Thỏ vằn Trường Sơn – loài động vật cực kỳ quý hiếm trên thế giới
VNHS - Thỏ vằn Trường Sơn có tên danh pháp khoa học là Nesolagus timminsi. Giới sinh vật học thế giới đánh giá, thỏ vằn Trường Sơn là một trong những loài thú cổ hiếm có nhất và ít được biết đến nhất trên thế giới. Thỏ vằn Trường Sơn chỉ có ở vùng dãy Trường Sơn, khu vực biên giới Việt - Lào.
Loài này phân bố dọc theo biên giới Việt Nam và Lào ở phía bắc và trung của dãy Trường Sơn. Chúng được tìm thấy từ Vườn Quốc Gia Pù Mát (thuộc tỉnh Nghệ An) đến Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình).
Năm 2019, Sách Đỏ IUCN đưa thỏ vằn Trường Sơn vào phân hạng EN (Nguy Cấp), đối mặt Nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên. Năm năm sau, tức là vào năm 2024, IUCN đã đánh giá lại loài động vật quý hiếm của Việt Nam này.
(Ảnh: Nikolai L. Orlov/Researchgate).
Sinh vật bí ẩn của đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ
Không chỉ quý hiếm, loài động vật này còn khiến các nhà sinh học quốc tế bối rối vì rất nhiều đặc điểm sinh học của chúng chưa được biết đến.
Để có được lượng thông tin hiếm hoi về loài này, người ta đã phải đặt bẫy ảnh ở khắp các khu bảo tồn và vườn quốc gia ở dãy Trường Sơn, cũng như trải qua hàng nghìn đêm theo dõi thì mới có thể biết đến loài động vật chuyên sống về đêm này.
Loài động vật này được phát hiện đầu tiên vào năm 1995. Vì tập tính chuyên hoạt động về đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày trong các hang do các loài động vật khác đào nên có rất ít nghiên cứu khoa học và hiểu biết của con người về loài động vật này.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết đầy đủ môi trường sống, chế độ ăn đầy đủ, sinh sản, kẻ thù cũng như tác động đến hệ sinh thái của thỏ vằn Trường Sơn (ví dụ như vai trò phát tán hạt giống).
IUCN cho biết, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào hệ sinh thái của thỏ vằn Trường Sơn. Tuy nhiên, một số đặc điểm chung về lịch sử tự nhiên có thể được suy đoán từ các ghi chép bẫy ảnh và thông tin của dân làng. Qua đó, loài này chủ yếu xuất hiện ở rừng thường xanh ẩm ướt lá rộng từ độ cao 50 đến 1.183 mét trên mực nước biển, nơi có rất ít hoặc không có mùa khô.
(Ảnh: Nikolai L. Orlov/Researchgate).
Thỏ vằn Trường Sơn có ngoại hình rất giống với loài chị em của chúng là thỏ vằn Sumatra (danh pháp khoa học: Nesolagus netscheri). Cả hai đều là loài thú cổ còn sót lại của thế giới.
Một đặc điểm khác biệt của loài thỏ này với loài khác là chúng có lông màu xám với 7 sọc màu đen hoặc nâu sẫm trên đầu, thân tựa hổ vằn. Chiều dài cơ thể trưởng thành dao động từ 35 đến 40cm, nặng khoảng 5kg. So với các thành viên của chi Lepus, thỏ vằn Trường Sơn có tai, đuôi và chân tương đối ngắn, Animalpersity cho biết.
Có 3 nguyên nhân được cho là khiến thỏ vằn Trường Sơn nằm trong Sách Đỏ ICUN, đó là do mất môi trường sống (do con người làm nông nghiệp), khai thác gỗ và bị săn bắt (đến từ nạn bẫy tràn lan diễn ra trên khắp các khu rừng Trường Sơn). Mặc dù không có bằng chứng về việc buôn bán có mục tiêu đối với loài này, nhưng chắc chắn loài này bị săn bắt như một phần của hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Do thiếu thông tin cho thấy loài này có giá trị cao đối với hoạt động buôn bán động vật hoang dã, nên rất có thể khi bị bắt, loài này thường được đưa đến các chợ thịt động vật hoang dã tươi sống tại địa phương hoặc được sử dụng làm thực phẩm chính.
Tin vui từ IUCN
Dưới nỗ lực khám phá thỏ vằn Trường Sơn, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Vườn thú và Động vật hoang dã Leibniz (IZW) của Đức, Viện sinh thái học Miền Nam (SIE) của Việt Nam đã phát hiện tín hiệu đáng mừng từ loài động vật hiếm có này vào năm 2021.
Theo đó, việc sử dụng bẫy ảnh đã phát hiện thỏ vằn Trường Sơn xuất hiện tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (phía nam dãy Trường Sơn). Đây là phần mở rộng to lớn so với phạm vi đã biết trước đây của loài thỏ vằn vốn chỉ bao phủ từ khu vực phía Bắc tới trung tâm dãy Trường Sơn.
Việc các bẫy ảnh được đặt ở độ cao khoảng 1.500 – 1.900 mét cũng nói lên độ cao kỷ lục mà loài này có thể sinh sống. Tất cả những điều này cho thấy, chúng ta còn biết rất ít về loài động vật quý hiếm này.
Năm 2024, điều đáng mừng đã đến khi IUCN đánh giá lại số lượng loài thỏ vằn Trường Sơn và đưa ra thông báo mới nhất khi phân hạng thỏ vằn Trường Sơn là LD (Cạn kiệt phần lớn).
Điều này có nghĩa là loài này có Điểm phục hồi loài là 33%. Dù không còn mức EN (Nguy Cấp) nhưng IUCN vẫn lên tiếng bảo vệ khẩn cấp vì nếu không tiếp tục bảo tồn, thỏ vằn dự kiến sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 10 năm do săn bắn và khai hoang liên tục.
Minh Hoàng (t/h)
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Loài cò nhạn quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng

Đấu gà - Thú chơi dân gian có lịch sử hàng nghìn năm
Tin bài khác

7 loài chim bé xíu nhưng "vạn người mê": Khi tiếng hót làm dịu lòng người

Nuôi chim đột biến, chàng trai có doanh thu 3 tỉ đồng/năm

Từ đôi mèo giá 31 triệu đồng đến "vương quốc mèo khổng lồ" tiền tỷ của cô gái Bình Dương
Đọc nhiều

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt: Hướng tới không gian xanh trong đô thị y tế tương lai

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Hồng Hạc City: Định hình chuẩn mực đô thị xanh hiện đại tại miền Bắc

Dưa hấu đã mất mùa còn rớt giá thê thảm, nông dân thủ phủ dưa hấu ở Quảng Nam "khóc ròng"

Dự án Phú Thị Riverside: Phát triển một đô thị xanh bền vững trong lòng Thủ đô Hà Nội

Danko Group: Từ cam kết đến hành động vì chất lượng công trình không gian xanh đáng sống như lời quảng cáo

Flamingo Golden Hill Hà Nam: Nơi kiến tạo không gian sống xanh lý tưởng

Cây kim tiền ra hoa: Dấu hiệu tài lộc và cách chăm để đón lộc trời

Thành lập TT Bảo vệ rừng và Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng: Vùng lõi của di sản, điểm sáng cho bảo tồn

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Hồng Hạc City: Định hình chuẩn mực đô thị xanh hiện đại tại miền Bắc

5 loại cây thơm tự nhiên, đủ sức thay thế cả kệ tinh dầu

Thác hoa vàng rực rỡ: Đừng trồng hoa hồng, hãy thử hồng mân côi

Dự án Phú Thị Riverside: Phát triển một đô thị xanh bền vững trong lòng Thủ đô Hà Nội

7 loài cây cảnh hoa thơm giúp nhà bạn "ướp hương" suốt mùa hè

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt: Hướng tới không gian xanh trong đô thị y tế tương lai

Góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi): Hướng đến việc tạo môi trường phát triển cởi mở, minh bạch và bền vững

Thành lập TT Bảo vệ rừng và Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng: Vùng lõi của di sản, điểm sáng cho bảo tồn

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

Bình Định và Gia Lai hợp nhất: “Siêu tỉnh” rừng vàng biển bạc, cà phê đưa xuống, cá ngừ đưa lên

“Vũ điệu thiên nga” - Tuyệt phẩm bonsai hàng chục tỉ của đại gia Thái Nguyên

Từ giấc mơ tuổi thơ của cô gái nhỏ đến khu vườn phố thị đầy rau xanh, hoa nở rực rỡ ai cũng ước ao

Bất ngờ trước nhà vườn của anh Lý Quốc Tuấn ở Tây Ninh

Bánh xu xê hình lá cờ Tổ quốc của nữ giáo viên Hà Nội: Lan tỏa tinh thần yêu nước qua những điều giản dị

Nghề đá ở Dũng Tân: Nghệ thuật, tầm vóc và tâm huyết

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

Đồng hành cùng nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Agribank và cơ hội phát triển ngành Sinh vật cảnh Việt Nam

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết
