Chiêm ngưỡng mâm cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch: Đẹp chuẩn truyền thống, trọn vẹn ý nghĩa
Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch) là dịp lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa người Việt. Đây là ngày “diệt sâu bọ” – thời điểm giao mùa, khi người dân chuẩn bị mâm cúng thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, cầu mong sức khỏe, bình an và mùa màng bội thu.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa, với những món đặc trưng như rượu nếp, bánh tro, các loại trái cây mùa hè... Trong những ngày này, cộng đồng mạng rộn ràng chia sẻ hình ảnh mâm cúng đẹp mắt, chỉn chu. Một trong những mâm cúng được yêu thích và chia sẻ nhiều chính là của chị Lý – hiện đang sống tại Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội.
![]() |
Chị Lý rất thích nấu ăn và cắm hoa. |
Chị Lý chia sẻ: “Không biết là nhanh hay chóng nhưng năm nào mình cũng chuẩn bị hết 2 tiếng đồng hồ. Mình dậy từ sáng sớm đi chợ, mất khoảng một tiếng để lựa đồ lễ rồi về nhà bày biện tiếp khoảng một tiếng nữa là xong. Vì Đoan Ngọ chủ yếu là hoa quả, bánh trái nên cũng không cần nấu nướng cầu kỳ như Rằm tháng Giêng hay lễ ông Công ông Táo.”
![]() |
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch được chị Lý chuẩn bị, bày biện. |
![]() |
Chị Lý mất gần 2 tiếng đồng hồ để chuẩn bị một mâm cúng tươm tất, đẹp mắt. |
![]() |
Chị Lý lựa chọn rượu nếp, xôi cốm cùng các loại trái cây vừa đẹp mắt, vừa hợp mùa. |
Mâm cúng năm nay của chị gồm rượu nếp, xôi cốm cùng các loại trái cây mùa hè như mận, vải, đào – vừa đẹp mắt, vừa hợp mùa. Điều đặc biệt tạo nên sự duyên dáng và tinh tế cho mâm cúng là bó hoa sen Bách Diệp được chị chuẩn bị kỹ lưỡng.
“Dịp này đúng mùa sen, nên năm nào mình cũng chọn sen Bách Diệp để dâng lễ. Dòng sen này có mùi thơm sâu và dịu nhất, không dòng nào sánh bằng. Chỉ cần hai chục bông là căn nhà thơm mát, rất dễ chịu. Mâm cúng cũng vì thế mà trở nên thanh nhã hơn nhiều,” chị Lý tâm sự.
![]() |
Khi được hỏi về bí quyết giữ sen tươi và đẹp, chị cho biết mình thường đặt mua sen của chủ đầm từ sáng sớm: “Họ cắt xong giao luôn nên tươi lắm, phí hơi cao chút nhưng đáng. Mình mua từ hôm trước, ngâm dưỡng kỹ. Sáng hôm sau mới cho lên bình, hoa ngậm đủ nước nên nở căng và tươi lâu.”
Là người đam mê nấu nướng và cắm hoa, chị Lý còn tinh tế chuẩn bị thêm bánh trái mà các con yêu thích, để sau khi cúng, mọi người trong nhà cùng nhau thưởng lộc, tạo nên một cái Tết nhỏ ấm cúng, trọn vẹn.
“Mỗi dịp lễ, mình luôn cố gắng bày biện mâm cúng bằng cả tấm lòng. Không cần cầu kỳ hay sang trọng, chỉ cần gọn gàng, đủ lễ, dâng bằng tâm thành là được. Trẻ con thì háo hức, người lớn thì yên tâm. Tết Đoan Ngọ với mình là dịp để gắn kết, là một nét đẹp không thể thiếu trong nếp nhà,” chị Lý bày tỏ.
Bên cạnh mâm cúng đầy tinh tế của chị Lý ở Long Biên, mâm lễ Tết Đoan Ngọ của chị Đỗ Thu Ngọc, sống tại Hà Nội, cũng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng bởi vẻ đẹp hài hòa và sự chỉn chu trong từng chi tiết.
“Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) là một trong những ngày Tết truyền thống quan trọng của người Việt, còn được gọi là 'Tết giết sâu bọ'. Mâm lễ trong ngày này mang ý nghĩa trừ tà, diệt sâu bọ trong người, cầu bình an, sức khỏe cho cả gia đình,” chị Ngọc chia sẻ.
![]() |
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch của chị Thu Ngọc nhận nhiều lời khen ngợi. |
![]() |
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch hài hòa, chỉn chu của chị Thu Ngọc. |
![]() |
Mâm cúng nhà chị Ngọc được chuẩn bị đầy đủ các lễ vật truyền thống: rượu nếp, bánh gio, quả mận, vải, đào, thêm bánh xu xê và xôi – vừa đúng nghi thức, vừa bắt mắt về màu sắc. |
Mâm cúng nhà chị Ngọc được chuẩn bị đầy đủ các lễ vật truyền thống: rượu nếp, bánh gio, quả mận, vải, đào, thêm bánh xu xê và xôi – vừa đúng nghi thức, vừa bắt mắt về màu sắc. Tất cả được bày biện gọn gàng, hài hòa, thể hiện sự chăm chút và thành tâm của người làm lễ.
![]() |
Tất cả được bày biện gọn gàng, hài hòa, thể hiện sự chăm chút và thành tâm của người làm lễ. |
Chị Ngọc cho biết: “Ngày Tết Đoan Ngọ đúng mùa sen nên em thường chọn sen Quan Âm – loại sen trắng hoặc hồng nhạt, cánh dày và hương thơm thanh nhẹ. Hoa cắm vào mâm lễ không chỉ giúp mâm cúng thêm đẹp mà còn mang lại cảm giác an yên, thanh tịnh.”
![]() |
Ngoài các lễ vật truyền thống, chị Ngọc cũng linh hoạt bày thêm vài loại bánh, trái phù hợp với khẩu vị của các thành viên trong nhà. |
![]() |
Với chị Ngọc, mỗi mâm lễ không chỉ là nghi thức, mà còn là khoảnh khắc gìn giữ nếp nhà, gắn kết gia đình qua từng mùa lễ tết. |
Ngoài các lễ vật truyền thống, chị Ngọc cũng linh hoạt bày thêm vài loại bánh, trái phù hợp với khẩu vị của các thành viên trong nhà. Với chị, mỗi mâm lễ không chỉ là nghi thức, mà còn là khoảnh khắc gìn giữ nếp nhà, gắn kết gia đình qua từng mùa lễ tết.
Chị tâm sự: “Mình rất trân trọng những dịp lễ cổ truyền như thế này, bởi nó giúp các con hiểu thêm về phong tục tập quán của ông bà mình, và chính bản thân em cũng được sống chậm lại, chăm chút cho những giá trị tinh thần thiêng liêng.”
Tin mới


Hà Tĩnh: Phong trào nuôi và thi chim cảnh ngày càng phát triển

Cây duối bonsai: Sức sống mãnh liệt, thế đẹp cổ kính chinh phục người yêu cây cảnh
Tin bài khác

Cây chuỗi ngọc, đặc điểm, ý nghĩa và cách đặt cây hợp với phong thủy

Không chỉ đẹp mà còn may mắn: Loài hoa “đại cát” khiến cả sân vườn bừng sáng

Cúc Phương mùa tháng 5: Rợp trời bướm trắng, lung linh đom đóm và hành trình trở về với thiên nhiên
Đọc nhiều

"Vua Chum Tứ Kỳ": Người đàn ông Hải Dương sưu tầm gần 15.000 chiếc chum cổ suốt hơn 20 năm

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Nghệ nhân cao tuổi Lê Đức Hùng – Người thổi hồn vào cây cảnh xứ Quảng

“Phù thủy” hoa kem: Biến kem topping thành những đóa hoa sống động như thật

Chàng kiến trúc sư dành cả trái tim cho những khuôn bánh ký ức

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Gặp gỡ nghệ nhân 8X - Người "thổi hồn" sống động vào từng hòn non bộ

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Nghệ nhân Phạm Tùng Dinh: Đôi bàn tay vàng chuyên làm hang đá, vườn thiêng Fatima

Lan thủy tiên: Nét kiêu sa giữa vũ khúc đại ngàn

Bão số 1 gây mưa lớn - Nhiều tỉnh miền Trung ngập cục bộ, thiệt hại nhiều tài sản

EcoBambu: Kiến tạo hệ sinh thái xanh từ cây tre Việt

Hà Tĩnh – Quảng Bình: Chủ động ứng phó với mưa bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Quảng Bình: Hướng dẫn phòng trừ châu chấu phá hoại cây luồng và măng của người dân

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Quảng Bình: Hàng triệu con châu chấu tàn phá rừng luồng măng, người dân lo lắng mất sinh kế

Doanh nghiệp chuyển đổi xanh nhiều thách thức và cơ hội vươn mình

Tỉnh Quảng Nam thực hiện dự án chăm sóc hoa viên, cây xanh, thảm cỏ có trị giá hơn 2,1 tỷ đồng

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Quỹ hạnh phúc cho mọi người – Hành trình 10 năm đánh thức những trái tim nhỏ bé

Bùng nổ cảm xúc với màn trình diễn pháo hoa giữa Canada và Trung Quốc

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Từ Sơn Garden City: Không gian sống xanh đẳng cấp nơi phồn vinh Kinh Bắc

Không gian xanh – Sống chậm giữa thời đại nhanh

3 loại cây cảnh “phong thủy vượng phát”, trồng ở sân nhà là đổi vận

Top 5 loài chim cảnh vừa đẹp, vừa hót hay, lại mang may mắn về cho gia chủ

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Đến vùng 2 Hải quân nghe câu chuyện người viết nhạc giữ biển khơi

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Vị trí đặt cây để thu hút tài lộc

Long An sáp nhập với Tây Ninh: Khách đến không thể bỏ qua mắm còng Cần Giuộc, bánh tráng phơi sương

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 - “ Kỷ nguyên mới” khai màn ấn tượng

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang
