Nghệ thuật chơi đá cảnh

Nghệ thuật chơi đá cảnh
aa

Cũng như Bonsai, nghệ thuật chơi Đá cảnh xuất phát từ Trung Hoa, dưới triều nhà Tống. Vào năm 1117, khi Tống Huy Tông được triều cống những viên đá đẹp từ vùng núi Khánh Đá, thuộc huyện Từ Châu (nay là huyện Linh Bích), thì vị hoàng đế này bắt đầu say mê chơi đá và dân chúng cũng bắt đầu chú ý tới những viên đá đẹp…

Người chơi đá nổi tiếng nhất thời đó là Lý Dục với những sơn nghiên trứ danh, vốn là những viên đá đẹp có hình núi non, và được mài trũng ở giữa để đựng mực. Những nghiên đá đẹp này đã được truyền từ đời vua này qua đời vua khác. Sau đó, thi hào Tô Đông Pha về nhậm chức tại Từ Châu cũng ưa sưu tầm đá đẹp. Những bài thơ vịnh đá cùng với tiếng tăm của ông đã làm hưng khởi phong trào chơi đá cảnh. Năm 1086 Thái thú Mễ Nguyên Chương về trấn nhậm gần Linh Bích, ông đã cùng Tô Đông Pha đặt ra những nguyên tắc đầu tiên cho việc lựa chọn đá cảnh. Theo các ông thì đá đẹp phải có đủ bốn tiêu chuẩn là Sấu, Thẩm, Lậu, Thấu.

  • Sấu: gầy guộc nhưng phải rắn rỏi.
  • Thẩm: gân sớ, nhăn nheo biểu hiện tính cổ lão, “tang hải thương điền"...
  • Lậu: lồi lõm, hang hốc biều hiện sự thâm u…
  • Thấu: có hang lỗ thủng xuyên qua biểu thị sự triệt thông (thông suốt)...

Có nghĩa là viên đá phải là một trong 6 dạng sau đây:

- Thanh tú thạch: đá có hình dáng đẹp, màu sắc hài hòa, vân đá mạch lạc.
- Cô thuận thạch: trái với thanh tú thạch, đá loại này gầy guộc, cằn cỗi, tượng trưng cho sự khắc khổ.
- Thần lâu thạch: đá lồi lõm, có hang hay lỗ.
- Viên hược thạch: đá tròn, nhẵn.
- Tượng hình thạch: đá có hình người, vật, đồ vật hay cảnh quan tự nhiên.
- Quái thạch: đá có hình thù kỳ dị.
Ngoài ra, dựa theo màu sắc người ta còn phân biệt ra các loại đá hoàng lạp (sáp vàng), kim qua (vỏ dưa), hắc đảm (đen như mật), ngũ sắc (nhiều màu), vân thạch (có vân), quy giáp (có khứa vằn như mai rùa).

Những chi tiết sau đây cũng rất quan trọng vì làm tăng thêm giá trị của viên đá:

- Chất đá: đá càng cứng càng quý.
- Hốc đá: đá bị soi mòn thành những chỗ lồi lõm ở phía trong.
- Mắt đá: đá có những lỗ hổng xuyên thủng qua.
- Huyệt đá: hốc đá chứa một hay nhiều cục đá nhỏ ở trong (gọi là măng đá) mà ta không lấy ra được.
- Vân đá: những vân này thay đổi theo nhiều hình thể. Thể cảnh vật là khi những vân đá tạo nên một cảnh trí núi non, sông nước như bức tranh thủy mạc hay hình con nai đang nhảy dưới trăng, hình mỹ nữ đang múa, hình cành hoa hay chim chóc vv... Thể vân là khi đá trông như những đám mây vần vũ trên trời, như ráng mặt trời lúc hoàng hôn, như sóng vỗ bờ, như nước chảy cuồn cuộn dưới sông hay chỉ là những vân như trong lòng các cây gỗ quý...

Trung Hoa là một quốc gia có diện tích rộng lớn, cho nên mỗi miền có một loại đá khác nhau với những đặc điểm của nó, ta có thể kể một vài loại như sau:

- Đá san hô: do san hô hay các loại sinh vật sống bám dưới nước tích tụ lại. Đá có chỗ mịn, chỗ thô, có vân. Loại này có nhiều ở vùng duyên hải tỉnh Fujian.
- Đá bọt: màu xám đậm hoặc lợt, cấu tạo bởi các chất của núi lửa và là sản phẩm của vùng Changbai trên dãy núi giáp giới Triều Tiên.
- Đá có cặn cát hay lỗ rỗng: màu xám nhạt hay nâu đỏ nhạt, có hình dáng núi hoặc những ống đan chéo nhau rất lạ lùng và đẹp mắt. Đó là sản phẩm của các vùng Anhui, Sichuan và Guangxi Zhuang.
- Đá Taihu: màu trắng nhạt, mặt nhẵn bóng và có nếp xếp nhăn nheo, có ngóc ngách như các hang động. Đá này có ở miền Gansu, Zhejiang và Anhui.
- Đá Guizhou: màu xám, bề mặt lồi lõm, có nhiều loại hình và loại vân là sản phẩm của vùng Guizhou.
- Đá Guilin: màu trắng hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn và vết xếp trên mặt, nên hình thù trông rất giống các núi tuyết. Đá có ở vùng Guangxi.
- Đá Yingde: màu đen, xám hoặc xanh da trời, hoặc xám với những vệt trắng. Vân đá rất rõ. Đá có các khe trông như khe núi rất đẹp. Đây là sản phẩm của vùng Shaoguan.
- Đá Lingbi: giống đá Yingde về màu sắc và hình dáng, nhưng đặc biệt khi gõ vào thì phát ra âm thanh như kim khí. Đá có ở huyện Lingbi tỉnh Anhui.
- Đá vân rùa: màu xám nhạt, vân trông như mai rùa, rất đẹp. Đá có ở tỉnh Shangdong.
- Cây hóa thạch: đá màu nâu hoặc xám, có dáng dấp như cây gỗ, đá này có nhiều ở tỉnh Zhejiang.

Như trên ta đã thấy, nghệ thuật chơi đá cảnh bắt nguồn từ Trung Hoa, du nhập và phát triển mạnh tại Triều Tiên rồi tới Nhật Bản, sau đó lan truyền qua các nước khác. Vì đất chật, dân đông, người Nhật tìm cách thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên qua cảnh vật thu nhỏ như bonsai và đá cảnh. Dân tộc này có biệt tài thu dụng những cái hay, cái đẹp của nước ngoài rồi thần tình biến hóa thành nghệ thuật riêng. Vì thế, cũng như bonsai, họ nổi tiếng về nghệ thuật chơi đá cảnh mà ngày nay giới chuyên môn gọi là Suiseki.

Thú chơi đá cảnh bắt đầu du nhập từ Trung Hoa, qua Nhật Bản vào khoảng năm 593-628. Lúc này đá hoàn toàn phản ảnh quan niệm thẩm mỹ của Trung Hoa với dáng đá thẳng, có khi cao tới 90cm (3 feet), sần sùi, và thường được đục đẽo hoặc mài dũa cho đẹp. Người Nhật không ưa thế đá này mà thích thế đá nằm ngang. Những Thiền sư cũng đem từ Trung Hoa về lối bài trí đá cảnh lẫn với hoa Iris hoặc hoa phù dung. Trong thời kỳ này quan niệm về đá cảnh cũng chịu ảnh hưởng của Đạo Lão và Đạo Khổng. Các vị Thiền sư quan niệm rằng đá là biểu tượng cho thế giới siêu hình, nên đá cảnh đã dự một phần trong việc tu, thiền. Các vườn thiền (Zen) lớn nhỏ được tạo nên tại các tu viện và tại tư gia của các nhà quyền quý. Trong những vườn này người ta thường để rải rác những viên đá trên một nền đá dăm hay cát, được cào thành mô hình theo quy luật.

Lãnh Chúa Ashikaga Yoshimasa (1449-1474) là người rất yêu thích đá cảnh, và đã dùng đá làm bối cảnh cho những buổi lễ trà đạo, từ đó lối bài trí đá cảnh chung với hoa của Trung Hoa không còn nữa. Bắt đầu từ năm 1853, người Nhật bãi bỏ chính sách bế môn tỏa cảng, mở cửa giao thiệp với nước ngoài, nên các bộ môn nghệ thuật cũng bắt đầu bành trướng, do đó thú chơi đá cảnh cũng trở thành phổ thông, và không chỉ còn là thú tiêu khiển được quyền của các hiệp sĩ và giới quý tộc nữa. Dưới triều đại Meiji (1868-1912) người ta đã phân ra 3 loại đá cảnh: Tennen Kiseki là đá có hình dáng thiên nhiên như núi đồi, sông hồ, người hay vật; Tenseki: đá để bày chung với bonsai dùng để diễn tả các mùa; Kaseki là cây hóa thạch.

Trong triều đại này đá cảnh được những văn nhân, thi sĩ nổi tiếng đề thơ ca ngợi và nhiều nghệ nhân viết sách để giới thiệu những viên đá đắc ý của mình. Cũng trong thời gian này, danh từ Suiseki ra đời. "Sui" là nước, "Seki" là đá. Đá mới được sưu tầm về gọi là đá non (shinseki). Người ta phải dùng tới kỹ thuật nuôi đá (yoseki) với 2 phương pháp: Nuôi đá khô - là để đá ở trong nhà rồi thoa bằng tay và bằng khăn mềm trong nhiều năm liên tiếp cho tới khi đá nhẵn bóng; tuyệt đối không được dùng dầu hay bất cứ một chất liệu nào khác để đánh bóng ngoài mồ hôi của con người. Nuôi đá ẩm là để đá ngoài vườn cho đá chịu ảnh hưởng của thời tiết, nắng, mưa, và năng tưới nước; dần dà đá sẽ giữ nước (mizumochi) và trở thành sẫm màu. Với phương pháp này, người ta còn để đá trong nhà, trên một khay không thấm nước và tưới nước lên đá ngày 3 lần trong nhiều năm liên tiếp. Lúc đầu thì nước bốc hơi đi, nhưng lâu dần đá thấm nước thành nhẵn bóng và mọc rêu. Nếu đá có dạng viễn sơn (núi nhìn từ xa) thì thường được để đất xung quanh với rêu ướt, như cảnh một cánh đồng hoang dã.

Như vậy, chữ Suiseki mà ngày nay người ta quen dùng để gọi các loại đá cảnh không hoàn toàn đúng, khi Suiseki chỉ tất cả các loại đá cảnh, dù không phải là đá được tưới nước trong nhiều năm như trước. Người Mỹ gọi là "Viewing Stone" và ta gọi là "Đá cảnh" hợp lý hơn. Đá được "nuôi" không có giá trị bằng đá đẹp tự nhiên. Thế giới biết nhiều tới Đá cảnh do cục triển lãm Bonsai và Đá cảnh được tổ chức tại Hội chợ Quốc Tế Osaka năm 1970, và từ đó tại các quốc gia trên toàn cầu bắt đầu xuất hiện những hội chơi đá cảnh, mà phần đông là cùng chung với những hội chơi bonsai. Người ta thường phân loại đá cảnh theo kích thước, hình thể, chất cấu tạo, gân đá, màu đá và xuất xứ, nhưng đôi khi những yếu tố trên phối hợp lại thành một tác phẩm mỹ thuật độc đáo mà ta không thể nào xếp loại được:

Kích thước: Đá cảnh do thiên nhiên tạo ra, cho nên kích thước không đồng đều. Người ta phân ra làm nhiều loại tùy theo kích cỡ:

  • Loại tí hon (Mame) 2.5-15cm ( 1-6 inches).
  • Loại nhỏ (Kogata) 15-30 cm (6-12 inches).
  • Loại trung (Hyojun) 30-60 cm (12-24 inches).
  • Loại lớn (Ogata) 61 cm (21.2 inches) trở lên.

Hình thể: Đá cảnh thường có nhiều hình thù khác nhau, nhưng dạng cổ điển và có nhiều nhất là dạng núi (yamagata-ishi) với hình tam giác. Có khi đá là một trái núi đơn độc, cô phong hay độc phong (koho-seki); có khi là hai ngọn, song phong (soho-seki); có khi là nhiều ngọn, đa phong (rempo-seki). Đôi khi nhiều hình tam giác liên kết với nhau tạo thành một dãy núi, trường sơn (renzan-seki). Hình tam giác này có thể là một hình tam giác đều với 3 chiều bằng nhau, hoặc là hình tam giác cân với 2 chiều bằng nhau, nhưng có khi là những hình tam giác có cạnh không đồng đều, cũng giống như hình thể của núi non thật trong thiên nhiên vậy.

Nếu dưới dạng trường sơn thì ngọn phụ, nhỏ hơn, phải nằm ở phía sau ngọn chính để tạo cho ta cái ảo giác về chiều sâu của một dãy núi trùng trùng, điệp điệp, khơi dậy ở người thưởng lãm tính tò mò, khiến họ phải chú tâm tìm hiểu thêm. Đỉnh chính phải ở vào khoảng 1/3 chiều ngang của dãy núi.

Đá dưới dạng viễn sơn (toyama-ishi), núi nhìn từ xa, là hình dáng đơn giản và cổ điển được người Nhật ưa thích, vì họ cho là viên đá này bao gồm đầy đủ nét thẩm mỹ, tinh thần đạo giáo, cũng như triết lý cao siêu, nên được dùng để làm trọng tâm cho việc tu thiền. Đỉnh của đá dạng này cũng phải theo quy luật là nằm ở khoảng 1/3 chiều ngang của núi, và hơi nghiêng về phía trước hay phía sau, chứ không ở ngay chính giữa. Sườn núi phải dốc thoai thoải từ ngọn xuống. Những ngọn khác cũng phải chếch về phía sau hay ra phía trước, chứ không nằm ngang hàng với ngọn chính. Đá có dáng cận sơn (kinzan-seki), núi nhìn gần cũng phải theo cùng quy luật trên, nhưng khác ở chỗ những gân đá và những chi tiết nổi lên rõ ràng hơn, giống như khi ta đứng ngay dưới chân núi mà ngắm núi thật vậy.

Đá có dáng núi với thác nước (taki-ishi) được tạo ra bởi chất khoáng có màu lợt hơn màu đá nền núi, trông giống như nước chảy từ giữa khe núi. Nếu thác nước chảy từ giữa hai ngọn núi không cùng một chiều cao, thì quý hơn là thác bắt đầu chảy thẳng từ trên ngọn xuống, vì người thưởng làm sẽ tò mò tới gần để tìm hiểu xem nước bắt nguồn từ đâu; đó chính là điểm nghệ thuật và là giá trị của hòn đá. Thác nước nằm ở vị trí 1/3 chiều ngang của núi thì được coi là đẹp, vì trông không nhàm chán như khi nằm ở ngay giữa ngọn núi. Dòng nước càng xuống phía dưới chân núi càng phải lớn dần, như thác nước từ cao đổ xuống càng gần mặt đất càng tỏa rộng ra vậy.

Đá có dáng núi và suối (keiryu-seki) khác với đá có thác ở chỗ: những vệt đá tượng trưng cho nước chạy theo chiều ngang của núi, chứ không chạy theo chiều dọc, và đường nước lưu thông trông có vẻ nhỏ, vì lượng nước suối chảy yếu hơn lượng nước ở thác. Nếu thác hay suối chạy vòng từ đằng sau hòn đá ra đằng trước, thì viên đá vô giá trị vì trái với sự thật ngoài thiên nhiên. Trường hợp những hòn núi có khe lõm mà không có chất đá khác màu tượng trưng cho nước, thì gọi là Thác cạn, cũng giống như một ngọn núi ngoài thiên nhiên bị thác nước xói mòn thành khe núi, và nước đã bị khô cạn trong mùa nắng ráo.

Ngoài ra, ta còn thấy đá dưới những dạng khác như: một mỏm núi nhô ra biển (amazadori-ishi), một cái hồ ở giữa hay ở lưng chừng núi (mizutamari-ishi), một bình nguyên (doha-ishi), một bậc đá (dan-seki), một hang động (dokutsu-ishi), một ghềnh đá ở bờ biển (iwagata-ishi), hình người, thú vật hay đồ vật như mái nhà, cái thuyền (sugara-ishi) v.v... Những đá sa mạc không có hình thù rõ rệt thì được xếp vào loại trừu tượng (chusho-seki). Tóm lại về hình thể thì đá cảnh có muôn hình vạn trạng, tùy theo óc tưởng tượng của người sưu tầm cũng như khách thưởng lãm.

Chất cấu tạo: Những khoáng chất màu lợt như quartz hay feldspar đã cấu tạo thành suối hay thác nước. Đôi khi các chất khác với nhiều màu sắc đã tạo ra những vân đá như những vằn trên da cọp, hình hoa mà người Nhật ưa thích nhất là hoa cúc, hình lá, hình cảnh trí thiên nhiên như ráng mặt trời, tranh thủy mặc v.v... Những đá loại này thường có nhiều ở Á châu, nhất là tại Trung Hoa và chỉ có giá trị về thẩm mỹ, chỉ được coi là đá đẹp Biseki thôi chứ không được coi là Suiseki.

Gân đá: Người ta cũng còn phân loại đá cảnh dựa theo gân đá; thường có 6 loại chính:

  • Itomaki: vân chạy ngang dọc trên mặt đá như cái lưới.
  • Jagure: vằn trên đá giống như vết bò của loài rắn trên mặt cát.
  • Sudachi: mặt đá có lỗ hoặc những vết lõm sâu khoảng 12mm (1/2 inch).
  • Shun: đá có những vết hằn, vết cắt rất sâu.
  • Ryugan: đá có những vệt đậm màu trên nền đá lợt.
  • Nashijihada: đá có nhiều đốm trên mặt như trái lê Nhật Bản.

Màu đá (shoku): Đá đậm màu có giá trị hơn, mặc dù trên thực tế rất hiếm khi kiếm được một hòn đá cảnh đẹp lợt màu. Màu đá cũng phải tùy thuộc hình dáng của đá, vì không gì khó chịu hơn khi nhìn một hòn đá dáng cận sơn hay viễn sơn màu đỏ hay màu vàng.

Xuất xứ: Người ta còn phân loại đá theo xuất xứ, tức là vị trí đã tìm thấy đá trên thế giới như đá Ligurian Alps ở Ý, đá Murphys ở Sierra Nevada Hoa kỳ, đá Sa mạc (sabaku-ishi) ở miền Tây Nam Hoa kỳ, Úc châu và Phi châu. Đá tại những nơi này có chất cấu tạo đặc biệt, khiến ta không thể nhầm lẫn được với các đá khác.

Đặc điểm của đá cảnh là không có viên nào giống viên nào, vì qua sự xoi mòn của sóng gió, nắng mưa, địa chấn, hàng ngàn có khi hàng triệu năm, mỗi viên đá tùy theo địa chất, tùy theo hoàn cảnh thiên nhiên mà có một hình dáng, một sắc thái đặc thù, nhân loại không thể nào bắt chước được. Thường thì người ta để nguyên hình dáng sẵn có của đá để chiêm ngưỡng, nhưng đôi khi cũng khéo léo đục bỏ hay mài dũa bớt những mẩu đá dư thừa để hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật. Những đá được mài bóng bởi máy móc không còn mấy giá trị.

Muốn sưu tầm đá cảnh, ta có thể tìm tới ven biển hay sông ngòi, các vùng sa mạc, nhất là những nơi có vết tích của sông ngòi xưa, nay đã khô cạn ở khắp nơi trên thế giới. Ở Âu châu đá đẹp có tại vùng thung lũng sông Loire, hoặc Massif Central của nước Pháp, vùng Angelsey của nước Anh, vùng sông Aare của Thụy Sĩ. Ở Nam Mỹ đá đẹp có nhiều tại Brazil, Venezuela và Columbia. Ở Bắc Mỹ đá đẹp tìm thấy ở sông Columbia và ở thung lũng sông Fraiser. Ở Hoa Kỳ đá đẹp có ở những vùng sa mạc Arizona, Utah và Nevada. Tại California đá đẹp có tại vùng các sông Russian, Kern, Eel, Klamath và Trinity. Vùng Jade Cove ở Monterey Bay có loại đá đen bóng gọi là Ngọc California (California jade) rất đẹp. Đá cũng có tại Garnet Hill gần Palm Spring, Lake Hill gần Death Valley, vùng núi San Benito và đặc biệt là vùng Clear Creek có loại đá màu tím rất đẹp.

Nguyên Bảo tổng hợp

Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc

Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac

Facebook: https://facebook.com/tapchivietnamhuongsac.vn

Youtube: https://youtube.com/@tapchivietnamhuongsac68

Tin mới

Hồng cổ Sapa: Loài hoa hơn trăm năm gây thương nhớ nhờ vẻ đẹp cổ điển và mang ký ức thời gian

Hồng cổ Sapa: Loài hoa hơn trăm năm gây thương nhớ nhờ vẻ đẹp cổ điển và mang ký ức thời gian

Không rực rỡ như hồng ngoại, không cầu kỳ như các giống hồng lai hiện đại, hoa hồng cổ Sapa vẫn âm thầm chinh phục người chơi hoa bởi vẻ đẹp thanh tao, hương thơm cổ điển và sự bền bỉ vượt thời gian.
Thứ quả mọc dại ở miền núi, nay là vị thuốc bổ thận, giá gần 200.000 đồng/kg

Thứ quả mọc dại ở miền núi, nay là vị thuốc bổ thận, giá gần 200.000 đồng/kg

Quả dướng là loại quả dân dã, được trẻ em miền núi ưa thích, nay trở thành vị thuốc bổ thận quý hiếm.
Bí quyết trồng lan hồ điệp để hoa bung sắc cả bốn mùa

Bí quyết trồng lan hồ điệp để hoa bung sắc cả bốn mùa

Lan hồ điệp gây ấn tượng với dáng đẹp, hoa nở bền và rực rỡ quanh năm. Để đạt được điều đó, người trồng cần nắm vững một vài bí quyết chăm sóc đúng cách.

Tin bài khác

Cây hoa sen: Vai trò trong bảo tồn đa dạng sinh học

Cây hoa sen: Vai trò trong bảo tồn đa dạng sinh học

Cây hoa sen – Yếu tố quan trọng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Tìm hiểu cấu trúc sinh thái, lợi ích với môi trường, con người và cách bảo vệ quần thể này
Sen trong bếp Việt: 5 món ăn thanh tao, bổ dưỡng, ai cũng nên thử một lần

Sen trong bếp Việt: 5 món ăn thanh tao, bổ dưỡng, ai cũng nên thử một lần

Sen không chỉ là loài hoa thanh tao gắn liền với vẻ đẹp thuần khiết của văn hóa Việt, mà còn là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Từ hạt, nhụy cho đến củ sen, tất cả đều có thể tạo nên những hương vị độc đáo, hấp dẫn khó quên.
Bột hạt sen: tinh hoa dinh dưỡng từ đầm sen Việt Nam

Bột hạt sen: tinh hoa dinh dưỡng từ đầm sen Việt Nam

Từ xa xưa, hạt sen đã trở thành một thành phần thiết yếu trong nền y học cổ truyền và ẩm thực Việt Nam. Với nguồn gốc từ những đầm sen trong lành, bột hạt sen kết tinh những tinh túy quý giá của thiên nhiên, mang đến giá trị dinh dưỡng và dược tính vượt trội. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết về nguồn gốc, thành phần, lợi ích và ứng dụng đa dạng của loại bột quý giá này trong đời sống hiện đại.
Xem thêm
Khơi sắc mai vàng Long An bằng công nghệ cao và kỹ thuật nhân giống mới

Khơi sắc mai vàng Long An bằng công nghệ cao và kỹ thuật nhân giống mới

Mai vàng, loài hoa biểu tượng của Tết phương Nam, đang đứng trước cơ hội lớn để chuyển mình nhờ khoa học công nghệ.
Bí kíp vườn nhà: 9 mẹo đơn giản giúp cây cảnh khỏe mạnh, lá xanh rực rỡ

Bí kíp vườn nhà: 9 mẹo đơn giản giúp cây cảnh khỏe mạnh, lá xanh rực rỡ

Chăm cây cảnh không chỉ cần tưới nước và ánh sáng. 9 mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp bạn ngăn thối rễ, xua sâu bệnh và giữ lá luôn xanh bóng.
Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

Bã cà phê – tưởng bỏ đi nhưng lại là “vũ khí bí mật” giúp cây phát triển nhanh, hoa lá đẹp như mơ. Chỉ 1 thìa nhỏ, cả khu vườn bừng sức sống!
HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Nhân ngày Trái Đất 22/4/2025 và 30 năm tại Việt Nam, Công ty HP cùng đối tác khởi động chiến dịch trồng “30.000 cây xanh” vì một tương lai bền vững.
Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Bonsai sim tím đang hút khách nhờ dáng đẹp, hoa tím và quả ngọt. Tuy nhiên, nếu không chọn đúng cây, người chơi dễ gặp rủi ro sau vài tuần trồng.
Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Muốn cây cảnh ra hoa đẹp, đừng chỉ tưới nước. Mỗi loài cây có “khẩu vị” riêng: bia cho sen đá, nước đậu nành cho trầu bà, hành tây cho lan...
Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hội thảo chuyên đề “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” đã được tổ chức long trọng, thu hút hơn 100 đại biểu tham dự.
Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Chỉ cần thêm vài nguyên liệu quen thuộc vào nước vo gạo, bạn sẽ có ngay loại "phân bón sống" giúp cây cảnh phát triển xanh tốt, hoa nở rực rỡ.
Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Vườn bioponic không chỉ là nơi trồng cây, mà còn là không gian sống động, xanh mát giúp bạn xoa dịu tâm hồn.
Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc có gần 30 đô thị, 9 khu công nghiệp (KCN) và nhiều cụm công nghiệp (CCN) đang hoạt động. Do đó, việc quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh có vai trò quan trọng, góp phần hình thành không gian xanh mang lại giá trị thẩm mỹ và môi trường, sinh thái, đảm bảo chất lượng sống tốt hơn cho người dân.
Gem Park Hải Phòng: Điểm sáng không gian sống xanh đậm chất Hi LIFE

Gem Park Hải Phòng: Điểm sáng không gian sống xanh đậm chất Hi LIFE

Với công viên 10.000m², cùng hơn 40 loại cây xanh, Gem Park mang đến cho cư dân một môi trường sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên giữa lòng thành phố cảng
Trái nhàu: Loại quả “khó yêu” giúp nông dân đổi đời với thu nhập tiền tỷ

Trái nhàu: Loại quả “khó yêu” giúp nông dân đổi đời với thu nhập tiền tỷ

Nhờ biết cách chế biến và phát triển thị trường, nhiều nông dân đã biến trái nhàu thành sản phẩm có giá trị cao, mang về lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.
Dự án Đội Nhân Palace: Cuộc sống xanh giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Dự án Đội Nhân Palace: Cuộc sống xanh giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội, dự án Đội Nhân Palace nổi lên như một biểu tượng của sự kết hợp giữa không gian sống hiện đại và thiên nhiên
Flamingo Majestic Islands Resort: Biểu tượng không gian nghỉ dưỡng xanh tại hồ Núi Cốc

Flamingo Majestic Islands Resort: Biểu tượng không gian nghỉ dưỡng xanh tại hồ Núi Cốc

Ngày 15/3/2025, Flamingo khởi công khu nghỉ dưỡng 6 sao tại hồ Núi Cốc, mở đầu cho chiến lược kiến tạo không gian xanh đẳng cấp, hòa quyện thiên nhiên.
Vợ chồng trẻ đổi đời nhờ nuôi gà "nhân đạo", bán trứng cho resort 5 sao

Vợ chồng trẻ đổi đời nhờ nuôi gà "nhân đạo", bán trứng cho resort 5 sao

Phải bán đi cặp nhẫn cưới do 3 lần kinh doanh thua lỗ, đôi vợ chồng trẻ ở Quảng Nam vẫn quyết khởi nghiệp nuôi gà đẻ trứng "nhân đạo" bán cho khách sạn.
Bỏ phố về quê trồng nhiều loại nấm quý, cô gái trẻ thu nhập hơn 40 triệu đồng/tháng

Bỏ phố về quê trồng nhiều loại nấm quý, cô gái trẻ thu nhập hơn 40 triệu đồng/tháng

Bỏ phố về quê trồng nấm quý, mỗi tháng chị Phạm Thị Phước Vân (26 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) thu nhập trên 40 triệu đồng.
Hanoi Tropical Garden: Trải nghiệm cuộc sống xanh, nâng tầm chất lượng

Hanoi Tropical Garden: Trải nghiệm cuộc sống xanh, nâng tầm chất lượng

Dự án Hanoi Tropical Garden là dự án biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp với nhiều dịch vụ tiện ích, không gian sống xanh với 84 căn biệt thự trong khu vườn nhiệt đới.
Khu du lịch sinh thái Bản Ven – Viên ngọc xanh giữa núi rừng Yên Thế

Khu du lịch sinh thái Bản Ven – Viên ngọc xanh giữa núi rừng Yên Thế

Ẩn mình dưới những cánh rừng nguyên sinh Yên Thế (Bắc Giang), khu du lịch sinh thái Bản Ven mang vẻ đẹp nguyên sơ, không khí trong lành và đậm đà bản sắc
Hồ Kẻ Gỗ ở Hà Tĩnh: Vẻ đẹp kỳ vĩ giữa đại ngàn Trường Sơn

Hồ Kẻ Gỗ ở Hà Tĩnh: Vẻ đẹp kỳ vĩ giữa đại ngàn Trường Sơn

Hồ Kẻ Gỗ không chỉ cung cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, mà còn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của tỉnh, mang lại giá trị to lớn về môi trường
5 loại cây cảnh hút tài lộc cho cầu thang, chuẩn phong thủy với người mệnh Thủy

5 loại cây cảnh hút tài lộc cho cầu thang, chuẩn phong thủy với người mệnh Thủy

Cầu thang là nơi lưu chuyển khí trong nhà, lựa chọn cây cảnh hợp phong thủy sẽ giúp người mệnh Thủy thu hút tài lộc, tăng vượng khí.
Hoa sen - Hành trình từ quá khứ đến hiện tại

Hoa sen - Hành trình từ quá khứ đến hiện tại

Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò của hoa sen trong trang trí, nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa người Việt qua các thời kỳ, từ xa xưa đến đời sống hiện đại
Góc nhỏ rực rỡ: Ban công tràn đầy sức sống với hoa dạ yến thảo

Góc nhỏ rực rỡ: Ban công tràn đầy sức sống với hoa dạ yến thảo

Dạ yến thảo khoe sắc trên ban công không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn mang đến cảm giác thư giãn, dễ chịu mỗi ngày.
HTX hoa Sen Vân Đài: Theo dấu chân công chúa Diệu Dung, trải nghiệm ngắm sen nở khoe sắc

HTX hoa Sen Vân Đài: Theo dấu chân công chúa Diệu Dung, trải nghiệm ngắm sen nở khoe sắc

Về HTX hoa Sen Vân Đài (Thái Bình), nơi gắn liền với huyền thoại công chúa Diệu Dung, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cánh đồng hoa Sen thơm ngát tỏa hương.
Sự thật và huyền thoại về loài cây “biết đi” trong rừng nhiệt đới

Sự thật và huyền thoại về loài cây “biết đi” trong rừng nhiệt đới

Socratea exorrhiza – loài cây cọ được mệnh danh “biết đi” nhờ bộ rễ đặc biệt, nhưng liệu khả năng di chuyển của nó có thực sự là hiện tượng sinh học?
Từ củi đốt thành “vàng trắng”: Hoàng hoa lê và cuộc lột xác triệu đô

Từ củi đốt thành “vàng trắng”: Hoàng hoa lê và cuộc lột xác triệu đô

Từng chỉ dùng làm củi, hoàng hoa lê nay trở thành “vàng trắng” của giới sưu tầm Á châu, với giá bán đủ mua cả chục căn hộ tại đô thị lớn.
Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Góc vườn nhỏ của Tiểu Hồng là không gian yên bình, nơi thiên nhiên và nghệ thuật hòa quyện.
Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Giới khoa học toàn cầu vừa nhận được một tin vui hiếm có khi phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel (Channa amphibeus), loài cá từng được cho là tuyệt chủng.
Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Khu vườn 33m² trên sân thượng đã mang đến cho Dayao những giây phút thư giãn quý giá.
Gia Bình rộn ràng ngày hội cây cảnh: Vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Đình Tuấn mở triển lãm kết nối đam mê

Gia Bình rộn ràng ngày hội cây cảnh: Vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Đình Tuấn mở triển lãm kết nối đam mê

Sáng 6/5, vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Đình Tuấn - Hán Thị Lanh (Bắc Ninh) tổ chức triển lãm Sinh vật cảnh cá nhân, quỵ tụ gần 300 tác phẩm cây cảnh đặc sắc.
Nghị quyết 68: Đòn bẩy cho doanh nghiệp triển khai dự án xanh và áp dụng tiêu chuẩn ESG

Nghị quyết 68: Đòn bẩy cho doanh nghiệp triển khai dự án xanh và áp dụng tiêu chuẩn ESG

Nghị quyết 68 quy định Nhà nước hỗ trợ lãi suất và khuyến khích ngân hàng giảm lãi cho doanh nghiệp triển khai dự án xanh, áp dụng tiêu chuẩn ESG.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Hồi sinh 7 cá thể hổ Đông Dương quý hiếm

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Hồi sinh 7 cá thể hổ Đông Dương quý hiếm

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, mở ra hy vọng cho sự hồi sinh của loài thú quý hiếm đang bên bờ tuyệt chủng.
Sáp nhập Hưng Yên – Thái Bình: Tỉnh mới có chè sen long nhãn, bánh cáy “danh bất hư truyền”

Sáp nhập Hưng Yên – Thái Bình: Tỉnh mới có chè sen long nhãn, bánh cáy “danh bất hư truyền”

Hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình hứa hẹn tạo nên một vùng đất hợp nhất giàu bản sắc và đầy triển vọng.
Đặc sản mực nhảy Vũng Áng: Tinh hoa ẩm thực vùng biển Hà Tĩnh

Đặc sản mực nhảy Vũng Áng: Tinh hoa ẩm thực vùng biển Hà Tĩnh

Nếu từng một lần đặt chân đến vùng biển miền Trung, hẳn bạn đã nghe nhắc đến mực nháy Vũng Áng, một loại hải sản tươi ngon đặc biệt.
Tín dụng xanh tại Agribank: Trao cơ hội cho cá nhân thực hiện hóa giấc mơ về dự án xanh

Tín dụng xanh tại Agribank: Trao cơ hội cho cá nhân thực hiện hóa giấc mơ về dự án xanh

Trong bối cảnh phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu, Agribankđã tiên phong đưa ra chương trình tín dụng xanh dành cho khách hàng cá nhân.
Doanh nghiệp Việt và hành trình thực thi ESG: Chìa khóa mở cánh cửa phát triển bền vững

Doanh nghiệp Việt và hành trình thực thi ESG: Chìa khóa mở cánh cửa phát triển bền vững

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã dành vài chục năm để đầu tư và thực hiện các chiến lược ESG.
Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Với lãi suất thấp và điều kiện vay linh hoạt, tín dụng xanh đang tạo điều kiện cho các mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh phát triển bền vững.
Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Tín dụng xanh là công cụ tài chính hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường. Đây cũng là chìa khóa thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển
Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Châu Giang là hình mẫu sản xuất nông nghiệp hiện đại, kết hợp công nghệ, sáng tạo để tạo nên những thành công đột phá.
Nghệ nhân cụt tay "hô biến" gốc tre thành đồ nội thất giá chục triệu

Nghệ nhân cụt tay "hô biến" gốc tre thành đồ nội thất giá chục triệu

Dù chỉ còn một tay, ông Phan Văn Chánh vẫn miệt mài chế tác nhiều sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo từ những gốc tre tưởng chừng chỉ để làm củi đốt.
Chàng trai Đà Nẵng "thổi hồn" củ quả thành những tác phẩm nghệ thuật sống động

Chàng trai Đà Nẵng "thổi hồn" củ quả thành những tác phẩm nghệ thuật sống động

Dưới đôi bàn tay khéo léo của Nguyễn Anh Vũ (34 tuổi), những loại củ quả quen thuộc được cắt tỉa tinh tế và trở thành những tác phẩm nghệ thuật sống động.
HTX hoa Sen Vân Đài: Theo dấu chân công chúa Diệu Dung, trải nghiệm ngắm sen nở khoe sắc

HTX hoa Sen Vân Đài: Theo dấu chân công chúa Diệu Dung, trải nghiệm ngắm sen nở khoe sắc

Về HTX hoa Sen Vân Đài (Thái Bình), nơi gắn liền với huyền thoại công chúa Diệu Dung, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cánh đồng hoa Sen thơm ngát tỏa hương.
Chiếc bánh “Giọt nước mắt của Mẹ”: Lời tri ân người Mẹ Việt Nam anh hùng trong ngày non sông sum họp

Chiếc bánh “Giọt nước mắt của Mẹ”: Lời tri ân người Mẹ Việt Nam anh hùng trong ngày non sông sum họp

Giảng viên Nguyễn Vũ Hoàng Anh đã thực hiện một tác phẩm đặc biệt “Giọt nước mắt của Mẹ” để tri ân những người mẹ Việt Nam anh hùng.
Nghệ nhân Nguyễn Đình Tâm và hành trình dựng vườn mai chiếu thủy ở Long Hồ

Nghệ nhân Nguyễn Đình Tâm và hành trình dựng vườn mai chiếu thủy ở Long Hồ

Từ những gốc mai chiếu thủy da đen bền bỉ, nghệ nhân Nguyễn Đình Tâm đã gầy dựng ba khu vườn bonsai rộng 10.000m² tại Long Hồ (Vĩnh Long).
Đa dạng các loại cây hoa quả bonsai đẹp mắt trong mùa hè

Đa dạng các loại cây hoa quả bonsai đẹp mắt trong mùa hè

Dạo quanh một vòng ở khu chợ cây cảnh tại thị xã Sơn Tây, không khó để bắt gặp những loại cây bonsai đẹp mắt, giá cả hợp lý, đa chủng loại trong mùa hè năm nay
Xem thêm
Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Cây xoài Úc cổ thụ ở Cam Lâm (Khánh Hòa) khiến dân mạng sửng sốt với hàng trăm quả tròn trịa, hồng đỏ rực rỡ, đẹp tựa trái đào tiên.
Xem thêm
Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Với kiến trúc độc đáo, được làm từ hàng tỷ vỏ sò, vỏ ốc và đá san hô, chùa Từ Vân đã trở thành một điểm đến hấp dẫn ở Khánh Hòa thu hút nhiều du khách.
Xem thêm
“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Cây bồ đề gần nghìn tuổi ở Nam Định có hình dáng độc đáo như bàn tay xòe 5 ngón, là chứng nhân sống động của làng cổ Dịch Diệp suốt từ thời Lý.
Xem thêm
Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Ngôi nhà cổ gần 200 năm tuổi bằng gỗ mít ở làng Lộc Yên (Quảng Nam) từng nhiều lần được đại gia đến trả giá cả triệu đô nhưng chủ nhân một mực từ chối.
Xem thêm