Kỹ thuật lão hóa cây cảnh
Cây cảnh nghệ thuật phải đáp ứng 3 tiêu chí “cổ - kỳ - mỹ”. “Cổ” là 01 tiêu chí quan trọng đánh giá giá trị cây nên cần có kỹ thuật lão hóa tuổi của nó vì thời gian lão hóa tự nhiên có thể kéo dài từ hàng chục năm trở lên. Lão hoá là kỹ thuật bậc cao trong nghệ thuật cây cảnh giúp cây có vẻ già hơn tuổi thật của nó và phải đảm bảo có tất cả những đặc điểm của một cây đã già như trong tự nhiên.
Khi thực hiện kỹ thuật lão hoá cần thực hiện đúng các nguyên tắc: Tác động một cách từ từ, mỗi lần một ít, mỗi năm làm một phần. Làm nhanh, làm nhiều sẽ làm chết cây. Các vết thương phải được chăm sóc xử lý cẩn thận.
Làm già vỏ cây
Vỏ của cây đã già thường có dạng sần sùi, nứt nẻ hoặc có cấu tạo lớp vỏ cứng bao bọc, hoặc có vỏ tróc ra từng miếng lớn để lộ những mảng bóng màu hồng xanh vàng sẫm…Trong thiên nhiên, hầu hết các loài cây cho lớp vỏ già nhanh hơn nếu thân cây được bao quanh bằng một lớp thực vật. Vì môi trường ẩm ướt bao bọc liên tục nơi vỏ cây với những vét xước nông có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa vỏ cây, nó tạo cho vỏ cây sự cạnh tranh với đám thực vật bao quanh để dành lấy dinh dưỡng. Kỹ thuật này thực hiện như sau: Dùng giấy nháp thô chà nhẹ trên thân cây theo chiều dọc nhằm làm xước lớp vỏ ngoài của vỏ cây ở một số chỗ, nhưng không làm rách sâu vào tầng phát sinh gỗ. Cố gắng chà lên cao đến mức có thể ở thân cây, kể cả các cành lớn. Giữ cho rêu luôn ẩm bao quanh khu vực đã chà xước vỏ cây một lớp dày khoảng 2 cm rồi cố định rêu ở đúng vị trí bằng dây buộc không quá chặt. Kiểm tra thân cây mỗi tháng, nếu thấy có rễ cây mọc ra đám rêu thì phải tháo rêu để cắt bỏ rễ đó đi. Sau vài ngày khi cây khô trở lại phải bó rêu ẩm lại ngay. Việc bó rêu ẩm để tăng cường lớp mô tích tụ lại theo dạng tổ ong và thời gian cần có để các vết sần sùi nứt nẻ xuất hiện phụ thuộc vào độ dày của vỏ cây và số lượng lớp mô mới được sản sinh ra quá trình bó rêu. Thường phải giữ lớp rêu ẩm bao quanh vỏ cây khoảng trên dưới 2 năm mới đạt hiệu quả mong muốn.
Bể bộng
Là phương pháp lột vỏ và đục khoét thân cây. Mục đích là tạo thân bộng ở gốc. Nhưng đối với cây còn nguyên vẹn thì nên cẩn thận cưa, cắt và đục khoét dần dần từng đợt, cách xa các thời kỳ cắt tỉa hoặc thay đất. Tránh nhiễm trùng làm cho cây bị bệnh, có thể chết. Trưng bày phần thân bị bộng ra phía trước, nhánh cao nhất nằm ngay phía sau. Thời gian tác động ở thời kỳ cây tạm dừng sinh trưởng như vào cuối thu, đầu xuân. Tuỳ từng loại cây mà chọn biện pháp tác động cho phù hợp, còn đục khoét thân cành tạo hang hốc thường áp dụng với loài cây thân gỗ mềm, vỏ mỏng.
Phương pháp lột vỏ
Thường áp dụng cho cây lá kim, có thể lột vỏ cho một phần thân cành tạo vẻ như gỗ chết và mòn theo thời gian nâng cao giá tri ̣nghê ̣ thuật cây cảnh. Lột vỏ là một kỹ thuật lão hoá bonsai bằng cách lột một băng vỏ dọc theo thân cây và nhánh lớn làm cho thân gỗ biến sang màu trắng tạo vẻ già cỗi. Làm dấu trước bằng dao, sau đó cắt rời và bóc vỏ ra. Tốt nhất là vẽ bằng viết chì hoặc sơn nước lên diện tích vỏ phải lột. Phải duy trì một tối thiểu diện tích vỏ cây để nuôi cây. Không nên lột vỏ ở phần chôn trong đất sẽ dễ thối mục do ẩm độ cao ở phần này. Làm từng đợt, trong nhiều năm, mỗi lần một mảnh chừng 1cm bề rộng là tối đa. Về mặt thẩm mỹ, nên trưng bày phần vỏ cây chừa lại ở mặt tiền lột. Dùng giấy giáp đánh phần gỗ trong vết lột vỏ làm cho vết lột thêm bóng tạo sự trơ lỳ cho thân gỗ.
Tạo sẹo trên cây
Cây được nuôi dưỡng nhân tạo thường trơn nhẵn, phẳng phiu, non mềm. Do đó có thể sử dụng kỹ thuật băm, chém, đập hoặc đóng đinh để khắc họa rõ nét cổ kính của thân. Khi thao tác tạo sẹo không nên sử dụng công cụ quá to và lực quá mạnh so với thân cây để tránh gây ảnh hưởng xấu tới cây. Không sử dụng dao quá sắc để băm tạo sẹo, không chém lặp lại theo một kiểu, vết dao cũng không được quá nhiều, mật độ vết sẹo nên ở lưng thưa, bụng dày.
ST
Tin mới


Hà Tĩnh – Quảng Bình: Chủ động ứng phó với mưa bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Quảng Bình: Hướng dẫn phòng trừ châu chấu phá hoại cây luồng và măng của người dân
Tin bài khác

Bỏ phố về quê nuôi chồn hương, cử nhân 9X "bỏ túi" hơn nửa tỷ đồng mỗi năm

Quảng Bình: Hàng triệu con châu chấu tàn phá rừng luồng măng, người dân lo lắng mất sinh kế

Phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái giữa lòng thành phố Hà Tĩnh
Đọc nhiều

"Vua Chum Tứ Kỳ": Người đàn ông Hải Dương sưu tầm gần 15.000 chiếc chum cổ suốt hơn 20 năm

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Nghệ nhân cao tuổi Lê Đức Hùng – Người thổi hồn vào cây cảnh xứ Quảng

“Phù thủy” hoa kem: Biến kem topping thành những đóa hoa sống động như thật

Chàng kiến trúc sư dành cả trái tim cho những khuôn bánh ký ức

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Gặp gỡ nghệ nhân 8X - Người "thổi hồn" sống động vào từng hòn non bộ

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Nghệ nhân Phạm Tùng Dinh: Đôi bàn tay vàng chuyên làm hang đá, vườn thiêng Fatima

Lan thủy tiên: Nét kiêu sa giữa vũ khúc đại ngàn

Bão số 1 gây mưa lớn - Nhiều tỉnh miền Trung ngập cục bộ, thiệt hại nhiều tài sản

EcoBambu: Kiến tạo hệ sinh thái xanh từ cây tre Việt

Hà Tĩnh – Quảng Bình: Chủ động ứng phó với mưa bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Quảng Bình: Hướng dẫn phòng trừ châu chấu phá hoại cây luồng và măng của người dân

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Quảng Bình: Hàng triệu con châu chấu tàn phá rừng luồng măng, người dân lo lắng mất sinh kế

Doanh nghiệp chuyển đổi xanh nhiều thách thức và cơ hội vươn mình

Tỉnh Quảng Nam thực hiện dự án chăm sóc hoa viên, cây xanh, thảm cỏ có trị giá hơn 2,1 tỷ đồng

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Quỹ hạnh phúc cho mọi người – Hành trình 10 năm đánh thức những trái tim nhỏ bé

Bùng nổ cảm xúc với màn trình diễn pháo hoa giữa Canada và Trung Quốc

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Từ Sơn Garden City: Không gian sống xanh đẳng cấp nơi phồn vinh Kinh Bắc

Không gian xanh – Sống chậm giữa thời đại nhanh

3 loại cây cảnh “phong thủy vượng phát”, trồng ở sân nhà là đổi vận

Top 5 loài chim cảnh vừa đẹp, vừa hót hay, lại mang may mắn về cho gia chủ

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Đến vùng 2 Hải quân nghe câu chuyện người viết nhạc giữ biển khơi

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Vị trí đặt cây để thu hút tài lộc

Long An sáp nhập với Tây Ninh: Khách đến không thể bỏ qua mắm còng Cần Giuộc, bánh tráng phơi sương

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 - “ Kỷ nguyên mới” khai màn ấn tượng

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang
