Cần cơ chế đột phá để thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt Hà Nội
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đô thị hóa nhanh và yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng cao, ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt đang trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu cấp thiết đối với nền nông nghiệp hiện đại. Tại Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và giáo dục của cả nước – phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, sạch, có giá trị gia tăng cao được Thành phố đặc biệt quan tâm. Công nghệ sinh học, với vai trò là một trong những công nghệ mũi nhọn, được kỳ vọng sẽ đóng góp lớn trong việc cải thiện năng suất, chất lượng và hiệu quả của ngành trồng trọt. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai trên địa bàn Thủ đô vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ và chiến lược hơn từ nhiều phía.
Hội thảo khoa học với chủ đề “Ứng dụng công nghệ sinh học trong cây trồng tại các huyện, thành phố Hà Nội, thực trạng và giải pháp” do Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Hội Làm vườn Thành phố tổ chức đã nhận được sự quan tâm sâu sắc từ các nhà quản lý, nhà khoa học và đại diện nhiều cơ sở sản xuất.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Lê Xuân Rao nhấn mạnh rằng Hà Nội, dù là một đô thị lớn, vẫn dành sự quan tâm lớn đến phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Theo ông Rao, công nghệ sinh học không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng mà còn là chìa khóa để ngành nông nghiệp Thủ đô đạt được mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn.
Thực tế triển khai công nghệ sinh học trong trồng trọt tại Hà Nội thời gian qua đã có những bước tiến, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Việc áp dụng công nghệ còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính đồng bộ. Mối liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu và người sản xuất còn lỏng lẻo, dẫn đến hiệu quả ứng dụng chưa cao. Một số khâu quan trọng như phục tráng giống bản địa, chọn tạo giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh, chế biến và bảo quản sau thu hoạch… vẫn chưa được triển khai hiệu quả trên diện rộng.
![]() |
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Lê Xuân Rao phát biểu khai mạc hội thảo(Ảnh Hanoimoi) |
Theo TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, muốn ứng dụng thành công công nghệ sinh học trong trồng trọt, Hà Nội cần xây dựng một chiến lược rõ ràng, có tính khả thi cao. Việc xác định rõ các đối tượng cây trồng chủ lực gắn với vùng sản xuất là điều kiện tiên quyết để đưa công nghệ vào sản xuất có hiệu quả. TS. Thủy cũng nhấn mạnh vai trò của việc liên kết chuỗi, từ sản xuất – chế biến – tiêu thụ và vai trò của Nhà nước trong việc định hướng, tạo khung chính sách và hỗ trợ tài chính, kỹ thuật.
Không chỉ vậy, Hà Nội cần thống nhất nhận thức và hành động về vai trò của công nghệ sinh học trong tình hình mới. Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp là chìa khóa để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ mới và tăng cường năng lực nội tại. Bên cạnh đó, việc xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng chế phẩm sinh học vào chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, xử lý đất và môi trường là hướng đi cần được ưu tiên.
TS. Lê Thị Thủy, Viện Công nghệ GFS, cho rằng, chế phẩm sinh học – đặc biệt là các chủng vi sinh vật có lợi – đóng vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp xanh. Đây là các sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn với con người và sinh vật có ích, đồng thời có thể thay thế thuốc trừ sâu hóa học trong nhiều khâu của sản xuất trồng trọt. Đặc biệt, trong bối cảnh nông sản Việt Nam ngày càng phải đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Mỹ, Nhật Bản, việc chuyển đổi sang sản xuất sạch, an toàn bằng công nghệ sinh học là con đường tất yếu.
![]() |
Quang cảnh buổi Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ sinh học trong cây trồng tại các huyện, thành phố Hà Nội, thực trạng và giải pháp”(Ảnh Hanoimoi) |
Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội SVC Việt Nam, chia sẻ:
“Thứ nhất, tôi rất vui khi Liên hiệp hội KHKT Hà Nội và Hội Làm vườn Hà Nội phối hợp tổ chức hội thảo này, càng vui hơn khi thấy thành phần rất đông đủ các nhà quản lý, khoa học, các hội xã hội nghề nghiệp và một số hội viên. Đã có hơn 10 tham luận với những nội dung bổ ích. Điều này chứng tỏ ý nghĩa, sức hấp dẫn của vấn đề.
Thứ hai, khi nói về thực trạng ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, theo cá nhân tôi thấy: vấn đề lực cản hay hạn chế, không phải do thiếu cơ chế, thiếu chính sách, vì Nhà nước và Hà nội đã và đang quan tâm, đã có những căn cứ, điều kiện căn bản để triển khai, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, trong đó có sản phẩn hoa cảnh. Tuy nhiên, cái thiếu và còn yếu, chậm, là chuyển biến, đổi mới nhận thức.
Trước hết là nhận thức và hành động của các nhà quản lý các địa phương và Hà Nội. Với vai trò quản lý và định hướng, bà đỡ... ta đã thực sự quan tâm và quyết liệt triển khai, tập trung xây dựng mô hình phù hợp chưa? Chắc là còn rất hạn chế. Xung quang Hà Nội, có nơi đã làm tốt việc này (Tỉnh Lâm Đồng).
Và các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, đã chủ động tiếp cận, hỗ trợ, liên kết, phối hợp với người nông dân, nhà vườn để đưa các công nghệ sinh học phù hợp với điều kiện, mục tiêu sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi chưa? Hình như vẫn có khoảng cách lớn và vai trò chủ động vẫn chưa phải từ cả hai phía.
Thứ ba, về khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có hoa, cây cảnh. Phải khẳng định rằng: những năm gần đây, nông dân của chúng ta đã thông minh hơn, sản xuất có mục tiêu, mục đích rõ hơn, theo hướng nhỏ thì là thay đổi giống cây trồng, vật nuôi để có năng suất cao hơn; hay lớn hơn là lựa chọn các giống tốt, sạch bệnh, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; cao nữa là mạnh dạn đầu tư vào khâu sản xuất, lai tạo giống, chăm sóc, bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm... để có hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần phương thức sản xuất truyền thống.
Trong lĩnh vực Sinh vật cảnh, nhiều năm gần đây, nông dân, hội viên đã biết ứng dụng KHCN, công nghệ sinh học vào sản xuất hoa, cây cảnh. Nhiều mô hình doanh nghiệp, nhà vườn tại Hà Nội (Nhật Tân, Mê Linh, Thường Tín...), Vĩnh Phúc, Lâm Đồng... đã làm và rất thành công trong trồng hoa cảnh (hoa hồng, ly ly, lay ơn, hồ điệp...); các làng nghề, vùng trọng điểm trồng cây cảnh tại đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Sông Cửu long.., đã áp dụng các công nghệ sinh học vào chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh chi cây cảnh...
Vấn đề cần giải quyết và thúc đẩy ở đây là: Làm thế nào để nhiều hơn, đa số nông dân nhận ra vấn đề, mong muốn và hào hứng tham gia ứng dụng KHCN nói chung, công nghệ sinh học vào sản xuất?
Theo tôi, ngoài các cơ chế, chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước về KHKT, hạ tầng, chính sách hỗ trợ tài chính, đất đai... thì vai trò của các hội ngành, của VUSTA, HUSTA, của các nhà khoa học là giúp người nông dân nhận thức được họ nên chọn loại hình, mức độ, công đoạn, giải pháp ứng dụng KHCN gì vào sản xuất. Ứng dụng đó phải phù hợp, vừa sức đầu tư, mang lại hiệu quả rõ nhất về chất lượng, giá trị sản phẩm. Đề nghị các cơ quan quản lý, nhà khoa học quan tâm hơn vấn đề quy hoạch và định hướng về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh, tránh mắc vòng luẩn quẩn trong cung, cầu...
Tiếp nữa, các nhà quản lý, doanh nghệp, khoa học và truyền thông phải cùng vào cuộc, giúp người nông dân không chỉ xây dựng mô hình ứng dụng KHCN, mà còn giúp giới thiệu, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Riêng với hoa cảnh của Hà Nội, chúng tôi mong muốn Thành phố, các sở ngành và Liên hiệp Hội Hà Nội, Hội Làm vườn Hà Nội, các nhà khoa học, doanh nhân, cơ quan truyền thông giúp chúng tôi xây dựng các mô hình ứng dụng KHCN cao tại các vùng quy hoạch trọng điểm, các làng nghề hoa, cây cảnh.
Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ, phối hợp để thực hiện mục tiêu này, coi đó là giải pháp thúc đẩy nhanh hơn thực hiện mục tiêu phát triển ngành kinh tế sinh vật cảnh tại Thủ đô và cả nước.”
Tuy nhiên, một thực tế đáng chú ý là phần lớn các nghiên cứu công nghệ vi sinh ở Việt Nam hiện mới chỉ dừng lại ở mức trung bình. Việc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất còn hạn chế, chưa có nhiều mô hình hiệu quả và dễ nhân rộng. Do đó, Hà Nội cần có những chính sách thiết thực để tăng cường hiệu quả của nghiên cứu – chuyển giao – ứng dụng công nghệ sinh học. Trong đó, ưu tiên xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho nông dân, cán bộ kỹ thuật; đầu tư vào hệ thống nghiên cứu – sản xuất giống vi sinh vật có lợi; phát triển các chế phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, mô hình canh tác của Thủ đô.
Việc hỗ trợ tài chính cũng là một yếu tố quan trọng. Nhiều nông dân, hợp tác xã còn e ngại đầu tư vào công nghệ sinh học vì chi phí ban đầu cao, thời gian thu hồi vốn chậm. Do đó, Thành phố cần xây dựng các chương trình tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, trợ giá chế phẩm sinh học, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này bằng cách tạo hành lang pháp lý thuận lợi, minh bạch.
Bên cạnh đó, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thói quen canh tác và tiêu dùng. Cần có các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ về lợi ích của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học, nông sản sạch, nông sản hữu cơ. Khi người tiêu dùng hiểu rõ giá trị và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm an toàn, nông dân và doanh nghiệp sẽ có động lực để chuyển đổi mô hình sản xuất.
Một hướng đi mới cũng được các chuyên gia khuyến nghị là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hỗ trợ nông dân theo dõi, quản lý quy trình sử dụng chế phẩm sinh học, từ đó tối ưu hóa hiệu quả. Việc số hóa quy trình canh tác không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn góp phần kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường hiện đại.
Hội thảo cũng nhấn mạnh vai trò then chốt của các mô hình liên kết bốn nhà: nhà nước – nhà khoa học – doanh nghiệp – nông dân. Trong đó, nhà nước giữ vai trò kiến tạo chính sách, nhà khoa học cung cấp tri thức và chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp đầu tư và tiêu thụ sản phẩm, còn nông dân là người trực tiếp ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Khi bốn nhà cùng bắt tay và hành động vì mục tiêu chung, ngành trồng trọt Hà Nội chắc chắn sẽ có bước tiến mới, mạnh mẽ hơn và bền vững hơn.
Cuối cùng, từ những kết quả bước đầu và qua phân tích các hạn chế, các đại biểu tham dự hội thảo thống nhất cao về việc cần tiếp tục tổ chức các diễn đàn khoa học, tọa đàm chuyên sâu nhằm kết nối các nhà khoa học, doanh nghiệp, người sản xuất và cơ quan quản lý. Thông qua đó, tạo nền tảng cho sự phát triển một hệ sinh thái công nghệ sinh học nông nghiệp tại Hà Nội, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Thủ đô trên thị trường trong nước và quốc tế.
Với tầm nhìn chiến lược, sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp chính quyền, cùng sự đồng lòng của các lực lượng trong xã hội, ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt sẽ không còn là mục tiêu xa vời mà sẽ trở thành hiện thực sống động, góp phần xây dựng nền nông nghiệp Hà Nội xanh – sạch – hiện đại – bền vững.
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Tăng trưởng kinh tế từ khai thác di sản: Những điểm sáng trong phát huy tiềm năng du lịch văn hóa dựa trên giá trị bản địa
Tin bài khác

