào Dự thảo Báo cáo 8 tháng, năm 2024 của Cụm.
Phát biểu kết luận Hội Nghị, ông Nguyễn Văn Quỳnh – Phó Chủ tịch thường trực hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam, cụm trưởng đã đề ra nhiệm vụ cuối năm 2024 trọng tâm vào việc phát động phong trào Thi đua của đơn vị tốt nhất để chào mừng Đại hội lần thứ X của UBTW MTTQVN diễn ra từ ngày 16 – 19/10/2024. Đồng thời chỉ đạo toàn bộ các đơn vị trong cụm triển khai Nghị quyết Đại hội X của UBTW MTTQVN.
Hà Thu
Tin mới


Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị
Tin bài khác

Quỹ hạnh phúc cho mọi người – Hành trình 10 năm đánh thức những trái tim nhỏ bé

Bùng nổ cảm xúc với màn trình diễn pháo hoa giữa Canada và Trung Quốc

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời
Đọc nhiều

"Vua Chum Tứ Kỳ": Người đàn ông Hải Dương sưu tầm gần 15.000 chiếc chum cổ suốt hơn 20 năm

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Nghệ nhân cao tuổi Lê Đức Hùng – Người thổi hồn vào cây cảnh xứ Quảng

“Phù thủy” hoa kem: Biến kem topping thành những đóa hoa sống động như thật

Chàng kiến trúc sư dành cả trái tim cho những khuôn bánh ký ức

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Gặp gỡ nghệ nhân 8X - Người "thổi hồn" sống động vào từng hòn non bộ

Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh: Đẩy mạnh trồng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ môi trường

Bão số 1 gây mưa lớn - Nhiều tỉnh miền Trung ngập cục bộ, thiệt hại nhiều tài sản

EcoBambu: Kiến tạo hệ sinh thái xanh từ cây tre Việt

Hà Tĩnh – Quảng Bình: Chủ động ứng phó với mưa bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Quảng Bình: Hướng dẫn phòng trừ châu chấu phá hoại cây luồng và măng của người dân

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Quảng Bình: Hàng triệu con châu chấu tàn phá rừng luồng măng, người dân lo lắng mất sinh kế

Doanh nghiệp chuyển đổi xanh nhiều thách thức và cơ hội vươn mình

Ông Huỳnh Văn Thòn và hành trình xây dựng đế chế nông nghiệp Lộc Trời

Từ Sơn Garden City: Không gian sống xanh đẳng cấp nơi phồn vinh Kinh Bắc

Không gian xanh – Sống chậm giữa thời đại nhanh

3 loại cây cảnh “phong thủy vượng phát”, trồng ở sân nhà là đổi vận

Top 5 loài chim cảnh vừa đẹp, vừa hót hay, lại mang may mắn về cho gia chủ

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Đến vùng 2 Hải quân nghe câu chuyện người viết nhạc giữ biển khơi

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Vị trí đặt cây để thu hút tài lộc

Long An sáp nhập với Tây Ninh: Khách đến không thể bỏ qua mắm còng Cần Giuộc, bánh tráng phơi sương

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 - “ Kỷ nguyên mới” khai màn ấn tượng

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang
