Những loại động vật lạ kỳ nhất thế giới
Dưới đây là những loài động vật có hình dạng và những đặc tính độc đáo nhất trên thế giới.
Loài vẹt núi duy nhất trên thế giới
Kea là một loài vẹt thuộc họ Nestoridae, sống ở đảo Nam của New Zealand. Chúng có thân dài khoảng 48 cm có màu xanh ô-liu và màu cam rực rỡ dưới cánh. Kea là loài vẹt sống ở khí hậu núi cao duy nhất trên thế giới. Chúng ăn tạp bao gồm cả xác động vật, nhưng chủ yếu ăn rễ cây, lá, quả, mật ong và côn trùng. Vẹt Kea từng bị giết hàng loạt vì chúng tấn công gia súc của người dân, đặc biệt là cừu. Chúng chỉ bắt đầu được bảo vệ sau khi Đạo luật bảo vệ động vật hoang dã năm 1986 ra đời.
Vẹt Kea làm tổ trong hang hoặc khe hở giữa các gốc cây, có trí thông minh và tính tò mò cao - là yếu tố quan trọng đối với sự sống còn ở môi trường núi cao khắc nghiệt. Chúng có thể giải quyết các vấn đề đòi hỏi trí thông minh, chẳng hạn nghĩ ra mẹo để có được thức ăn, làm việc với nhau để đạt được mục tiêu...
Loài chim “xấu nhất thế giới”
Loài chim có tên “Potoo” được phát hiện trong rừng sâu ở Venezuela có ngoại hình cực hiếm gặp, chủ yếu hoạt động vào đêm, vì vậy rất khó để nhìn thấy chúng vào ban ngày. Loài chim này có phương pháp tự vệ rất đặc biệt khiến người ta càng khó tìm thấy chúng hơn: Thay vì chiến đấu hoặc trốn chạy, chúng sẽ đứng “đóng băng”, không cử động thậm chí nín thở.
Potoo là loài chim rất chung thủy và trách nhiệm, một trong số ít những loài giao phối mà cả con trống và con mái đều ấp trứng, nuôi con. Trứng của Potoo được ấp trong 30 ngày. Chúng không xây tổ mà đẻ trứng trong một chỗ trũng trên cành cây hoặc một gốc cây mục. Trứng màu trắng, có đốm tím nâu. Một con sẽ ấp trứng vào ban ngày, ban đêm, nhiệm vụ này được chia sẻ cho con còn lại.
Chúng giống loài cú vì có đôi mắt to và chiếc mỏ cong. Potoo chủ yếu ăn côn trùng nhỏ săn được vào ban đêm. Hiện nay, loài chim này chủ yếu được tìm thấy ở những khu vực Nam Mỹ và Trung Mỹ.
Loài chim kỳ lạ đốt rừng để săn mồi
Một số loài chim như diều hâu, chim cắt... được phát hiện có cách thức săn mồi rất kỳ lạ. Chúng quắp những cành cây hay một vật gì đó đang cháy rồi bay lên cao, thả vào khu vực khác để săn mồi.
Theo ghi chép, các thổ dân Úc đã xác định được chúng là một tác nhân gây cháy rừng từ hơn 40 nghìn năm trước và gọi chúng với tên “Diều hâu lửa”. Tần suất đốt rừng của diều hâu và chim cắt tăng khá cao. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng đã thiêu rụi nhiều cánh rừng. Chúng cũng chính là thủ phạm gây ra những đám cháy không rõ nguyên nhân ở nhiều nơi, là lý do khiến tốc độ lây lan của một số đám cháy rừng nhanh hơn.
Cá ngựa vằn có thể tái sinh tim
Tim của cá ngựa vằn vô cùng đặc biệt, chỉ có một tâm nhĩ, một tâm thất và có tới hai cấu trúc, khác hoàn toàn so với tim người. Nếu tim của cá ngựa vằn bị tổn thương, chúng sẽ tái tạo một quả tim mới thay thế. Cá ngựa vằn có thể tái tạo lại 20% cơ tim bị phá hủy chỉ sau hai tháng.
Ếch rêu kỳ dị chỉ có ở Việt Nam
Ếch rêu được liệt vào danh sách 10 loài ếch quái dị nhất hành tinh. Ở Việt Nam chúng được gọi là ếch cây sần Bắc Bộ, tên gọi quốc tế thông dụng là ếch rêu Việt Nam. Đây là một loài lưỡng cư đặc hữu của Việt Nam, sinh sống ở một số khu rừng rậm miền Bắc. Ngoài Việt Nam, chúng chưa được tìm thấy ở bất cứ quốc gia nào. Hình dáng và màu sắc của ếch rêu là một cách thức ngụy trang tuyệt vời, chúng dường như trở nên vô hình khi bám vào các tảng rêu – môi trường sinh sống ưa thích của chúng.
Hiện nay, ếch rêu là một loài vật nuôi lạ được ưa chuông ở phương Tây. Chúng sinh sản khá tốt trong môi trường nhân tạo nên đã được nhân giống thành công ở nhiều quốc gia. Ếch rêu trưởng thành được bán với giá 50 – 80 USD/con. Tuy vậy, ở Việt Nam, ếch rêu lại nằm trong danh sách những loài động vật cần được bảo vệ trong thiên nhiên.
Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài hàng mét
Loài sóc lớn Malabar hay sóc lớn Ấn Độ được tìm thấy ở khu vực Nam Á. Tại Ấn Độ, sóc sống chủ yếu ở bang Maharashtra. Chúng gây ấn tượng mạnh với vẻ ngoài cao lớn, bộ lông nhiều màu sặc sỡ và chiếc đuôi dài gần 1m. Đây là một loài sóc ngày, sống trên cây, chúng khá cầu kỳ khi chỉ ăn những thứ có trên ngọn cây: hoa, vỏ cây, hạt, côn trùng, trứng chim…
Với bộ lông màu đen, nâu, cam, hạt dẻ, tím..., chúng dễ dàng hòa lẫn với tán rừng, giúp thoát khỏi sự chú ý của các động vật săn mồi như chim săn mồi, báo đốm... Dù chưa đến mức có nguy cơ tuyệt chủng, số lượng sóc lớn Malabar đang giảm mạnh, chúng đã và đang đối mặt với các mối đe dọa thực sự. Ở một số vùng của Ấn Độ, người ta săn bắn chúng để lấy bộ lông. Môi trường sống của chúng cũng đang bị đe dọa bởi sự xâm lấn của con người. Ở một số khu vực, chúng đã biến mất hoàn toàn.
Ngựa vằn đột biến gene cực hiếm
Ngựa vằn thường có sọc chạy quanh lưng và chân, một cái bụng trắng trơn nơi tất cả các sọc hợp nhất. Tuy nhiên, thay vì màu sọc đen trắng truyền thống, chú ngựa vằn đột biến gene lại có bộ lông cực kì đặc biệt, thân màu nâu với những đốm trắng chấm bi trên khắp cơ thể, lưng màu nâu trơn.
Chú ngựa này sống trong Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara, phía Tây Nam Kenya. Với màu lông đặc biệt, chú ngựa này được cho là mắc chứng melanism, trong đó, sắc tố melanin - chịu trách nhiệm cho màu tối trên da, tóc và lông thú có tỷ lệ cao hơn nhiều, do đó, màu sắc lông đã bị đảo ngược trông rất lạ mắt./.
TUỆ LÂM (Sưu tầm và dịch)
Tin mới


Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

5 loài chim cảnh thân thiện, dễ chăm phù hợp cho người mới chơi
Tin bài khác

5 loại cây cảnh đại cát đại lợi, chủ nhà trồng là tiền vào như nước

Lạc bước giữa khu vườn tầng trệt xanh mát như công viên

Sự thật và huyền thoại về loài cây “biết đi” trong rừng nhiệt đới
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Hải Phòng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Xu hướng phủ xanh không gian sống trong các tòa chung cư hiện đại giữa lòng đô thị

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài
