Ghi hình thành công cá vây tay Sulawesi "hóa thạch sống" cực hiếm
Cá vây tay Sulawesi thường được mệnh danh là “hóa thạch sống” là một trong hai loài cá vây tay còn tồn tại trên Trái Đất hiện nay. Trong quá khứ, giới khoa học từng tin rằng nhóm sinh vật cổ đại này đã tuyệt chủng cùng thời kỳ với khủng long, khoảng 65 triệu năm trước. Tuy nhiên, giả thuyết đó bị lật ngược vào năm 1938 khi một con cá vây tay Ấn Độ Dương (Latimeria chalumnae) bất ngờ xuất hiện trong lưới của ngư dân ngoài khơi Nam Phi.
Trái ngược với “người anh em” của mình, cá vây tay Sulawesi (Latimeria menadoensis) mãi đến năm 1997 mới được phát hiện lần đầu tiên không phải ngoài đại dương mà tại một chợ cá địa phương ở Indonesia. Từ đó đến nay, loài này vẫn chưa từng được ghi hình trong môi trường sống tự nhiên. Mọi dữ liệu quan sát đều đến từ các thiết bị điều khiển từ xa dưới biển sâu.
Điều đó chỉ thay đổi vào tháng 10 năm 2024, khi một nhóm nhà khoa học may mắn bắt gặp và ghi hình một cá thể cá vây tay Sulawesi dài 1,1 mét, đang bơi ở độ sâu khoảng 144 mét tại vùng biển thuộc tỉnh Bắc Maluku, Indonesia. Khác với thói quen ẩn mình dưới các rạn đá hay hang động ban ngày, con cá lần này lại xuất hiện lộ thiên trong làn nước, khiến các nhà nghiên cứu không khỏi bất ngờ.
"Nó dựng đứng toàn bộ vây lưng và giữ nguyên trạng thái ấy trong suốt quá trình quan sát, có thể như một phản xạ tự vệ hoặc biểu hiện trạng thái cảnh giác", nhóm nghiên cứu cho biết. Ngày hôm sau, họ tiếp tục ghi nhận sự xuất hiện của con cá tại cùng vị trí, với tư thế vây lưng dựng đứng lặp lại.
![]() |
Cá vây tay được phát hiện ở độ sâu 144 m - (Ảnh: Scientific Reports). |
Điểm đặc biệt của cá vây tay là cấu trúc vây thùy khác hẳn phần lớn các loài cá hiện đại vốn có tổ tiên là cá vây tia. Vây của chúng có phần cơ thịt và xương, gần giống như những chiếc chi sơ khai. Loài cá này đã có mặt từ kỷ Devon, tức khoảng 420 triệu năm trước và mang theo nhiều đặc điểm cổ xưa như phần đầu có khả năng mở ra theo kiểu bản lề, cùng cơ quan cảm nhận điện nằm trong mũi một di sản độc đáo từ thời tiền sử.
Nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng hiện nay, tất cả các quần thể cá vây tay được biết đến đều đang phải đối mặt với áp lực gia tăng từ các hoạt động của con người trên toàn thế giới. Họ lo ngại rằng trong tương lai, những mối nguy mới đặc biệt từ hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Chính vì vậy, để bảo vệ quần thể mới phát hiện của loài L. menadoensis vốn rất nhạy cảm với sự xáo trộn, nhóm đã quyết định không công bố vị trí cụ thể cho đến khi có thêm dữ liệu khoa học và các biện pháp bảo tồn phù hợp hơn.
Trong suốt 85 năm qua, cá vây tay vẫn được ví như một "hóa thạch sống" loài sinh vật gợi nhớ về thời đại của khủng long. Chúng thuộc nhóm cá vây thùy, cùng với cá phổi và tổ tiên của các loài động vật bốn chân, là những mắt xích quan trọng trong quá trình tiến hóa của động vật có xương sống.
![]() |
Ngamugawi wirngarri, loài cá vây tay, từng sinh sống trong các rạn san hô vào thời kỳ Devon - (Ảnh: Katrina Kenny). |
Ít có loài nào thu hút sự quan tâm của giới khoa học nhiều như cá vây tay – không chỉ bởi hình dạng kỳ lạ và cổ xưa, mà còn bởi hành trình phát hiện ly kỳ của chúng. Trải qua hàng trăm triệu năm tiến hóa, chỉ còn lại hai loài cá vây tay sống sót đến ngày nay, và cả hai đều đang nằm trong danh sách nguy cấp.
Nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến và các kỹ thuật phân tích hiện đại, các nhà nghiên cứu đang từng bước khám phá sâu hơn về lịch sử tiến hóa của loài cá đặc biệt này - một hành trình kéo dài hơn 410 triệu năm.
Mới đây, một công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications đã công bố phát hiện hóa thạch của một loài cá vây tay đã tuyệt chủng cách đây khoảng 380 triệu năm, tại khu vực Tây Úc. Điều đáng chú ý là mẫu hóa thạch này được bảo tồn gần như nguyên vẹn, thuộc về giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong lịch sử tiến hóa của nhóm cá này.
Thành tựu trên là kết quả của sự hợp tác quốc tế giữa các nhà khoa học đến từ Canada, Úc, Đức, Vương quốc Anh và Thái Lan, một minh chứng cho nỗ lực toàn cầu trong việc giải mã những bí ẩn còn sót lại của quá khứ tiến hóa Trái Đất.
Tin mới


Nhật ký điện tử – Cầu nối giữa người sản xuất, người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu

Bản đồ hành chính mới nhất của 34 tỉnh, thành Việt Nam năm 2025
Tin bài khác

Quản lý phân bón minh bạch: Chìa khóa bảo vệ đất, nước và nông sản Việt vào chuỗi cung ứng xanh

Cách chăm sóc bonsai tại nhà đúng kỹ thuật cho người mới bắt đầu

Trồng và chăm sóc cây cảnh đúng kỹ thuật để cây khỏe, hoa đẹp, ra hoa đúng mùa
Đọc nhiều

"Vua Chum Tứ Kỳ": Người đàn ông Hải Dương sưu tầm gần 15.000 chiếc chum cổ suốt hơn 20 năm

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Nghệ nhân cao tuổi Lê Đức Hùng – Người thổi hồn vào cây cảnh xứ Quảng

“Phù thủy” hoa kem: Biến kem topping thành những đóa hoa sống động như thật

Chàng kiến trúc sư dành cả trái tim cho những khuôn bánh ký ức

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Gặp gỡ nghệ nhân 8X - Người "thổi hồn" sống động vào từng hòn non bộ

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Nghệ nhân Phạm Tùng Dinh: Đôi bàn tay vàng chuyên làm hang đá, vườn thiêng Fatima

Lan thủy tiên: Nét kiêu sa giữa vũ khúc đại ngàn

Bão số 1 gây mưa lớn - Nhiều tỉnh miền Trung ngập cục bộ, thiệt hại nhiều tài sản

EcoBambu: Kiến tạo hệ sinh thái xanh từ cây tre Việt

Hà Tĩnh – Quảng Bình: Chủ động ứng phó với mưa bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Quảng Bình: Hướng dẫn phòng trừ châu chấu phá hoại cây luồng và măng của người dân

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Quảng Bình: Hàng triệu con châu chấu tàn phá rừng luồng măng, người dân lo lắng mất sinh kế

Doanh nghiệp chuyển đổi xanh nhiều thách thức và cơ hội vươn mình

Tỉnh Quảng Nam thực hiện dự án chăm sóc hoa viên, cây xanh, thảm cỏ có trị giá hơn 2,1 tỷ đồng

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Quỹ hạnh phúc cho mọi người – Hành trình 10 năm đánh thức những trái tim nhỏ bé

Bùng nổ cảm xúc với màn trình diễn pháo hoa giữa Canada và Trung Quốc

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Từ Sơn Garden City: Không gian sống xanh đẳng cấp nơi phồn vinh Kinh Bắc

Không gian xanh – Sống chậm giữa thời đại nhanh

3 loại cây cảnh “phong thủy vượng phát”, trồng ở sân nhà là đổi vận

Top 5 loài chim cảnh vừa đẹp, vừa hót hay, lại mang may mắn về cho gia chủ

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Đến vùng 2 Hải quân nghe câu chuyện người viết nhạc giữ biển khơi

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Vị trí đặt cây để thu hút tài lộc

Long An sáp nhập với Tây Ninh: Khách đến không thể bỏ qua mắm còng Cần Giuộc, bánh tráng phơi sương

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 - “ Kỷ nguyên mới” khai màn ấn tượng

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang
