Quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội): Hàng loạt cây xanh có dấu hiệu khô héo trên tuyến đường hơn 700 tỷ đồng
VNHS - Những ngày gần đây, hàng loạt cây xanh trồng trên vỉa hè, giải phân cách trên tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) vừa thông xe được khoảng gần hai tháng nay đang có dấu hiệu khô héo, trơ trụi, thiếu sức sống, phải nhổ bỏ,…
Trong bối cảnh Hà Nội đang nỗ lực chuyển mình thành một đô thị hiện đại với các giải pháp phát triển xanh, dự án trồng cây xanh đô thị được coi là một trong những chiến lược then chốt nhằm cải thiện môi trường sống. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy nhiều dự án cây xanh tại Hà Nội đang gặp phải tình trạng cây chết hàng loạt, gây lo ngại về hiệu quả đầu tư và tác động tiêu cực đến hệ sinh thái đô thị.
Thực trạng và giải pháp
Trong những năm gần đây, các dự án cây xanh đô thị ở Hà Nội được triển khai với mục tiêu tạo ra “phổi xanh” cho thành phố, cải thiện chất lượng không khí và tạo cảnh quan hài hòa. Tuy nhiên, không ít khu vực ghi nhận số lượng cây trồng chết đột ngột sau thời gian ngắn trồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khá đa dạng.
Một là lựa chọn giống cây không phù hợp: Một số loài cây được trồng không thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của Hà Nội, dẫn đến khả năng sinh trưởng kém và dễ chết.
Hai là quy trình trồng và bảo trì chưa đồng bộ: Việc thiếu kế hoạch chăm sóc, tưới nước và bảo dưỡng định kỳ đã làm giảm sức sống của cây, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi cây chưa ổn định hệ thống rễ.
Ba là ô nhiễm môi trường và điều kiện đô thị khắc nghiệt: Các tác động từ ô nhiễm không khí, đất đai bị nén và nhiệt độ cao ở đô thị cũng góp phần làm suy giảm sức khỏe của cây xanh.
Bốn là thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan: Công tác quản lý, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật từ các cơ quan chức năng và cộng đồng chưa được thực hiện hiệu quả, dẫn đến lãng phí nguồn lực và chất lượng dự án không được đảm bảo.
Để khắc phục tình trạng cây xanh chết hàng loạt và hướng đến một mô hình đô thị xanh bền vững, một số giải pháp cần được triển khai.
Một là nghiên cứu chọn giống và quy hoạch phù hợp: Trước khi triển khai dự án, cần tiến hành nghiên cứu đặc điểm địa phương, từ đó lựa chọn các giống cây có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu, đất đai của Hà Nội. Việc này không chỉ đảm bảo sự sống còn của cây mà còn giúp tối ưu hóa tác dụng làm sạch không khí, tạo bóng mát cho đô thị.
Hai là đầu tư vào công tác bảo trì và chăm sóc định kỳ: Sau khi trồng, cây xanh cần được theo dõi sát sao với các giải pháp tưới nước, bón phân và bảo vệ khỏi sâu bệnh. Việc xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp, kết hợp giữa chính quyền, các chuyên gia về sinh vật cảnh và sự tham gia của cộng đồng sẽ tạo ra sự chăm sóc liên tục cho cây xanh.
Ba là áp dụng công nghệ thông tin và giám sát tự động: Ứng dụng các thiết bị cảm biến, hệ thống giám sát từ xa để theo dõi tình trạng sức khỏe của cây theo thời gian thực sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề phát sinh. Từ đó, có thể đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo cây xanh được bảo vệ một cách hiệu quả.
Bốn là đào tạo và nâng cao nhận thức cộng đồng: Việc tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo chuyên đề cho cán bộ quản lý đô thị và người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xanh là cần thiết. Nhận thức của cộng đồng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh bền vững.
Năm là tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng: Sự đồng bộ giữa quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường và các dự án cây xanh là yếu tố then chốt. Các cơ quan chức năng cần có cơ chế phối hợp, giám sát chặt chẽ từ khâu đầu tư đến giai đoạn bảo trì, đảm bảo nguồn kinh phí được sử dụng hiệu quả và đúng mục tiêu.
Cây xanh có dấu hiệu khô héo tại dự án hơn 700 tỷ đồng
Trước thực tiễn đó, với vai trò là cơ quan ngôn luận của Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam, Tạp chí Việt Nam Hương Sắc luôn quan tâm và phản ánh những diễn biến quan trọng trong lĩnh vực cây xanh đô thị. Thông qua việc cập nhật thông tin, phân tích tình hình thực trạng và đưa ra các giải pháp cụ thể, tạp chí không chỉ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng mà còn góp phần thúc đẩy các bên liên quan cải thiện công tác quản lý và triển khai các dự án xanh.
Trong quá trình khảo sát thực tế và trên mạng đấu thầu Quốc gia để lấy các số liệu, thông tin làm minh chứng để nâng cao hiệu quả quản lý giúp truyền tải những thông tin thực tế về các dự án đầu tư, quy hoạch và bảo trì hệ thống cây xanh, bảo vệ môi trường. Chúng tôi đã nhận được những thông tin liên quan đến dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài, đoạn từ Đại lộ Thăng Long quận Nam Từ Liêm đến vị trí ranh giới Khu đô thị Dương Nội quận Hà Đông (Thành phố Hà Nội) có tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Được biết, dự án này được chia thành 23 gói thầu, trong đó, gói thầu số 16 "Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài (đoạn từ Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm) đến vị trí ranh giới Khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông”, được phê duyệt cho Công ty TNHH xây dựng Tự Lập với vai trò liên danh chính - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội - Công ty cổ phần xây dựng kỹ thuật và thương mại CTD - Công ty cổ phần công nghệ và xây dựng giao thông trị giá hơn 373 tỷ đồng vào ngày 16/12/2022 do ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội) ký theo Quyết định số 3465/QĐ-UBND với thời gian thực hiện hợp đồng là 810 ngày.
