Hoàng thảo thập hoa
Nếu bạn là tín đồ của những giống lan có giả hành khẳng khiu, lá mong manh đung đưa trong gió cùng những chùm hoa tinh tế dễ thương... thì Hoàng Thảo Thập Hoa chắc chắn nên có trong bộ sưu tập trong vườn.
Hoàng Thảo Thập Hoa - Dendrobium aduncum là một giống lan dễ thuần, dễ trồng và dễ chăm sóc nhất trong các giống lan lá mỏng. Cũng là một giống lan vô cùng dễ ra hoa, hoa khá bền, đặc biệt có sự biến thiên về màu sắc hoa rất đặc sắc. Tím đậm, tím nhạt, tím tươi hoặc tím bầm, trắng tinh hay trắng hồng… đều có. Và điểm nhấn chính là màu sắc mũi của bông hoa. Tóm lại, nét đẹp của Thập Hoa không thể chỉ dùng mắt hay ngôn từ mà còn phải dùng cả trái tim đam mê mới cảm nhận hết được.
Với một giống lan có giả hành bé nhỏ khẳng khiu, lá mỏng manh yếu đuối, bộ rễ nhạy cảm với những sợi rễ bé tẻo teo như cây kim khâu thì nên trồng và chăm sóc như thế nào cho hợp lý?
Sau nhiều năm trồng 10 chết 7 còn 3 thì tôi thấy rằng:
- Giá thể cần phải đạt tiêu chí sạch. Càng sạch càng tốt vì sợi rễ Thập Hoa rất bé, rất nhạy cảm. Giá thể có lẫn bùn, đất, cát, rêu nhớt, mặn hoặc chua cay chát... đều sẽ gây hư rễ hoặc chùn rễ. Vì thế, dù bất kỳ giá thể gì bạn cũng nên rửa, chà sát, vò với thật nhiều lần xả nước cho tới khi nước chảy qua giá thể trong veo là được. Cũng không nên ngâm giá thể với nước vôi hay Physan và Benkona.
- Ngoài ra, giá thể nên cứng, bền, giữ ẩm nhưng phải thoát nước như vỏ thông, viên đất nung, dớn đá vụn, đĩa hoặc bảng dớn đá, lũa. Không nên dùng giá thể là rêu rừng, xơ dừa bột, dớn trắng chile, mùn cưa, trấu om, vỏ lạc...
Cá nhân tôi vẫn tin dùng vỏ thông NewZita, dớn vụn NewZita với chậu đất nung hoặc chậu nhựa hoặc chậu gỗ Cămxe.
- Tuy lá Hoàng Thảo Thập Hoa có vẻ rất mỏng manh nhưng thực ra lại là một giống lan ưa nhiều nắng. Che 60-70% nắng dù bạn ở vùng miền nào của Việt Nam. Cây không đủ nắng rất dễ thối hoặc cây rất ít hoa.
Tuy là ưa nắng nhưng nhiệt độ từ 10-36 thì cây sống được. Nhiệt độ quá cao cây sẽ lụi từ từ. Vì thế, bạn ở xứ nóng nên treo giò lan cách mặt lưới xa trên 2m là tốt nhất.
- Nếu trồng Thập Hoa trong chậu với giá thể vỏ thông hoặc dớn vụn, viên đất nung, đó bọt trộn vỏ thông... thì mỗi ngày chỉ cần tưới 1 lần vào buổi sáng là đủ. Cây thiếu nước thì yếu và nhăn nhưng sẽ không chết, cây được tưới 1 ngày 2-3 lần có khi lại chết cả bụi.
- Càng ít phun phân bón lá, càng ít phun thuốc nấm khuẩn phòng bệnh càng tốt. Lan lá mỏng rất nhạy cảm với phân thuốc phun lên lá. Nếu bạn quá dư thời gian và rất thích phun phân thuốc, thì bạn nên pha loãng liều chỉ bằng 1/5 - 1/3 so với bao bì hướng dẫn hoặc so với các giống lan thân thòng như giả hạc. Phun buổi chiều tối, buổi sáng tưới ướt đẫm lá để rửa phân thuốc đi.
Cá nhân tôi chỉ dùng Viên Nén Dinh Dưỡng Hữu Cơ Ben01 và phân thông minh tan chậm 20.10.10 rải trên giá thể. Nhưng rải rất ít. Thường thì một chậu có 5 giả hành với đường kính chậu 15cm tôi bỏ vào 15 viên Ben01 và 15 viên 20.10.10.
Tôi không phun phân và thuốc cho Thập Hoa.
- Hoàng Thảo Thập Hoa rất hay bị rệp sáp, rệp vừng, bọ trĩ và nhện đỏ phá hoại. Vì thế, khi thấy lá và hoa bị côn trùng phá hoại, bạn có thể pha 1ml Movento + 1cc Pesieu + 2 lít nước (là 2 lít nước chứ không phải 1 lít như những giống lan khác), phun ƯỚT ĐẪM hai mặt lá và bộ rễ của lan. Lưu ý chỉ phun vào buổi chiều tối hoặc tối (17h-21h), sáng sớm tưới đẫm hai mặt lá để rửa thuốc đi.
Phun liên tục 3 lần, 3 ngày 1 lần. Chỉ phun khi thấy có côn trùng, nếu không thấy lá bị côn trùng phá hoại thì không nên phun.
- Thập Hoa có thể ươm keiki như giả hạc hoặc hạc vĩ, dù là tỉ lệ nẩy keiki có thấp hơn.
- Với một khóm lan sưu tầm được từ các nhà vườn, bạn chỉ cần tỉa sạch sẽ rễ quá 18 tháng tuổi, sau đó đặt gốc khóm lan lên giá thể, tưới giữ ẩm hàng ngày và pha phân kích rễ phun 3 ngày 1 lần với liều loãng bằng 1/2 bao bì hướng dẫn, giai đoạn mới trồng bạn nên che nắng 2 lớp lưới, sau khi bộ rễ đủ khỏe, cây đã ổn định trong chậu thì có thể chăm sóc như bình thường. Tôi thấy 1cc chế phẩm Hùng Nguyễn pha 1 lít nước phun 3 ngày 1 lần vào buổi chiều mát, phun 5-8 lần là ổn.
- Nếu lá bị bệnh thì nên vặt đi. Giả hành bệnh thì nên cắt vứt. Mầm bị thối thì nên khoét sâu, phun cồn 70 độ vào vết khoét, nhổ khóm lan ra và trồng lại. Không nên phun thuốc chữa bệnh, vì chữa bệnh chi bằng đi mua chậu khác có lẽ tiết kiệm hơn.
Bắt đầu từ tháng này, từ số báo này cho tới hết mùa hè chính là thời gian hoa Hoàng Thảo Thập Hoa khoe sắc. Kính chúc các bạn yêu lan chân chính sưu tầm được những mặt hoa Thập Hoa ưng ý.
Ngọc Hà
Tin mới


Bão số 1 gây mưa lớn - Nhiều tỉnh miền Trung ngập cục bộ, thiệt hại nhiều tài sản

Hà Tĩnh – Quảng Bình: Chủ động ứng phó với mưa bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp
Tin bài khác

Quảng Bình: Hướng dẫn phòng trừ châu chấu phá hoại cây luồng và măng của người dân

Bỏ phố về quê nuôi chồn hương, cử nhân 9X "bỏ túi" hơn nửa tỷ đồng mỗi năm

Quảng Bình: Hàng triệu con châu chấu tàn phá rừng luồng măng, người dân lo lắng mất sinh kế
Đọc nhiều

"Vua Chum Tứ Kỳ": Người đàn ông Hải Dương sưu tầm gần 15.000 chiếc chum cổ suốt hơn 20 năm

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Nghệ nhân cao tuổi Lê Đức Hùng – Người thổi hồn vào cây cảnh xứ Quảng

“Phù thủy” hoa kem: Biến kem topping thành những đóa hoa sống động như thật

Chàng kiến trúc sư dành cả trái tim cho những khuôn bánh ký ức

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Gặp gỡ nghệ nhân 8X - Người "thổi hồn" sống động vào từng hòn non bộ

Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh: Đẩy mạnh trồng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ môi trường

Bão số 1 gây mưa lớn - Nhiều tỉnh miền Trung ngập cục bộ, thiệt hại nhiều tài sản

EcoBambu: Kiến tạo hệ sinh thái xanh từ cây tre Việt

Hà Tĩnh – Quảng Bình: Chủ động ứng phó với mưa bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Quảng Bình: Hướng dẫn phòng trừ châu chấu phá hoại cây luồng và măng của người dân

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Quảng Bình: Hàng triệu con châu chấu tàn phá rừng luồng măng, người dân lo lắng mất sinh kế

Doanh nghiệp chuyển đổi xanh nhiều thách thức và cơ hội vươn mình

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Hải Phòng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Ông Huỳnh Văn Thòn và hành trình xây dựng đế chế nông nghiệp Lộc Trời

Từ Sơn Garden City: Không gian sống xanh đẳng cấp nơi phồn vinh Kinh Bắc

Không gian xanh – Sống chậm giữa thời đại nhanh

3 loại cây cảnh “phong thủy vượng phát”, trồng ở sân nhà là đổi vận

Top 5 loài chim cảnh vừa đẹp, vừa hót hay, lại mang may mắn về cho gia chủ

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Đến vùng 2 Hải quân nghe câu chuyện người viết nhạc giữ biển khơi

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Vị trí đặt cây để thu hút tài lộc

Long An sáp nhập với Tây Ninh: Khách đến không thể bỏ qua mắm còng Cần Giuộc, bánh tráng phơi sương

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 - “ Kỷ nguyên mới” khai màn ấn tượng

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang
