Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước đổi mới, hưởng ứng phong trào Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ năm 2025 do Chủ tịch nước Lương Cường và Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát động, ngày 11/2/2025, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng) đã long trọng tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025 tại Khu Di tích K9, Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội. Đây không chỉ là một hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân Bác Hồ, người đã khởi xướng phong trào trồng cây từ năm 1959, mà còn là dịp thể hiện tinh thần gắn kết giữa con người với thiên nhiên, tiếp nối truyền thống văn hóa Việt Nam.
aa

VNHS - Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước đổi mới, hưởng ứng phong trào Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ năm 2025 do Chủ tịch nước Lương Cường và Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát động, ngày 11/2/2025, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng) đã long trọng tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025 tại Khu Di tích K9, Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội. Đây không chỉ là một hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân Bác Hồ, người đã khởi xướng phong trào trồng cây từ năm 1959, mà còn là dịp thể hiện tinh thần gắn kết giữa con người với thiên nhiên, tiếp nối truyền thống văn hóa Việt Nam.

Khu di tích Đá Chông – Nơi hội tụ giá trị lịch sử, văn hóa

Khu di tích Đá Chông, tọa lạc tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội, là một trong những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Nơi đây không chỉ gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh kiên cường, ý chí tự lực tự cường và lòng yêu nước của toàn dân tộc.

Với tổng diện tích lên đến 234 ha, khu di tích nằm giữa thiên nhiên hùng vĩ với cảnh quan đồi núi trùng điệp, rừng cây xanh mát và hồ nước trong lành. Đá Chông không chỉ là một vùng đất giàu tiềm năng sinh thái mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử sâu sắc. Nơi đây từng là căn cứ của Trung ương Đảng trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời cũng là địa điểm lưu giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1969 đến năm 1975 trước khi đưa về Lăng Chủ tịch tại Quảng trường Ba Đình.

Tên gọi “Đá Chông” xuất phát từ hình ảnh những tảng đá lớn nằm vững chãi trên mảnh đất này, tựa như những cây chông kiên cường hướng lên trời. Cái tên giản dị nhưng giàu hình tượng này không chỉ miêu tả cảnh quan tự nhiên mà còn phản ánh tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Khu di tích không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn là một biểu tượng văn hóa đặc biệt. Tại đây, nhiều hoạt động giáo dục truyền thống và các sự kiện chính trị - văn hóa lớn đã được tổ chức, góp phần gắn kết quá khứ và hiện tại. Mỗi năm, hàng ngàn lượt du khách từ khắp nơi trên cả nước đến tham quan, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời tìm hiểu về những giá trị lịch sử, văn hóa mà nơi này lưu giữ.

Khu vực này còn được biết đến với hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Những cánh rừng nguyên sinh với các loài cây quý như lim, chò, long não không chỉ tạo nên cảnh quan đẹp mắt mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan đã và đang nỗ lực bảo tồn và phát huy những giá trị sinh thái này, biến Đá Chông trở thành một điểm đến lý tưởng cho các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và du lịch sinh thái.

Trong những năm qua, đã có hàng ngàn lượt khách đến tham quan K9 và thắp hương tưởng nhớ công lao của Bác Hồ kính yêu tại Nhà tưởng niệm. /Ảnh bqllang.gov.vn

Ngày nay, Đá Chông đã trở thành một địa chỉ đỏ trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Những câu chuyện về tinh thần cách mạng, sự hy sinh của thế hệ cha ông và những dấu ấn lịch sử hào hùng tại nơi đây được truyền lại qua từng lời kể, từng hiện vật và từng bước chân của du khách.

Không chỉ dừng lại ở giá trị lịch sử và văn hóa, khu di tích còn mang ý nghĩa biểu tượng cho tư tưởng sống hòa hợp với thiên nhiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những lần ghé thăm nơi đây, Người luôn nhắc nhở các cán bộ, chiến sĩ về tầm quan trọng của việc bảo vệ cảnh quan và gìn giữ môi trường sống. Đến nay, tinh thần ấy vẫn được kế thừa và lan tỏa mạnh mẽ qua các hoạt động như trồng cây, bảo vệ rừng, và phát triển bền vững.

Khu di tích Đá Chông không chỉ là một điểm đến lịch sử mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa, sinh thái và tinh thần quý giá. Đó là minh chứng cho truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và tinh thần gìn giữ di sản của dân tộc. Với những giá trị vượt thời gian, nơi đây sẽ mãi là nguồn cảm hứng và niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam.

Ý nghĩa của Chương trình lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ"

Trước lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025. Đồng chí Nguyễn Hữu Vạn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh Việt Nam cùng đồng chí Đại tá Nguyễn Hoàng Ân, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Đồng chí Nguyễn Hữu Vạn đứng thứ 5, hàng đầu từ trái sang và đồng chí Đại tá Nguyễn Hoàng Ân, đứng thứ 3, hàng đầu từ phải sang) và các đại biểu lãnh đạo Bộ tư lệnh, Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Hội sinh vật cảnh Việt Nam và các đơn vị tham gia phát động trồng cây đã thành kính dâng hương, báo cáo với Bác - Người khởi xướng phong trào Tết trồng cây tại Đền thờ Bác Hồ trong khu Di tích K9, Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội.

Ngày 28/11/1959, cách đây gần 66 năm, với tầm nhìn chiến lược Chủ tịch Hồ Chi Minh đã khởi xướng “Tết trồng cây”. Bác đã động viên và kêu gọi nhân dân ta tích cực trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước:

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước cùng ngày càng xuân

Chủ tịch Hồ Chí Mình không chỉ kêu gọi toàn dân tham gia phong trào trồng cây qua các bài nói, viết, mà còn bằng những hành động, việc làm cụ thể của Người. Cứ mỗi độ tết đến, xuân về, Người lại tham gia trồng cây.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, toàn dân ta đã thực hiện “Tết trồng cây đầu tiên trong dịp Tết nguyên đán Canh Tý (1960). Từ đó tới nay, "Tết trồng cây" theo lời Bác đã thực sự mang lại lợi ích to lớn cho đất nước và trở thành một tập quân tốt đẹp của nhân dân ta trong những dịp tết đến xuân về. Trồng cây, trồng rừng đã góp phần quan trọng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai, điều hoà khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái.

Bác Hồ từng khẳng định: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người." Tư tưởng ấy đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều thế hệ người Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" không chỉ mang giá trị vật chất, mà còn mang ý nghĩa tinh thần, giáo dục ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, góp phần quan trọng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai, điều hoà khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái.

Đồng chí Nguyễn Hữu Vạn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh Việt Nam cùng đồng chí Đại tá Nguyễn Hoàng Ân, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu tham dự tại Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025 tại Khu Di tích K9, Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội.

Khu Di tích K9, nơi tổ chức lễ phát động năm nay, là một địa điểm có ý nghĩa lịch sử, gắn liền với nhiều kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến. Việc chọn địa điểm này để phát động Tết trồng cây không chỉ thể hiện sự tri ân đối với Người mà còn góp phần làm xanh thêm không gian di tích, tạo cảnh quan đẹp và bền vững cho thế hệ mai sau.

Qua 68 năm, kể từ ngày Bác đặt chân lên Đá Chông, 30 năm (1995 - 2025) tổ chức đón đồng bào và khách quốc tế vào tham quan khu vực, Khu Di tích K9 đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội; các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương; các tầng lớp nhân dân trong cả nước và cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng trồng cây, trồng rừng, chăm sóc giữ gìn để cho cây phát triển, đơm bông, kết trái, tỏa bóng xum xuê, đồng thời, thường xuyên bổ sung, trồng, chăm sóc thêm cây mới. Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây (2019 - 2024), đã trồng mới 33 héc ta, với hơn 23 nghìn các loại cây xanh, gỗ quý như: Thông Mã vĩ, Dỗi xanh, Chò Chỉ, Gõ đỏ, Long não, Lát hoa, Sưa đỏ, Sao đen, Cẩm lai, Trầm Hương... và các loại cây lưu niệm, cây ăn quả nhân các dịp lễ, Tết hay nhân tổ chức sự kiện quan trọng.

Đặc biệt, năm 2021, hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh - Vì một Việt Nam xanh giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, tại Khu Di tích K9, Bộ Quốc phòng, các cơ quan đơn vị trong toàn quân; các ban, bộ ngành trung ương, địa phương và đơn vị đã trồng mới 7,36 héc ta với 3.679 cây xanh, cây gỗ quý. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo, chỉ huy Bộ Tư lệnh xác định trong kẻ hoạch hằng năm. Qua đó, tuyên truyền giáo dục để mọi người nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa của phong trào trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ", tích cực tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, góp phần giữ gìn, tôn tạo Khu Di tích lịch sử đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp, là điểm đến ý nghĩa, hấp dẫn đối với đồng bào trong nước và khách quốc tế..

Tới dự buổi hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây có đồng chí Đại tá Nguyễn Hoàng Ân, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. đồng chí Nguyễn Hữu Vạn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh Việt Nam. Dự buổi lễ có các đồng chỉ đại diện lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong Ban Quản lý Lăng, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung Đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, cấp ủy chỉnh quyền các xã: Mình Quang, Thuần Mỹ, Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ; các lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Hạt Kiểm lâm số 6, Trạm Kiểm Lâm Ba Trại và cán bộ, nhân viên, chiến sỹ Đoàn 285.

Buổi lễ bắt đầu với phần nghi thức trang trọng, bao gồm lễ chào cờ và dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu vực K9. Đại diện Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã phát biểu khai mạc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc duy trì truyền thống tốt đẹp này.

Phát biểu tại buổi lễ phát động năm nay, đồng chí Đại tá Nguyễn Hoàng Ân, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh:

“Năm 2025 là năm có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đoàn 969 lần thứ X. Là năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 45 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết trồng cây”, thực hiện mục tiêu của Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh - Vì một Việt Nam xanh giai đoạn 2021-2025. Tôi tin tưởng rằng, với khí thế mới, quyết tâm mới, “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Ất Tỵ năm 2025 đơn vị triển khai trồng 320 cây, phấn đấu giai đoạn 2022 - 2025, mỗi năm phối hợp với các cơ quan, đơn vị trồng từ 1.000 đến 3.000 cây tại Khu Di tích K9 sẽ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp; cùng cả nước chung sức, đồng lòng góp sức trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 góp phần thêm hương sắc cho Đất Việt mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững như dĩ nguyện thiêng liêng của Bác Hồ.”

Đồng chí Đại tá Nguyễn Hoàng Ân, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sau phần nghi lễ, các đại biểu, cán bộ, chiến sĩ và người dân địa phương đã cùng nhau tham gia trồng cây tại khu vực được quy hoạch trong khu di tích. Những cây xanh được trồng không chỉ mang giá trị cảnh quan mà còn có ý nghĩa biểu tượng, thể hiện tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với môi trường.

Vai trò của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam

Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" là một phong trào ý nghĩa được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vào năm 1959, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ môi trường, mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên và tương lai đất nước. Trong đó, Hội SVCVN đã và đang đóng vai trò quan trọng, góp phần lan tỏa giá trị nhân văn của phong trào này.

Đồng chí Nguyễn Hữu Vạn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh Việt Nam cùng đồng chí Đại tá Nguyễn Hoàng Ân, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia trồng cây tại lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025 tại Khu Di tích K9, Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội.


Hội SVCVN được biết đến là tổ chức đầu ngành trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Với vai trò của mình, Hội luôn gắn kết các phong trào trồng cây với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển không gian xanh.

Tết trồng cây không chỉ là dịp để thực hiện lời dạy của Bác Hồ mà còn là cơ hội để mỗi người dân tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ môi trường. Hội SVCVN luôn đóng vai trò cầu nối, kết nối các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cùng chung tay thực hiện phong trào.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội Sinh vật cảnh là định hướng và hỗ trợ kỹ thuật cho các phong trào trồng cây trên toàn quốc. Hội thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, hội thảo chuyên đề nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện từng vùng miền, cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

Bên cạnh đó, Hội còn tư vấn và hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch trồng cây dài hạn, không chỉ tập trung vào số lượng mà còn chú trọng đến chất lượng và tính bền vững của không gian xanh. Các hoạt động này góp phần bảo đảm cây trồng phát triển hiệu quả, tạo môi trường sống trong lành và cải thiện cảnh quan đô thị cũng như nông thôn.

Hội SVCVN không hoạt động độc lập mà luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể để triển khai phong trào Tết trồng cây. Các chương trình trồng cây được Hội triển khai thường nhận được sự đồng hành từ chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và người dân, tạo nên sức mạnh đoàn kết và lan tỏa rộng khắp.

Đặc biệt, Hội còn phối hợp tổ chức các sự kiện trồng cây tại các khu di tích lịch sử, công trình văn hóa, và các khu vực công cộng. Những địa điểm này không chỉ là không gian trồng cây mà còn trở thành biểu tượng cho sự tri ân, lòng biết ơn và ý thức gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Không chỉ dừng lại ở các hoạt động trồng cây ngắn hạn, Hội SVCVN còn chú trọng đến việc tạo nên những không gian xanh bền vững. Hội khuyến khích việc lồng ghép các giá trị văn hóa, mỹ thuật vào việc phát triển cảnh quan, góp phần nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng.

Các cây xanh được Hội lựa chọn không chỉ mang lại giá trị môi trường mà còn có ý nghĩa biểu tượng, thể hiện sự gắn kết và trách nhiệm với thiên nhiên. Những không gian xanh do Hội phối hợp triển khai đã trở thành điểm nhấn cảnh quan, thu hút sự quan tâm của người dân và tạo động lực để phong trào trồng cây ngày càng lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Phong trào Tết trồng cây luôn gắn liền với tinh thần "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ". Hội SVCVN không chỉ thực hiện lời dạy của Bác mà còn truyền tải thông điệp này đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Mỗi cây xanh được trồng không chỉ mang ý nghĩa sinh thái mà còn là biểu tượng của sự tri ân, lòng biết ơn với công lao to lớn của Người.

Từ những nỗ lực của Hội SVCVN, Tết trồng cây ngày càng trở thành một phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Hội không ngừng phát huy vai trò của mình, góp phần xây dựng một Việt Nam xanh hơn, đẹp hơn, đúng với mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi phát động phong trào hơn 60 năm trước.

Những giá trị lan tỏa và kỳ vọng tương lai

Phong trào Tết trồng cây bắt đầu từ lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1959, với mục tiêu không chỉ tạo ra không gian sống xanh mà còn nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ thiên nhiên. Tại Khu Di tích K9, nơi gắn liền với những dấu mốc lịch sử quan trọng, lễ phát động năm nay càng mang ý nghĩa thiêng liêng, nhắc nhở mọi người về trách nhiệm bảo vệ môi trường và giữ gìn di sản văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tại Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025 tại Khu Di tích K9, Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội.
​​​

Sự tham gia của các cấp lãnh đạo, các tổ chức, đoàn thể và đông đảo nhân dân đã thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết và quyết tâm biến lời dạy của Bác Hồ thành hành động cụ thể. Chương trình không chỉ là dịp để trồng cây, mà còn lan tỏa tinh thần tri ân và lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác, người luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Lễ phát động Tết trồng cây tại Khu Di tích K9 không chỉ là dịp để thực hiện lời dạy của Bác Hồ mà còn là cơ hội để tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Thông qua hoạt động này, tinh thần trách nhiệm cộng đồng được nâng cao, gắn kết mọi tầng lớp xã hội trong việc xây dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

Đối với Khu Di tích K9, việc trồng cây còn góp phần tạo thêm vẻ đẹp tự nhiên, làm phong phú hệ sinh thái, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của địa điểm này. Đây cũng là cách để các thế hệ hôm nay bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cũng tại buổi lễ phát động, đồng chí Đại tá Nguyễn Hoàng Ân, đã đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp và các tổ chức đoàn thể cần tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, biện pháp đến toàn thể cán bộ, chiến sỹ, quần chúng và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của Tết trồng cây: về vai trò, tác dụng to lớn, lợi ích toàn diện, lâu dài, giá trị nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của Khu rừng bảo vệ cảnh quan đặc biệt Di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông- K9.

Chương trình Tết trồng cây tại Khu Di tích K9 là bước khởi đầu ý nghĩa cho các hoạt động bảo vệ môi trường trong năm 2025. Với sự chung tay của các tổ chức, đơn vị và người dân, phong trào trồng cây xanh sẽ tiếp tục lan tỏa, trở thành động lực thúc đẩy những thay đổi tích cực trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Hơn thế nữa, sự hiện diện của Hội SVCVN tại buổi lễ không chỉ thể hiện sự quan tâm đến phong trào mà còn khẳng định vai trò tiên phong của Hội trong các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển cảnh quan xanh. Những cây xanh được trồng hôm nay sẽ là biểu tượng cho sự gắn kết, đoàn kết và tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường và tương lai của đất nước.

Buổi lễ kết thúc trong không khí phấn khởi, đầy hy vọng, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người tham gia. Những nỗ lực từ các bên tham gia sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng một Việt Nam xanh hơn, bền vững hơn, đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi phát động phong trào Tết trồng cây từ hơn 60 năm trước.

Phạm Hùng

Tin mới

Trung Quốc: Nông dân sập bẫy "AI biến hình" lừa đảo hàng tỷ đồng

Trung Quốc: Nông dân sập bẫy "AI biến hình" lừa đảo hàng tỷ đồng

Những câu chuyện đau lòng từ Trung Quốc đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về một hình thức lừa đảo mới, vô cùng tinh vi: sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo hình ảnh và giọng nói, nhắm vào những nông dân, những người chưa có nhiều kinh nghiệm về công nghệ. Hàng tỷ đồng mồ hôi công sức của bà con có thể "bốc hơi" chỉ sau một cuộc gọi hay video "ảo".
Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi triển vọng tại Nghệ An

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi triển vọng tại Nghệ An

Tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng kết hợp du lịch sinh thái không chỉ tạo ra nông sản sạch, chất lượng cao mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách.
Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD

Hàng loạt doanh nghiệp Việt đã ký kết các thỏa thuận nhập khẩu gần 3 tỷ USD nông sản từ Mỹ.

Tin bài khác

Ba kịch bản xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng đến 46%

Ba kịch bản xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng đến 46%

Trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng từ 10% đến 46% đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng nhằm ứng phó với các mức độ tác động khác nhau.
Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Từ một thú vui tao nhã trong vườn nhà, ngành cá cảnh Trung Quốc đang lột xác nhờ làn sóng thương mại điện tử và đặc biệt là hình thức bán hàng qua livestream. Với quy mô sản xuất hàng trăm tỷ nhân dân tệ mỗi năm, cá cảnh đang vươn mình trở thành một "cơn sốt mới" trên các nền tảng mạng xã hội.
Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Việc ứng dụng máy bay không người lái (drone) trong sản xuất nông nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề của ngành nông nghiệp truyền thống.
Xem thêm
Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Trong truyền thống Á Đông, mỗi loại cây, mỗi vị trí trồng trong sân vườn đều mang theo một triết lý phong thủy sâu sắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Khu vườn của nghệ nhân Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang (Hưng Yên) là không gian hoài cổ độc đáo, nơi hội tụ bonsai nghệ thuật và hàng trăm hiện vật đá cổ quý hiếm.
"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên ta đúc kết câu “đất lành chim đậu” – một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sống, triết lý ứng xử với thiên nhiên.
Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Không ít người trong số đó đã “trồng ra bạc tỷ” từ những loại cây tưởng chừng dân dã, ít ai ngờ tới.
Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Hơn 10 năm qua, doanh nhân Phạm Thanh Việt – Giám đốc Công ty TNHH Starphar, người sáng lập Ba Bảo Farm – đã kiên trì phục dựng văn hóa chọi gà.
Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Đá quý Lan Phạm tự hào mang đến những tuyệt tác đá quý tinh xảo, kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật chế tác và phong thủy ứng dụng.
Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Anh Nguyễn Văn Tiên (sinh năm 1996) ở Hải Hậu, Nam Định, nổi tiếng với nghề làm mô hình tiểu cảnh tái hiện những ngôi nhà cũ, giữ gìn ký ức tuổi thơ.
Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Doanh nhân – nghệ nhân ưu tú Đức Tân xem gốm không chỉ là sản phẩm ứng dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật độc đáo do bàn tay tài hoa của mình tạo nên.
Công ước CITES và những điều nông dân Việt cần biết để tránh vi phạm pháp luật

Công ước CITES và những điều nông dân Việt cần biết để tránh vi phạm pháp luật

Nhiều bà con nông dân hiện nay vẫn chưa hiểu rõ về Công ước CITES và các quy định pháp luật liên quan đến việc nuôi, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã
Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Để đưa hoa ra thị trường quốc tế, cần thực hiện đúng quy trình xuất khẩu hoa tươi.
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Trong những năm gần đây, hoa - cây cảnh không chỉ đơn thuần là thú chơi tao nhã mà đang trở thành một ngành kinh tế giàu tiềm năng tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

ừ vỏ xoài thành phân bón, từ phế phẩm thành tài nguyên – câu chuyện đang diễn ra tại Đồng Tháp là một lát cắt sống động của mô hình kinh tế tuần hoàn.
Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Theo Luật Giao dịch điện tử 2023 và hướng dẫn của Cục Thuế, từ ngày 01/7/2025, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử là yêu cầu bắt buộc trong các giao dịch
Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Nông nghiệp Bắc Ninh đang chuyển động tích cực, từng bước định hình tương lai mới cho ngành nông nghiệp địa phương: Một tương lai xanh, sạch và bền vững.
Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội Nông dân TP.Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, sơ kết công tác Hội, phong trào nông dân 6 tháng.
Chọn đúng cây, nuôi đúng con: Làm nông kiểu mới nơi vùng cao

Chọn đúng cây, nuôi đúng con: Làm nông kiểu mới nơi vùng cao

Từ cây hồi ở Thạch An (Cao Bằng) đến giống gà lục đinh ở Sơn Động (Bắc Ninh), bà con nông dân đang dần từ bỏ tư duy canh tác “tự nhiên”.
Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Nhu cầu duy trì cây xanh, chăm sóc cảnh quan, không gian xanh tại các trụ sở, tuyến phố trên địa bàn các tỉnh, thành phố đang được nhiều địa phương quan tâm.
Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Không trông chờ vào phương pháp canh tác truyền thống, nhiều nông dân đã chủ động thay đổi cách làm nông bằng kỹ thuật hiện đại và giống cây phù hợp.
Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Lần đầu tiên tại Việt Nam, công nghệ sản xuất sợi dệt từ lá dứa,một loại phế phẩm nông nghiệp thường bị đốt bỏ đã được ứng dụng ở quy mô công nghiệp.
Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Từ một thú vui thời sinh viên, anh Lê Văn Huệ đã xây dựng nên mô hình trang trại nuôi cá cảnh công nghệ cao tại xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương).
Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Công viên Thống Nhất (tên cũ là công viên Lê-nin) không chỉ là điểm vui chơi, giải trí quen thuộc, mà còn là một mô hình sinh thái thực vật cảnh tiêu biểu.
Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Công viên Thực vật cảnh Việt Nam (Thanh Trì, Hà Nội) là nơi lưu giữ hơn 2.000 loài cây cảnh quý.
Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Dịch vụ mát xa chân bằng cá – trải nghiệm tưởng lạ mà quen, đang dần trở thành “đặc sản tinh thần” hút khách trong và ngoài nước.
Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

Trồng cây trong sân, là gieo phúc trước cửa. Người xưa tin rằng, có những loài cây không chỉ tỏa bóng mát mà còn là "trấn vật sống", thu khí lành, giữ vận tốt.
5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Với gần 600 làng nghề sinh vật cảnh, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của ngành cây cảnh, từ thú chơi truyền thống thành ngành kinh tế quy mô lớn.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm
Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Tại Quảng Nam có một "dị nhân" trồng cây cảnh “quái dị”, một cách chơi khác biệt, độc đáo và được giới cây cảnh gọi là “bonsai ngược”.
Xem thêm
Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Nằm giữa làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam), ngôi nhà gần 200 năm tuổi của ông Đồng Viết Mão được làm hoàn toàn từ gỗ mít, nổi bật với không gian mát rượi quanh năm.
Xem thêm