Gói thầu này do UBND quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư và giao Ban quản lý dự dán đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm làm bên mời thầu/đại diện chủ đầu tư; Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng và Môi trường Việt Nam là đơn vị Tư vấn, đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT).
Được biết tháng 1 vừa qua, tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài đã được thông xe tạm đoạn đường dài 1,9km sau gần 2 năm thi công. Sau gần 2 tháng thông xe dự án đã góp phần giảm ùn tắc trên các trục đường chính như Đại lộ Thăng Long, đường 70, Tố Hữu, Lê Quang Đạo và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân quanh khu vực.
Tuy nhiên, theo quan sát và ghi nhận của PV, trên toàn tuyến đường có nhiều cây xanh đang có dấu hiệu chết khô, thân cây xơ xác, trụi lá và thiếu sức sống…
Liên quan đến nội dung này, chia sẻ thông tin với báo chí, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm (Thành phố Hà Nội) cho biết, “toàn tuyến đường trồng 2 loại cây. Theo đó, vỉa hè trồng cây dáng hương, dải phân cách trồng cây sao đen. 2 loại cây này được trồng từ tháng 11, tháng 12, khi có thông tin phản ánh về việc cây xanh tại đây có dấu hiệu chết khô, đơn vị đã trực tiếp đi kiểm tra, khi cạo thân cây ra thì bên trong xanh tốt, các cây xanh này đang trong giai đoạn bám rễ, không gặp vấn đề gì và đang trong qua trình sinh trưởng bình thường…”.
Dự án cây xanh đô thị Hà Nội hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức khi số lượng cây xanh chết hàng loạt ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, với các giải pháp chọn giống phù hợp, đầu tư vào công tác bảo trì, áp dụng công nghệ giám sát hiện đại và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng, tình trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện. Tạp chí Việt Nam Hương Sắc, với vai trò là kênh thông tin chính thống của Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam, luôn đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình xây dựng một Hà Nội xanh, trong lành và bền vững cho thế hệ hiện nay và mai sau.
Dưới đây một số hình ảnh cây xanh ghi nhận vào ngày 24/2 tại dự án Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài (đoạn từ Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm) đến vị trí ranh giới Khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông”, với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi về hoạt động lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư
Ngày 01/01/2024, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 có hiệu lực và thay thế Luật Đấu thầu 2013, tiếp tục tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước. Luật mới bổ sung nhiều quy định nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc và thích ứng với các đòi hỏi từ thực tiễn, tăng cường hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, nâng cao hiệu lực thực thi quy định của pháp luật về đấu thầu.
Cũng theo Luật đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/6/2023, tại Khoản 8 Điều 4 Chương I có nêu: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình”.
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 6071/BKHĐT-QLĐT ngày 31 tháng 7 năm 2023 về báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022. Ngày 25/8/2023, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 6601/VPCP-CN gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước về việc báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu, trong văn bản có nêu: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi về hoạt động lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư, đặc biệt đối với những gói thầu có nhiều kiến nghị, phản ánh tiêu cực, vi phạm; những gói thầu có ít nhà thầu tham gia dự thầu và có tỷ lệ tiết kiệm thấp; những trường hợp một nhà thầu trúng nhiều gói thầu tại một địa phương, một chủ đầu tư, bên mời thầu trong thời gian dài. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kịp thời có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật; Nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư và thực hiện lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án phải đấu thầu theo pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa, bảo đảm tính cạnh tranh, hiệu quả tổng thể của dự án đầu tư kinh doanh”.
Ngày 21/06/2019, Văn phòng Chính phủ ra công văn số 5464/VPCP-CN về tình hình triển khai đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016 – 2018 và lộ trình giai đoạn 2019 – 2025. Công văn nêu ý kiến chi đạo như sau: “Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước nghiêm túc triển khai đấu thầu qua mạng theo chỉ tiêu nêu tại Nghị quyết Chính phủ số 01/NQ-CP năm 2019; thường xuyên giám sát việc triển khai đấu thầu qua mạng tại các đơn vị trong phạm vi quản lý của mình. Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với những gói thầu chỉ có duy nhất 01 (một) nhà thầu tham gia và xử lý nghiêm khắc chủ đầu tư và các bên liên quan nếu phát hiện hành vi vi phạm, không bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu”.
Vũ Thành
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


CLB cây cảnh nghệ thuật 30/4 Hải Hậu: Tăng cường giao lưu, nâng tầm tác phẩm Sinh vật cảnh

Rực rỡ sắc xuân ba miền tại Triển lãm cây kiểng, phong lan và đá cảnh Festival Huế 2025
Tin bài khác

Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Bài ca thống nhất”tại Hà Nội

Hà Nội công bố danh sách 36 loại cây trồng được chuyển đổi trên đất trồng lúa

Cơn sốt "bánh yêu nước" mừng đại lễ 30/4: Chiếc bánh nhỏ chứa đựng tình yêu lớn
Đọc nhiều

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Huyền tích Am Tiên – Bản giao hòa không gian xanh và du lịch tâm linh tại Thanh Hóa

Cà phê Trường Chim - bản hòa ca giữa phố Thành Sen

Capital One - Nơi giao hòa giữa tiện ích hiện đại và không gian xanh

Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật: Mối đe dọa đến sức khỏe và môi trường

F&B đẩy mạnh cam kết xanh góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên

Dự án Noble Crystal Long Biên và Noble Palace Long Biên: Tạo ra khu đô thị xanh hài hòa với thiên nhiên, nhiều tiện ích hiện đại

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt: Hướng tới không gian xanh trong đô thị y tế tương lai

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Linh sam - Loài hoa tím "gây thương nhớ" nở rộ giữa khúc giao mùa

Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Bài ca thống nhất”tại Hà Nội

Cây kim tiền ra hoa: Dấu hiệu tài lộc và cách chăm để đón lộc trời

Thành lập TT Bảo vệ rừng và Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng: Vùng lõi của di sản, điểm sáng cho bảo tồn

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

"Hiện tượng mạng" vẹt xám KAKA: Chú vẹt biết nói, biết hát, gây bão TikTok vì quá thông minh

Thứ quả chín đỏ tươi, trông như chiếc đèn lồng, lấy hạt chữa được bệnh dạ dày, đại tràng

Cà phê Trường Chim - bản hòa ca giữa phố Thành Sen

Lâm Bầu Xô kể về thú chơi chào mào kì công, chăm chim còn hơn chăm vợ

Lợi ích bất ngờ của cây bàng Đài Loan trong không gian sống

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

Vườn rau xanh mướt trong biệt thự của NSND Trịnh Kim Chi

Mẹ đảm Hải Phòng cải tạo sân thượng thành khu vườn rực rỡ cờ hoa mừng đại lễ 30/4

Phạm Tùng Thiên – Người "thổi hồn" vào Mai chiếu thủy đất An Giang

Nghệ nhân "răng Sún" ở Hội An thổi hồn vào gốc tre, đưa nghề lạ ra thế giới

Biến vỏ ốc xấu xí thành tác phẩm khảm long lanh, giá trị tiền tỷ

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng