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Hội thảo của Liên hiệp Hội Việt Nam: Phát huy vai trò đội ngũ trí thức trong cải cách chính sách và phát triển quốc gia

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa
Đọc nhiều

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Chiết cành cây cảnh: Phương pháp nhân giống hiệu quả và tiềm năng kinh tế lớn

Không gian xanh – Yếu tố cốt lõi trong thiết kế bệnh viện hiện đại

Chất lượng không khí xuống cấp: Đã đến lúc Hà Nội đầu tư mạnh cho không gian xanh

Bỏ việc lương cao về quê nuôi "cá quý tộc", 9X Quảng Nam thu tiền tỷ đều tay

Ngành phân bón Việt Nam năm 2025: Bước chuyển mạnh từ thị trường và chính sách thuế

Tưởng là rau phụ, ai ngờ xà lách lại thành "người hùng thầm lặng" giúp gan thải độc

Hải đường trắng: Loài cây từng "gây bão" đắt hơn vàng ròng, trồng vừa chơi vừa giúp chữa lành thiên nhiên

Chàng trai vùng Thất Sơn làm ra chén, dĩa dùng một lần từ giấy lục bình

Cà phê Xã – Không gian kiến trúc xanh cho ký ức cộng đồng

Cô gái khmer kiếm tiền tỉ nhờ xuất khẩu mật thốt nốt sang Châu Âu

Loài cây mọc dại sau hè, thơm dịu như ký ức tuổi thơ, khiến bệnh tiểu đường phải chào thua

Hoa thanh xà can trường và khu vườn của cô gái trẻ trên cao nguyên Di Linh

Sa Đéc rực rỡ mùa hoa anh đào, hứa hẹn điểm check-in lý tưởng dịp lễ

Sôi nổi hội thi Chào mào Yên Phong mở rộng 2025: Nơi hội tụ của đam mê và tinh thần thiện nguyện

Hoa bún: Chút duyên lạ giữa lòng Hà Nội

Lan hồng lâu mộng: Ngôi sao mới của giới chơi lan Việt, nở hàng trăm bông, hút hồn người mệnh Thổ

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

'Cuộc chiến' hiếm hoi giữa cá sấu Mỹ và cá sấu châu Mỹ tại Florida

Vẹt đuôi dài – Những bộ óc thiên tài của thế giới loài chim

Lợi ích bất ngờ từ trào lưu ngắm chim hoang dã kết hợp du lịch sinh thái

5 loại cây siêu dễ sống, cực hợp với người bận rộn, hay quên

Nuôi chim đột biến, chàng trai có doanh thu 3 tỉ đồng/năm

Cây cũng có gu ăn uống: 5 loài cảnh nhiệt đới và khẩu vị phân bón riêng biệt

Hoa ly kép bền bỉ, kiêu sa và đầy mê hoặc trong không gian sống hiện đại

5 loài cảnh dưỡng khí, mỗi cây một “khẩu phần” phân bón riêng

Chạm tay vào mây: 100 nhà báo viết nên kỳ tích ở đỉnh Tà Xùa

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025 sẽ diễn ra tại Vĩnh Long, quy tụ 350 gian hàng

Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025: Đột phá tư duy, hành động thực chất vì một Việt Nam xanh và bền vững

Sôi nổi hội thi Chào mào Yên Phong mở rộng 2025: Nơi hội tụ của đam mê và tinh thần thiện nguyện

Dĩ An sẵn sàng cho Festival sinh vật cảnh lần II – Quảng bá nông nghiệp đô thị xanh

8X Bình Dương biến 3 sân thượng thành vườn rau xanh mướt, ai nhìn cũng mê

Nghìn năm di sản hội tụ tại lễ hội quà tặng của Thủ đô

Những vườn cây nghệ sĩ giữa lòng phố thị

Khai mạc Lễ hội hoa sưa năm 2025 - "rực rỡ sắc hoa vàng" tại Quảng Nam

Về quê làm nhà vườn, tài tử Huỳnh Anh Tuấn truyền cảm hứng sống xanh ở tuổi 57

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Nghệ nhân "biến" dừa khô thành tác phẩm nghệ thuật

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

Từ hạt đạm đầu tiên đến thương hiệu quốc gia: PVFCCo và sứ mệnh vượt tầm châu lục

Hà Nội: Chợ hoa cây cảnh thị xã Sơn Tây - Nơi giao lưu mua bán những sản phẩm Sinh vật cảnh

Nhìn lại chặng đường leo núi "Bước chân trên mây" 2025 đầy ý nghĩa

Khám phá kiệt tác "Cửu Long Tọa Sơn" độc nhất vô nhị tại Triển lãm sinh vật cảnh Đền Đô 2025

Hơn 380 tác phẩm có mặt tại Triển lãm Sinh vật cảnh Đền Đô 2025
