Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil
Một đàn dê sinh tồn suốt hơn hai thế kỷ trên đảo hoang không có nguồn nước ngọt khiến giới khoa học Brazil ngỡ ngàng, đặt ra câu hỏi về khả năng thích nghi sinh tồn chưa từng được ghi nhận trước đây.
Theo trang OC ngày 14/4, đàn dê kỳ lạ này được phát hiện trên đảo Santa Bárbara – một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo núi lửa Abrolhos, cách bờ biển bang Bahia (Brazil) khoảng 70 km. Các nhà khoa học tin rằng đàn dê này do những người khai hoang mang đến từ hơn 250 năm trước, sau đó bị bỏ lại khi quá trình khai thác thất bại.
![]() |
một đàn dê trên đảo Santa Bárbara (Brazil) đã sinh tồn ngoạn mục suốt hơn 200 năm mà không cần nguồn nước ngọt. Ảnh: OC |
Sự tồn tại của chúng suốt hàng trăm năm trên một hòn đảo không có nước ngọt khiến các chuyên gia bối rối. Dù điều kiện sống khắc nghiệt, đàn dê vẫn phát triển mạnh và sinh sản đều đặn – phần lớn các ca sinh đều là sinh đôi.
Tháng trước, Viện Bảo tồn Đa dạng Sinh học Chico Mendes (ICMBio) đã tổ chức di dời 27 cá thể dê cuối cùng khỏi đảo Santa Bárbara. Quyết định này được đưa ra nhằm bảo vệ hệ sinh thái mong manh trên đảo, đặc biệt là bảy loài chim biển đang sinh sản tại đây. Tuy nhiên, thay vì tiêu hủy, số dê được giữ lại để nghiên cứu.
“Chúng tôi tin rằng đàn dê này đã phát triển những đặc điểm sinh học độc đáo để thích nghi với môi trường khắc nghiệt”, ông Erismar Rocha, Giám đốc Công viên Hải dương Quốc gia Abrolhos cho biết. “Nếu không được kiểm soát, chúng có thể phá hủy toàn bộ hệ sinh thái trên đảo và tự gây diệt vong.”
![]() |
Các nhà khoa học lên kế hoạch di dời đàn dê để bảo vệ hệ thực vật và động vật đặc hữu. Ảnh: OC |
Một điểm gây tò mò là trong suốt nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học chưa từng quan sát thấy những con dê này uống nước. Điều này dẫn đến hàng loạt giả thuyết. Có ý kiến cho rằng chúng đã học cách uống nước biển, hoặc có thể tồn tại nhờ loại cây beldroega mọc trên đảo – một loài thực vật giàu nước, đóng vai trò như nguồn chất lỏng tự nhiên thay thế.
Hiện các nhà nghiên cứu đang tiếp tục giải mã bí ẩn sinh học của đàn dê Santa Bárbara. Kết quả có thể mở ra hướng đi mới trong việc lai tạo các giống dê có khả năng chịu hạn, phục vụ nông nghiệp tại các khu vực khô cằn, đặc biệt là vùng đông bắc Brazil đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu.
Tin mới


Khi AI "cày ruộng": Nông thôn Trung Quốc đang thay đổi thế nào?

Làm nông online: Trào lưu sống xanh hút cư dân thành thị Trung Quốc
Tin bài khác

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Trung Quốc: Không cần ra đồng vẫn sở hữu một thửa ruộng với mô hình "trồng cây trên mây"

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi'

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
