Bình Định và Gia Lai hợp nhất: “Siêu tỉnh” rừng vàng biển bạc, cà phê đưa xuống, cá ngừ đưa lên
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị Trung ương 11, tỉnh Gia Lai dự kiến sẽ sáp nhập với tỉnh Bình Định và giữ tên gọi là tỉnh Gia Lai. Trung tâm chính trị – hành chính của tỉnh mới sẽ đặt tại địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay.
Bình Định - Gia Lai hợp nhất: Kết nối hai thế mạnh đặc trưng
Gia Lai – tỉnh miền núi rộng lớn của khu vực Tây Nguyên – nổi bật với đất đỏ bazan màu mỡ, là vùng trọng điểm phát triển nông – lâm nghiệp với các sản phẩm chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu và cây ăn quả. Những năm gần đây, địa phương này cũng đang nổi lên như một điểm sáng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Không chỉ giàu tài nguyên thiên nhiên, Gia Lai còn là nơi sinh sống của 39 dân tộc, tạo nên sự đa dạng văn hóa đặc sắc – nền tảng cho phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Năm 2024, GRDP của tỉnh đạt 111.210 tỷ đồng, thu ngân sách khoảng 6.335 tỷ đồng và đón hơn 1,34 triệu lượt khách du lịch.
![]() | |
|
Trong khi đó, Bình Định là một trong những địa phương phát triển năng động của miền Trung, sở hữu hệ thống cảng biển, khu công nghiệp hiện đại và vị trí chiến lược kết nối giữa Tây Nguyên với vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Năm 2024, tỉnh ghi nhận GRDP đạt 130.800 tỷ đồng, thu ngân sách trên 16.000 tỷ đồng, thu hút hơn 5 triệu lượt khách du lịch.
Hiện nay, Bình Định đang đứng trước nhu cầu mở rộng không gian phát triển để tạo ra những bứt phá mới, trong khi Gia Lai lại thiếu hệ thống cảng biển và logistics nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu. Việc sáp nhập hai địa phương không chỉ giúp hình thành một "siêu tỉnh" với quy mô lớn hơn, hạ tầng đồng bộ hơn, năng lực quản trị mạnh hơn, mà còn khắc phục điểm nghẽn phát triển riêng lẻ của từng địa phương.
![]() | |
|
Sự hợp nhất này được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa khát vọng kết nối "cao nguyên không biển" với "duyên hải có cảng", tạo lập một trung tâm phát triển mới hội tụ đủ tiềm năng về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đây cũng là bước đi chiến lược trong quá trình tái cấu trúc phát triển vùng, hướng tới phát triển bền vững và dài hạn.
Mở ra tiềm năng chuỗi đô thị và trục kết nối Đông – Tây
Sau sáp nhập, tỉnh Gia Lai mới sẽ có diện tích hơn 21.500km², dân số trên 3 triệu người – đứng thứ hai cả nước. Với hai trung tâm lớn là Quy Nhơn và Pleiku, địa phương có thể phát triển theo mô hình "cặp đô thị song hành", tạo điều kiện hình thành chuỗi đô thị vệ tinh và điều phối phát triển vùng hiệu quả.
“Siêu tỉnh” này sở hữu lợi thế lớn về kết nối Đông – Tây. Tuyến quốc lộ 19 đã được nâng cấp, giữ vai trò huyết mạch giao thương giữa biển và cao nguyên. Sắp tới, cao tốc Quy Nhơn – Pleiku đang được đề xuất đầu tư, khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển xuống dưới 2 giờ, mở đột phá về logistics, xuất khẩu, du lịch và phát triển liên vùng.
Việc hợp nhất cũng giúp thống nhất quy hoạch hạ tầng, khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ ở vùng giáp ranh. Hệ thống giao thông liên kết vùng nguyên liệu, khu công nghiệp và cảng biển sẽ được đầu tư bài bản hơn.
Đặc biệt, với cảng biển quốc tế Quy Nhơn “trong tỉnh”, hàng chục nghìn hộ sản xuất tại Gia Lai sẽ hưởng lợi lớn nhờ giảm chi phí logistics và rút ngắn hành trình xuất khẩu.
Mắt cá ngừ đại dương - đặc sản độc đáo của miền Trung
Duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là Bình Định, được mệnh danh là “thủ phủ cá ngừ đại dương” - loài cá di cư theo mùa, sống ở tầng nước sâu và có giá trị kinh tế cao. Thịt cá ngừ nổi tiếng thơm ngon, giàu dinh dưỡng, được nhiều quốc gia ưa chuộng để chế biến sashimi, sushi hoặc đồ hộp.
Một điểm đặc biệt là đôi mắt to, sáng của cá - phần hiếm khi được dùng ở nước ngoài - lại trở thành đặc sản tại Việt Nam. Ban đầu, mắt cá ngừ từng bị bỏ qua vì mùi tanh và khó chế biến. Mãi đến năm 1999, người dân Phú Yên mới phát hiện cách chế biến phù hợp, tạo nên món ăn độc đáo, giàu hương vị.
![]() |
Mắt cá ngừ đại dương đã trở thành món ngon trứ danh ở nhiều tỉnh ven biển như Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. (Ảnh Đinh Hòa) |
Ngày nay, mắt cá ngừ đại dương đã trở thành món ngon trứ danh ở nhiều tỉnh ven biển như Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Mắt cá thường được om tiêu xanh, hầm thuốc bắc, nấu lá giang hoặc làm lẩu. Những mắt cá đạt chuẩn phải từ cá nặng 40kg trở lên, có thể to bằng bát cơm, ít thịt nhưng phần sụn giòn, vị béo bùi, lạ miệng.
Khâu sơ chế rất quan trọng: mắt cá được chần qua nước muối, rửa sạch rồi tẩm ướp với nhiều loại gia vị. Món thường ăn kèm rau cải cay và tía tô, giữ nóng trong thố sành để tròn vị hơn.
Cà phê – “vàng nâu” của Gia Lai
Với khí hậu ôn hòa, đất bazan màu mỡ và biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lý tưởng, Gia Lai sở hữu điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê. Tận dụng lợi thế này, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển cà phê thành cây trồng chủ lực, đẩy mạnh nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu để vươn ra thị trường quốc tế.
Hiện Gia Lai có hơn 98.700 ha cà phê, trong đó gần 88.700 ha đang cho sản phẩm. Cà phê trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
![]() |
Cà phê trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. (Ảnh Báo Gia Lai) |
Robusta là thế mạnh đặc biệt của Gia Lai – được mệnh danh là “vàng nâu” nhờ hàm lượng caffein cao, hương vị đậm đà và ngoại hình đẹp. Nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, cà phê Gia Lai không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn có tiềm năng chinh phục nhiều thị trường khó tính trên thế giới.
Đến năm 2030, Gia Lai đặt mục tiêu phát triển 2.340 ha cà phê đặc sản, tập trung vào mô hình canh tác hữu cơ, thân thiện với môi trường và đảm bảo chất lượng cao.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ, từ quy hoạch vùng trồng đến kết nối doanh nghiệp với thị trường quốc tế, nhằm nâng cao giá trị và vị thế của cà phê Gia Lai trên thị trường toàn cầu.
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin bài khác


Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Hơn 1.000 tác phẩm tham gia Triển lãm sinh vật cảnh huyện Văn Giang mở rộng 2025
Đọc nhiều

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Eco Retreat Long An: Từ giấc mơ nghỉ dưỡng đến thử thách hiện thực đô thị xanh

Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay

Hà Nội: Ghé thăm khu chợ chim cảnh tại thị xã Sơn Tây, cứ thích là mua được

Mùa sim tím nở: Rước bonsai về nhà, vừa thơm sắc vừa ngọt quả

The Matrix One - Hướng tới “sống chất, sống sang” tại giai đoạn 2 của dự án

Sun Mega City: Không gian sống xanh bừng nở giữa miền đất giao hòa 3 dòng sông phía Nam Hà Nội

Nuôi loài chim hoang dã ngay trong vườn nhà, nông dân thu tiền triệu mỗi tháng nhờ mô hình mới lạ 1

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Việt Nam lọt top điểm đến ngắm động vật hoang dã đẹp nhất châu Á

Cây ngọc bích nở hoa: Điềm lành sinh lộc trong nhà

Sáp nhập tỉnh Tuyên Quang với Hà Giang: Tỉnh mới có bánh nếp Tày nhân trứng kiến, có cả thịt trâu gác bếp

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Loại quả từng rụng đầy gốc không ai nhặt, nay thành đặc sản Tây Bắc, dân tình ráo riết tìm mua

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Loài hoa mang tên thúy châu: Chẳng rực rỡ nhưng vẫn khiến người ta nhớ mãi

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Choáng ngợp trước căn nhà vườn vài trăm mét vuông MC Quyền Linh dành tặng các con gái

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Mẹ đảm Cần Thơ trồng rau xanh theo mùa tự cung tự cấp

Bỏ việc văn phòng lương ngàn đô, chàng kỹ sư biến xương rồng thành đồ ăn thức uống

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hợp tác xã Trường Sơn: Số hóa bảo tồn, phát triển thương hiệu trà hoa vàng

Từ phân bón giả đến chuyển đổi xanh: Cơ hội trong thách thức

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết

13 loài lan rừng quý hiếm Việt Nam đang "kêu cứu" trong Sách Đỏ
