Tạp chí điện tử Việt Nam Hương sắc

Monday, November 4, 2024 2:18:23 AM

Kỹ thuật lão hóa cây cảnh

21/10/2022

Mục lục

Cây cảnh nghệ thuật phải đáp ứng 3 tiêu chí “cổ - kỳ - mỹ”. “Cổ” là 01 tiêu chí quan trọng đánh giá giá trị cây nên cần có kỹ thuật lão hóa tuổi của nó vì thời gian lão hóa tự nhiên có thể kéo dài từ hàng chục năm trở lên. Lão hoá là kỹ thuật bậc cao trong nghệ thuật cây cảnh giúp cây có vẻ già hơn tuổi thật của nó và phải đảm bảo có tất cả những đặc điểm của một cây đã già như trong tự nhiên.

Khi thực hiện kỹ thuật lão hoá cần thực hiện đúng các nguyên tắc: Tác động một cách từ từ, mỗi lần một ít, mỗi năm làm một phần. Làm nhanh, làm nhiều sẽ làm chết cây. Các vết thương phải được chăm sóc xử lý cẩn thận.

Làm già vỏ cây

Vỏ của cây đã già thường có dạng sần sùi, nứt nẻ hoặc có cấu tạo lớp vỏ cứng bao bọc, hoặc có vỏ tróc ra từng miếng lớn để lộ những mảng bóng màu hồng xanh vàng sẫm…Trong thiên nhiên, hầu hết các loài cây cho lớp vỏ già nhanh hơn nếu thân cây được bao quanh bằng một lớp thực vật. Vì môi trường ẩm ướt bao bọc liên tục nơi vỏ cây với những vét xước nông có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa vỏ cây, nó tạo cho vỏ cây sự cạnh tranh với đám thực vật bao quanh để dành lấy dinh dưỡng. Kỹ thuật này thực hiện như sau: Dùng giấy nháp thô chà nhẹ trên thân cây theo chiều dọc nhằm làm xước lớp vỏ ngoài của vỏ cây ở một số chỗ, nhưng không làm rách sâu vào tầng phát sinh gỗ. Cố gắng chà lên cao đến mức có thể ở thân cây, kể cả các cành lớn. Giữ cho rêu luôn ẩm bao quanh khu vực đã chà xước vỏ cây một lớp dày khoảng 2 cm rồi cố định rêu ở đúng vị trí bằng dây buộc không quá chặt. Kiểm tra thân cây mỗi tháng, nếu thấy có rễ cây mọc ra đám rêu thì phải tháo rêu để cắt bỏ rễ đó đi. Sau vài ngày khi cây khô trở lại phải bó rêu ẩm lại ngay. Việc bó rêu ẩm để tăng cường lớp mô tích tụ lại theo dạng tổ ong và thời gian cần có để các vết sần sùi nứt nẻ xuất hiện phụ thuộc vào độ dày của vỏ cây và số lượng lớp mô mới được sản sinh ra quá trình bó rêu. Thường phải giữ lớp rêu ẩm bao quanh vỏ cây khoảng trên dưới 2 năm mới đạt hiệu quả mong muốn. 

Cây cảnh được lão hoá

Bể bộng

Là phương pháp lột vỏ và đục khoét thân cây. Mục đích là tạo thân bộng ở gốc. Nhưng đối với cây còn nguyên vẹn thì nên cẩn thận cưa, cắt và đục khoét dần dần từng đợt, cách xa các thời kỳ cắt tỉa hoặc thay đất. Tránh nhiễm trùng làm cho cây bị bệnh, có thể chết. Trưng bày phần thân bị bộng ra phía trước, nhánh cao nhất nằm ngay phía sau. Thời gian tác động ở thời kỳ cây tạm dừng sinh trưởng như vào cuối thu, đầu xuân. Tuỳ từng loại cây mà chọn biện pháp tác động cho phù hợp, còn đục khoét thân cành tạo hang hốc thường áp dụng với loài cây thân gỗ mềm, vỏ mỏng.

Phương pháp lột vỏ

Thường áp dụng cho cây lá kim, có thể lột vỏ cho một phần thân cành tạo vẻ như gỗ chết và mòn theo thời gian nâng cao giá tri ̣nghê ̣ thuật cây cảnh. Lột vỏ là một kỹ thuật lão hoá bonsai bằng cách lột một băng vỏ dọc theo thân cây và nhánh lớn làm cho thân gỗ biến sang màu trắng tạo vẻ già cỗi. Làm dấu trước bằng dao, sau đó cắt rời và bóc vỏ ra. Tốt nhất là vẽ bằng viết chì hoặc sơn nước lên diện tích vỏ phải lột. Phải duy trì một tối thiểu diện tích vỏ cây để nuôi cây. Không nên lột vỏ ở phần chôn trong đất sẽ dễ thối mục do ẩm độ cao ở phần này. Làm từng đợt, trong nhiều năm, mỗi lần một mảnh chừng 1cm bề rộng là tối đa. Về mặt thẩm mỹ, nên trưng bày phần vỏ cây chừa lại ở mặt tiền lột. Dùng giấy giáp đánh phần gỗ trong vết lột vỏ làm cho vết lột thêm bóng tạo sự trơ lỳ cho thân gỗ.

Phương pháp lột vỏ

Tạo sẹo trên cây

Cây được nuôi dưỡng nhân tạo thường trơn nhẵn, phẳng phiu, non mềm. Do đó có thể sử dụng kỹ thuật băm, chém, đập hoặc đóng đinh để khắc họa rõ nét cổ kính của thân. Khi thao tác tạo sẹo không nên sử dụng công cụ quá to và lực quá mạnh so với thân cây để tránh gây ảnh hưởng xấu tới cây. Không sử dụng dao quá sắc để băm tạo sẹo, không chém lặp lại theo một kiểu, vết dao cũng không được quá nhiều, mật độ vết sẹo nên ở lưng thưa, bụng dày.

Tạo sẹo cho cây

ST

 

0 Bình luận

Tin tức khác

Thông báo
Đóng