Đình Vị Khê đón sự kiện lớn: Chào mừng Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định
Hội Sinh vật cảnh Nam Định kỷ niệm 35 năm thành lập: Tri ân Tổ nghề, lan tỏa giá trị văn hóa và kinh tế xanh
![]() |
Sáng ngày 18/5/2025, TS. Nguyễn Hữu Vạn, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Hội SVCVN cùng đoàn đại biểu dâng hương tại Đình Làng Vị Khê, nơi thờ Tổ Nghề trồng hoa, cây cảnh "Tô Trung Tự" - Quan Thái Úy thời Lý, thế kỷ XIII. |
Sáng ngày 18/5/2025, hòa trong không khí cả nước đang phấn khởi lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Tại Đình làng Vị Khê, nơi thờ Tổ Nghề trồng hoa, cây cảnh "Tô Trung Tự" - Quan Thái Úy thời Lý, thế kỷ XIII. Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định (11/12/1990-11/12/2025).
Tham dự buổi lễ có các đại biểu Hội Sinh vật cảnh Việt Nam: TS. Nguyễn Hữu Vạn, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Hội SVCVN, ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư tỉnh ủy Bình Định, Phó Chủ tịch Hội SVCVN, ông Nguyễn Sáng Vang, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội SVCVN, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội SVCVN, ông Nguyễn Tất Diên, PCT HSVCVN, Chủ tịch Hội SVC tỉnh Nghệ An, ông Phạm Ngọc Tạo, PCT HSVCVN.
Cùng tham dự với đoàn đại biểu Hội Sinh vật cảnh Việt Nam còn có các đoàn đại biểu lãnh đạo các Hội địa phương có các ông Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thường vụ đại diện cho các Hội Sinh vật cảnh TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên…
Đoàn đại biểu Hội SVC tỉnh Nam Định có ông Nguyễn Văn Hữu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy viên BCH Hội SVCVN, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định, ông Phùng Văn Đồng PCT thường trực Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định, Nghệ nhân Quốc gia Nguyễn Minh Thống, PCT Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định, Chủ nhiệm CLB Nghệ nhân Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định, ông Phùng Văn Hưởng PCT Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định và các ông bà UVBCH, UVBTV, Phó Chủ tịch tỉnh hội; Chủ tịch, phó chủ tịch hội huyện, TP; Trưởng, phó các Ban nghệ nhân thuộc Hội đồng nghệ nhân tỉnh; Ban chủ nhiệm CLB nghệ nhân tỉnh cùng các bậc nguyên lãnh đạo tỉnh hội và đại diện gia đình các bậc nguyên lãnh đạo tỉnh hội các nhiệm kỳ và các đại biểu chủ nhà vườn, câu lạc bộ hội viên, nghệ nhân tiêu biểu đã về dự đông đủ.
![]() |
TS. Nguyễn Hữu Vạn tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định (11/12/1990-11/12/2025). |
Phát biểu khai mạc lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập, ông Nguyễn Văn Hữu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy viên BCH Hội SVCVN, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định nhấn mạnh:“Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, Hội Sinh vật cảnh Nam Định đã không ngừng lớn mạnh, góp phần khẳng định sinh vật cảnh là một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với hơn 4.000 hội viên, trong đó có 285 nghệ nhân, hội đã phát huy tốt vai trò kết nối cộng đồng người yêu sinh vật cảnh, tạo ra hàng trăm làng nghề và sản phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Đặc biệt, sinh vật cảnh đã trở thành sinh kế bền vững cho nhiều hộ gia đình, đem lại thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Nam Định hiện có khoảng 3.500 ha trồng hoa, cây cảnh, tổng giá trị đạt trên 1.000 tỷ đồng. Ông Hữu khẳng định, với vị thế ngày càng được nâng cao, sinh vật cảnh không chỉ góp phần làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường mà còn là lực đẩy trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại.”
![]() |
Ông Nguyễn Văn Hữu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy viên BCH Hội SVCVN, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định, phát biểu khai mạc lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định.. |
Cũng tại buổi lễ khai mạc, TS. Nguyễn Hữu Vạn, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Hội SVCVN đã gửi lời chúc mừng nồng nhiệt và ghi nhận sâu sắc những đóng góp to lớn của Hội vào sự phát triển của quê hương Thành Nam. Ông nhấn mạnh, kể từ khi Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định được thành lập – chỉ một năm sau khi Hội Sinh vật cảnh Việt Nam ra đời – phong trào sinh vật cảnh ở địa phương đã đi vào nền nếp, có tổ chức, được cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể quan tâm, tạo điều kiện, đặc biệt là có sự tham gia tích cực của đông đảo hội viên.
Qua ba thập kỷ rưỡi xây dựng và phát triển, Hội đã góp phần làm đẹp cảnh quan, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho hàng ngàn hội viên. Những tác phẩm cây cảnh, đá cảnh, bonsai, tiểu cảnh… mang dấu ấn Nam Định đã hiện diện khắp mọi miền đất nước, khẳng định bản sắc, kỹ thuật và tài năng của nghệ nhân Thành Nam. Nhiều hội viên đã trở thành nghệ nhân tiêu biểu, đạt danh hiệu "Bàn tay vàng", đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
TS. Nguyễn Hữu Vạn đánh giá cao tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Nam Định về sinh vật cảnh, coi đây là một trong những lĩnh vực đóng góp thiết thực cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Ông đề nghị Hội tiếp tục phát huy truyền thống, đẩy mạnh sáng tạo, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số; tăng cường tuyên truyền, mở rộng lực lượng hội viên, khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế xanh và văn hóa truyền thống. Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam tin tưởng rằng Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định sẽ tiếp tục là đơn vị nòng cốt, gương mẫu, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của phong trào sinh vật cảnh cả nước.
![]() |
TS. Nguyễn Hữu Vạn phát biểu tại lễ khai mạc lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định. |
Chiều ngày 18/5, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nam Định và Thái Bình, đoàn lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam do TS. Nguyễn Hữu Vạn – Chủ tịch Hội dẫn đầu, cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Hội đã tới dâng hương tại Đình làng Vị Khê (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) – nơi tôn thờ Đức Thánh Tổ nghề trồng hoa cây cảnh Tô Trung Tự, Quan Thái Úy triều Lý – người được nhân dân và giới nghệ nhân tôn vinh là Thủy Tổ nghề cây cảnh Việt Nam từ thế kỷ XIII.
![]() |
Chiều ngày 18/5/2025, đoàn lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam do TS. Nguyễn Hữu Vạn – Chủ tịch Hội dẫn đầu, cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Hội dâng hương tại Đình làng Vị Khê (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) – nơi tôn thờ Đức Thánh Tổ nghề trồng hoa cây cảnh Tô Trung Tự, Quan Thái Úy triều Lý – người được nhân dân và giới nghệ nhân tôn vinh là Thủy Tổ nghề cây cảnh Việt Nam từ thế kỷ XIII. |
Buổi lễ dâng hương diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tri ân công đức tổ nghề – người đã có công khai mở, truyền bá và gây dựng nền tảng nghề trồng hoa cây cảnh Việt. Đây cũng là dịp để các thế hệ nghệ nhân, hội viên trong phong trào sinh vật cảnh cùng nhau ôn lại truyền thống, khơi dậy niềm tự hào và tiếp thêm động lực phát triển nghề bền vững trong giai đoạn mới.
Sau lễ dâng hương, đoàn đã đến thăm, làm việc và khảo sát thực tế tại các mô hình sản xuất, kinh doanh cây cảnh tiêu biểu ở hai địa phương giàu truyền thống làng nghề: Làng nghề cây cảnh Điền Xá (Nam Định) và Hợp tác xã cây cảnh Bách Thuận (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Tại đây, đoàn đánh giá cao tinh thần đổi mới, sáng tạo của các nghệ nhân, hộ sản xuất và vai trò tích cực của tổ chức Hội địa phương trong việc phát huy tiềm năng cây cảnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
![]() |
Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội SVCVN cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Hội tham quan nhà vườn tại Làng nghề cây cảnh Điền Xá (Nam Định). |
![]() |
Các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Hội tham quan nhà vườn của Hợp tác xã cây cảnh Bách Thuận (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). |
Hành trình 35 năm phát triển Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định: Từ phong trào đến chuyên nghiệp
Cách đây 35 năm, phong trào chơi cây cảnh, nuôi chim, cá cảnh tại Nam Định chủ yếu mang tính tự phát, gắn với thú chơi của những người yêu thiên nhiên và nghệ thuật tạo hình từ cây, đá. Năm 1990, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định chính thức được thành lập, đánh dấu bước ngoặt trong việc tập hợp những người đam mê sinh vật cảnh dưới một mái nhà chung. Với sứ mệnh kết nối, hỗ trợ, phát triển nghề chơi và nghề làm sinh vật cảnh, Hội đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc đưa sinh vật cảnh từ thú vui tao nhã trở thành ngành kinh tế sinh thái nông nghiệp giá trị cao.
Trong suốt hành trình 35 năm, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định đã xây dựng được mạng lưới rộng khắp các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh. Các chi hội sinh vật cảnh cơ sở được thành lập ở hầu hết các xã, phường với hàng nghìn hội viên tích cực tham gia. Hội cũng là đơn vị tiên phong tổ chức các cuộc thi, trưng bày, giao lưu nghệ nhân trong và ngoài tỉnh, từ đó khơi dậy niềm đam mê, góp phần thúc đẩy phong trào sinh vật cảnh phát triển mạnh mẽ.
Không dừng lại ở phong trào, Hội còn định hướng hoạt động chuyên sâu, gắn với chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào tạo tác cây cảnh, chăm sóc hoa lan, đá cảnh, cá cảnh và các loại hình sinh vật cảnh khác. Nhiều nghệ nhân của Hội đã đoạt giải thưởng cao tại các cuộc thi cấp vùng và quốc gia, trong đó có những cái tên tiêu biểu như: Nghệ nhân Quốc gia Nguyễn Minh Thống, PCT HSVC tỉnh Nam Định, Chủ nhiệm CLB Nghệ nhân SVC tỉnh Nam Định, Nghệ nhân Trần Thanh Bình, PCT Hội SVC tỉnh Nam Định, PCT TT Hội đồng nghệ nhân tỉnh Nam Định, Nghệ nhân Phùng Văn Hưởng, PCT Hội SVC tỉnh Nam Định, PCT Hội đồng nghệ nhân tỉnh Nam Định, Nghệ nhân Nguyễn Xuân Đóa, Ủy viên BTV Hội SVC tỉnh Nam Định, Chủ tịch Hội SVC huyện Giao Thủy, Nghệ nhân Nguyễn Duy Chiến, UV BTV Hội SVC tỉnh Nam Định, Chủ tịch Hội SVC huyện Trực Ninh, Nghệ nhân Phan Văn Thìn, UV BTV Hội SVC tỉnh Nam Định, Trưởng ban Nghệ nhân Nam Trực 3… Những tác phẩm của họ không chỉ đẹp về nghệ thuật mà còn mang giá trị văn hóa sâu sắc, thể hiện tinh thần Việt qua từng dáng thế cây, phiến đá, thế đá.
![]() | ||||
|
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định còn tích cực phối hợp với các tổ chức hội nghề nghiệp, các sở ngành địa phương trong việc đưa sinh vật cảnh vào phát triển kinh tế nông nghiệp, làm đẹp cảnh quan nông thôn mới và đô thị văn minh. Nhiều mô hình kinh tế sinh vật cảnh hộ gia đình đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng sống cho người dân. Hội cũng chú trọng đào tạo, truyền nghề cho thế hệ trẻ, tạo sân chơi bổ ích và truyền cảm hứng sáng tạo từ thiên nhiên cho thanh thiếu niên địa phương.
Tròn 35 năm phát triển, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định không chỉ dừng lại ở tổ chức hội mang tính phong trào mà đã vươn lên thành một lực lượng văn hóa – kinh tế nòng cốt, là điểm tựa cho nghệ nhân và người chơi sinh vật cảnh vươn xa. Sự kiện kỷ niệm lần này là dịp để nhìn lại chặng đường phát triển, tri ân những người đi trước, đồng thời tiếp thêm lửa cho thế hệ nghệ nhân trẻ trong tương lai.
Việc chọn Đình Vị Khê làm địa điểm tổ chức trưng bày sinh vật cảnh nhân dịp 35 năm thành lập Hội không chỉ là quyết định mang tính biểu tượng, mà còn là sự khẳng định giá trị truyền thống và chiều sâu văn hóa của làng nghề cây cảnh Nam Điền, huyện Nam Trực. Đình Vị Khê từ lâu đã được biết đến như một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, gắn với sự hình thành và phát triển của làng nghề cây cảnh lâu đời nhất Việt Nam.
Vị Khê là làng nghề cổ chuyên về sinh vật cảnh, đặc biệt nổi danh với nghệ thuật bonsai và cây thế. Những nghệ nhân nơi đây không chỉ đơn thuần tạo dáng cho cây mà còn gửi gắm triết lý sống, giá trị nhân văn và tinh thần đất Việt trong từng tác phẩm. Đình làng Vị Khê không chỉ là nơi thờ phụng tổ nghề, tổ tiên của làng mà còn là không gian tâm linh, nơi hội tụ tinh hoa của cộng đồng, là địa điểm quen thuộc của nhiều lễ hội, trưng bày, triển lãm nghệ thuật sinh vật cảnh.
Tại sự kiện lần này, Đình Vị Khê được chọn làm trung tâm trưng bày với không gian được sắp đặt theo các chủ đề mang đậm màu sắc nghệ thuật và lịch sử. Cây cảnh cổ thụ, bonsai nghệ thuật, hoa lan quý, đá cảnh, cá cảnh… được bố trí hài hòa với kiến trúc cổ kính của ngôi đình tạo nên bức tranh tổng thể độc đáo, hấp dẫn khách tham quan. Bên cạnh đó, các hoạt động trình diễn kỹ thuật uốn cây, ghép lan, hướng dẫn chăm sóc sinh vật cảnh cũng được tổ chức, góp phần quảng bá rộng rãi tri thức và giá trị của nghề.
Không gian văn hóa Đình Vị Khê trở thành điểm nhấn giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, nơi kết nối tâm hồn nghệ nhân và công chúng yêu nghệ thuật sinh vật cảnh. Đây không chỉ là nơi để trưng bày mà còn là nơi truyền cảm hứng, lưu giữ ký ức nghề và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Việc kết hợp giữa sinh vật cảnh và không gian di tích tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút truyền thông và cộng đồng mạng, góp phần quảng bá hình ảnh Nam Định – vùng đất trăm nghề, trăm tài – đến với du khách bốn phương.
Sự kiện tại Đình Vị Khê còn là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa và du lịch đánh giá tiềm năng gắn kết sinh vật cảnh với phát triển du lịch làng nghề, mở ra hướng đi bền vững trong việc khai thác giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đình làng không chỉ là nơi tổ chức sự kiện mà còn là một bảo tàng sống, kể câu chuyện về một vùng quê giàu truyền thống và khát vọng vươn lên bằng bàn tay tài hoa của người nông dân – nghệ nhân.
Sự kiện trưng bày sinh vật cảnh kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định không chỉ đơn thuần là một cuộc triển lãm, mà là nơi hội tụ đỉnh cao của nghệ thuật, nơi tôn vinh những bàn tay vàng, khối óc sáng tạo trong giới nghệ nhân cả nước. Hàng trăm tác phẩm sinh vật cảnh đa dạng về chủng loại, phong cách và kỹ thuật được trưng bày tại không gian Đình Vị Khê đã khiến người xem không khỏi ngỡ ngàng và thán phục.
Không chỉ có người trong tỉnh, sự kiện còn chào đón sự góp mặt của các nghệ nhân và hội sinh vật cảnh đến từ các tỉnh thành khác như Hà Nội, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên…… tạo nên không khí giao lưu nghệ thuật sôi động. Tại đây, các nghệ nhân không chỉ mang đến tác phẩm dự thi mà còn trao đổi kinh nghiệm tạo dáng, chăm sóc, ứng dụng công nghệ số trong giới thiệu và kinh doanh sinh vật cảnh, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển nghề theo hướng hiện đại, bền vững.
Nhiều nghệ nhân lão làng cũng có mặt tại sự kiện, chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp, quá trình gìn giữ và phát triển nghề giữa bao biến động của thị trường. Những câu chuyện đầy cảm hứng ấy là minh chứng sống động cho sự bền bỉ, đam mê và tinh thần vượt khó của người làm sinh vật cảnh Nam Định – những con người vừa là nghệ sĩ vừa là nông dân sáng tạo.
Sự kiện không chỉ là nơi để tôn vinh những tác phẩm và nghệ nhân tiêu biểu mà còn là dịp lan tỏa tinh thần yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp trong cộng đồng. Nhiều trường học, tổ chức đoàn thể đã tổ chức cho học sinh, sinh viên đến tham quan, trải nghiệm, tạo cơ hội giáo dục thẩm mỹ và khơi gợi niềm yêu thích với sinh vật cảnh từ thế hệ trẻ.
Trưng bày sinh vật cảnh tại Đình Vị Khê nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nam Định là sự kiện văn hóa – nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ khẳng định vị thế của hội trong suốt chặng đường phát triển mà còn mở ra tầm nhìn mới cho tương lai. Nam Định – mảnh đất văn hiến và sáng tạo – tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong gìn giữ và phát triển.
Tin mới


Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Hạt sen Việt Nam bay vào không gian: Ươm mầm ước mơ giữa dải ngân hà
Tin bài khác

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Khi AI "cày ruộng": Nông thôn Trung Quốc đang thay đổi thế nào?

Làm nông online: Trào lưu sống xanh hút cư dân thành thị Trung Quốc
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
