Tính cấp thiết của việc xây dựng bộ chỉ số về môi trường rừng
VNHS- Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, bảo vệ môi trường quốc gia và ứng phó với biển đổi khí hậu. Điều này đã được khẳng định trong các báo cáo của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ chống mất rừng và suy thoái rừng. Các chỉ số môi trường rừng đã được xây dựng và tích hợp vào trong các chương trình phát triển của Liên hợp quốc, của các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới. Các chỉ số này được xây dựng nhằm cung cấp thực trạng, thông tin và số liệu cần thiết về tình trạng, chất lượng và sự thay đổi của rừng cũng như ảnh hưởng của chúng đến môi trường, phục vụ cho việc hoạch định chính sách chiến lược quốc gia về môi trường, kinh tế, xã hội cũng như xác định các giải pháp cụ thể chống mất rừng và suy thoái rừng.
Trong những năm gần đây, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về môi trường nói chung và về môi trường rừng nói riêng cũng đã được xây dựng khá đồng bộ và đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có các vấn đề quan trọng của môi trường rừng và chỉ số môi trường rừng như: Luật BVMT năm 2020, Luật Lâm nghiệp năm 2017, hàng loạt các Nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để triển khai các chính sách về môi trường rừng, ứng dụng các chỉ số môi trường, CO2 rừng vào trong thực tiễn
Hơn thế nữa, Việt Nam đã chính thức áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong cả nước từ năm 2010 đến nay, điều này đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, giúp người dân địa phương tăng thêm thu nhập đồng thời nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ, quản lý rừng. Ngành lâm nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp cận, vận hành theo hướng quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, phát thải thấp... Thực tiễn này cho thấy cần thiết phải có bộ chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 rừng để hoạch định các chiến lược phát triển bền vững và tổ chức giám sát thực hiện các chương trình dự án của ngành, cũng như của quốc gia có liên quan.
Qua công tác rà soát các quy định của pháp luật và kinh nghiệm trên thế giới, có thể nhận thấy tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành rất nhiều các chính sách pháp luật liên quan đến rừng như Luật Bảo vệ Môi trường (2020), Luật Lâm nghiệp (2017), 13 năm kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng như việc ban hành Bộ chỉ số tang trưởng xanh trong đó có một số chi tiết liên quan đến lâm nghiệp. Những yếu tố này đã tạo những tiền đề quan trọng trong việc xây dựng bộ chỉ số môi trường rừng Việt Nam.Vì vậy cần phải phân tích, đánh giá một cách toàn diện những kết quả đã có về bộ chỉ số có liên quan kết hợp với kinh nghiemj trên thế giới để có định hướng cho các chỉ số cụ thể và cấu trúc bộ chỉ số, xây dựng, hướng dẫn cách tính và áp dụng thử để đưa vào thực hiện.
Theo đề xuất của GS. TS Võ Đại Hải – Giám đốc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam, Bộ chỉ số về môi trường rừng cần có 5 tiêu chí cơ bản, đó là Quản lý rừng; Bảo vệ rừng; Phát triển rừng; Sử dụng rừng và Dịch vụ môi trường rừng. Các tiêu chí này sẽ được phần theo 3 cấp độ lần lượt là cấp tỉnh, cấp vùng và cấp Quốc gia.
Liên quan đến Bộ chỉ số CO2 rừng, GS.TS Võ Đại Hải cũng đề xuất 06 bộ chỉ số phân theo 3 cấp độ quản lý (tỉnh, vùng, quốc gia), cụ thể là các chỉ số sau:
- Cường độ phát thải khí nhà kính
- Lượng phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp
- Lượng CO2 hấp thụ và lưu giữ của rừng
- Diện tích rừng áp dụng các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
- Tổng tín chỉ CO2 rừng tạo ra
- Tổng tín chỉ CO2 rừng đóng góp cho NDC quốc gia
- Tín chỉ CO2 rừng đã được giao dịch, thương mại.
Trao đổi về vấn đề này, theo các chuyên gia về môi trường rừng, Bộ chỉ số về môi trường rừng cần nhắc đến vai trò của người dân địa phương đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời cũng cần nhắc đến trách nhiệm của chủ rừng trong việc thực hiện mục tiêu NETZẺO mà Việt nam đã cam kết với quốc tế, những đóng góp của môi trường rừng vào tăng trưởng xanh cũng như tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Theo ông Phạm Quốc Chiến – Giám đốc Ban quản lý các Dự án Lâm nghiệp (Bộ NN& PTNT), bộ chỉ số này cần bổ sung thêm về phần diện tích rừng trồng (ngoài rừng tự nhiên), đồng thời cần tính đến cả diện tích rừng được giao, vị trí, vai trò của người dân địa phương trong việc phát triển và bảo vệ rừng. Ngoài ra cần phải đưa cả diện tích các khu bảo tồn sinh quyển (Ramsa) vào trong bộ tiêu chí này.
Xây dựng chỉ số môi trường rừng và chỉ số CO2 rừng là việc làm cần thiết để khẳng định vai trò của môi trường rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Các chỉ số này được xây dựng sẽ là công cụ hiệu quả giúp các cơ quan chức năng quản lý, đánh giá chính xác hơn những đóng góp của rừng đối với môi trường và kinh tế, trở thành nền tảng để Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và ứng phó với thách thức môi trường trong tương lai.
Đình Anh
Tin mới


Flamingo Majestic Islands Resort: Biểu tượng không gian nghỉ dưỡng xanh tại hồ Núi Cốc

Sinh vật cảnh hòa quyện hồn thiêng: Làm đẹp Ngã ba Đồng Lộc – nơi bất tử của lịch sử
Tin bài khác

Khu đô thị Phúc Ninh: Đô thị xanh tiêu biểu giữa trung tâm Bắc Ninh

Hoà Minzy kêu gọi cùng nhau gìn giữ sự kiện xanh để lưu giữ mọi khoảnh khắc đẹp

Huyền tích Am Tiên – Bản giao hòa không gian xanh và du lịch tâm linh tại Thanh Hóa

Công nghệ thực tế ảo VR360 trên Tạp chí in - Ngắm bonsai theo cách hoàn toàn mới

Sáng tạo mô hình tiểu cảnh bằng công nghệ in 3D kết hợp đồ họa độc đáo

Xác định tuổi cây – Giải mã vòng đời của những chứng nhân thời gian

Khơi sắc mai vàng Long An bằng công nghệ cao và kỹ thuật nhân giống mới

Bí kíp vườn nhà: 9 mẹo đơn giản giúp cây cảnh khỏe mạnh, lá xanh rực rỡ

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Vân Đài: Từ chân ruộng trũng đến cánh đồng sen công nghệ

Khu đô thị Legacy Hill - Không gian sống xanh giữa đại ngàn

The Centric – Tổ hợp xanh hiện đại giữa lòng TP Hải Phòng

Sông Hồng Diamond City: Kiến tạo cuộc sống hiện đại hòa quyện cùng thiên nhiên

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai chiếu thủy toàn diện

Bỏ việc ở Nhật, 9X về quê nuôi hươu sao thu hơn nửa tỷ mỗi năm

"Biệt đội phá bẫy" giải cứu động vật hoang dã ở rừng nguyên sinh lớn nhất Quảng Nam

Eurowindow Twin Parks: Khơi nguồn cảm hứng sống xanh tinh khiết

Đưa nghệ thuật thêu tay truyền thống đến gần hơn với công chúng

Loại cây được NASA khuyên trồng: 'Chiến binh xanh' hút sạch chất độc gây ung thư

Lan trầm tím - Viên ngọc giữa rừng xanh, hương thơm hòa quyện cùng hơi thở đất trời

Chàng trai Nam Định mang ký ức làng quê Bắc Bộ đi muôn nơi qua mô hình nhà cổ

Người xưa thường trồng cây hoa hòe trước sân và bí ẩn phong thủy ít ai ngờ

Sự thật và huyền thoại về loài cây “biết đi” trong rừng nhiệt đới

Từ củi đốt thành “vàng trắng”: Hoàng hoa lê và cuộc lột xác triệu đô

Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Sam hương bonsai: Kỳ mộc được giới chơi cây cảnh đẳng cấp săn lùng

Loại quả hiếm 20 năm mới có một lần, nhiều người trả giá cao cũng không mua được

Ban công nở hoa, tài lộc nở rộ: 5 loài hoa đẹp mê mẩn khó lòng bỏ lỡ

Đạo của người chơi cây cảnh

Nuôi nhốt chim hoang dã: Những thủ tục bắt buộc phải hoàn thiện

Tạp chí Việt Nam hương sắc: Đổi mới toàn diện tiến vào kỷ nguyên mới

Lào Cai sáp nhập với Yên Bái: Tỉnh mới là “vùng vàng” du lịch, khách đến được ăn thịt trâu gác bếp, uống rượu táo mèo

Đưa nghệ thuật thêu tay truyền thống đến gần hơn với công chúng

Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 5 khóa VII Hội Sinh vật cảnh Việt Nam: Kết nối truyền thống và đổi mới sáng tạo

Tạp chí Việt Nam hương sắc vững bước trong công cuộc đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số

Tín dụng xanh tại Agribank: Trao cơ hội cho cá nhân thực hiện hóa giấc mơ về dự án xanh

Doanh nghiệp Việt và hành trình thực thi ESG: Chìa khóa mở cánh cửa phát triển bền vững

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo

Nghệ nhân cụt tay "hô biến" gốc tre thành đồ nội thất giá chục triệu

Chàng trai Đà Nẵng "thổi hồn" củ quả thành những tác phẩm nghệ thuật sống động

HTX hoa Sen Vân Đài: Theo dấu chân công chúa Diệu Dung, trải nghiệm ngắm sen nở khoe sắc

Chiếc bánh “Giọt nước mắt của Mẹ”: Lời tri ân người Mẹ Việt Nam anh hùng trong ngày non sông sum họp

Trailer giới thiệu đặc san số 19/5 của Tạp chí Việt Nam hương sắc

Đa dạng các loại cây hoa quả bonsai đẹp mắt trong mùa hè

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam
