Vườn hoa tại gia gọi mùa thương nhớ với 2000 bông hoa loa kèn của người phụ nữ đất Cảng
Tại một góc nhỏ yên bình ở thành phố Hải Phòng, nơi nhịp sống dường như chậm lại giữa những con phố tấp nập, có một khu vườn đặc biệt thu hút ánh nhìn của bất kỳ ai nếu có dịp chứng kiến. Đó là khu vườn tại gia của chị N.T.H. – một người phụ nữ yêu hoa, yêu thiên nhiên, và đặc biệt say mê cắm hoa. Với bàn tay khéo léo và tâm hồn tinh tế, chị H. đã biến không gian nhỏ trong nhà thành một bức tranh sống động với 2000 bông hoa loa kèn được cắm tỉ mỉ, tạo nên một không gian vừa thanh tao vừa rực rỡ.
![]() |
Khu vườn tại gia cùng 2000 bông hoa loa kèn
Khu vườn không chỉ là nơi chị H. gửi gắm niềm đam mê mà còn là nguồn cảm hứng cho những ai muốn tự tay chăm sóc và cắm loài hoa tinh khôi này. Khu vườn của chị không rộng lớn như những cánh đồng hoa ở Đà Lạt hay ngoại ô Hà Nội, nhưng lại mang một vẻ đẹp rất riêng, gần gũi mà quyến rũ. Chị đã khéo léo sắp xếp 2000 bông hoa loa kèn thành giàn uốn lượn mềm mại, xen kẽ với các khoảng trống để tạo cảm giác thoáng đãng. Điều đặc biệt là tất cả những bông hoa này đều được cắm từ những cành hoa tươi mà chị mua từ chợ hoa địa phương hoặc từ những người trồng hoa quen thuộc ở vùng ven Hải Phòng. Chị không trồng trực tiếp trong vườn mà sử dụng các khối xốp cắm hoa, bình gốm để tạo nên một "khu vườn hoa cắm" độc đáo.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Khu vườn hoa loa kèn 2000 bông nở rộ cả tuần dài. |
Mỗi buổi sáng, khi ánh nắng đầu ngày nhẹ nhàng rải xuống, khu vườn như bừng sáng với sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Hương thơm dịu nhẹ lan tỏa trong không khí mang lại cảm giác bình yên hiếm có giữa lòng thành phố. Chị H. chia sẻ rằng:
"Loa kèn là loại hoa có mùi thơm đặc trưng mình rất mê, 2 năm nay kể từ khi biết chơi hoa năm nào mình cũng cắm một vườn kèn. Năm nay mình cắm sớm vì thời tiết còn lạnh cắm ngoài trời hoa đẹp bền lâu hơn. Mình đặt mua 2.000 bông, shop hoa gom 2 ngày cho mình mới đủ số lượng, mình nhận hoa shop đã hỗ trợ nhặt bớt lá nên mình chỉ việc ngâm dưỡng nước lã cho hoa tươi khoẻ nở hé bông, 2 hôm sau mình mới cắm vườn".
![]() |
![]() |
Ngoài tạo khu vườn, chị H. còn cắm bình riêng để trang trí. |
Vườn hoa này chị H. mất 5 tiếng để chuẩn bị và cắm hoàn thiện lên thành vườn, trước đó cũng mất cả 2 ngày dài để dưỡng hoa. Một vườn với 2.000 bông ngoài trời mỗi khi cơn gió thoảng qua bông hoa đung đưa mùi thơm mê mang lại cảm giác thư giãn vô cùng. Theo chị H. chia sẻ, khu vườn hoa loa kèn của chị nở rộ đẹp mãn nhãn trong cả tuần dài, đến khi gần tàn chị còn cắm hút màu để tạo thêm màu sắc khác cho đẹp mắt.
"Mình đã chìm đắm trong chiếc vườn xinh này tới ngày thứ 7 thì dọn vườn. Mình là người bị kích ứng phấn hoa, nhưng do mê em ấy quá nên lần nào cũng làm liều và lần nào cũng bị ngứa mẩn ít nhiều dù đã gắng né phấn hoa hết mức. Mình đều chụp ghi lại khoảnh khắc mỗi ngày từ khi chuẩn bị tới cắm và tới khi tàn dọn, mời cả nhà cùng ngắm" - chị H. tâm sự.
![]() |
![]() |
Khung giàn chị H. chuẩn bị để cắm hoa loa kèn. |
Qua câu chuyện về khu vườn đặc biệt ấy, nếu bạn muốn cắm hoa loa kèn tại nhà để nở lây, bền đẹp, thậm chí muốn trồng hoa tại nhà cũng không phải là điều khó khăn.
Cách dưỡng hoa loa kèn nở lâu và bền đẹp
Để duy trì khu vườn với 2000 bông hoa loa kèn luôn tươi tắn, chị H. có những bí quyết dưỡng hoa đặc biệt mà bất kỳ ai cũng có thể học hỏi. Hoa loa kèn, dù đẹp, lại là loài hoa khá "mong manh" nếu không được chăm sóc đúng cách.
Chọn hoa tươi ngay từ đầu
Để có bình hoa loa kèn đẹp, tươi, nở bền thì việc đầu tiên là cần chọn những cành hoa còn nụ hoặc mới hé nở, với cánh hoa dày, màu sắc tươi sáng và không có dấu hiệu dập nát. Hoa đã nở bung thì đẹp thật, nhưng sẽ nhanh tàn. Bạn nên chọn những cành có nụ để chúng từ từ nở trong bình, vừa kéo dài thời gian chơi hoa vừa tạo cảm giác luôn mới mẻ. Lá hoa cũng cần xanh mướt, cứng cáp, không bị vàng hay héo.
Cắt cành đúng kỹ thuật
Sau khi mang hoa về, ngâm hoa vào nước dưỡng, dùng dao sắc cắt vát gốc cành một góc 45 độ. Cắt vát giúp cành hoa hút nước tốt hơn, vì diện tích tiếp xúc với nước tăng lên. Nên ắt cành vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh hoa bị mất nước. Sau đó, chị ngâm cành hoa trong nước ấm khoảng 5-10 phút để kích thích quá trình hút nước, rồi hơ nhẹ gốc cành trên ngọn lửa trong 10-15 giây để tạo các mao mạch nhỏ, giúp hoa bền hơn.
Thay nước và dưỡng chất
Để hoa tươi lâu, nên thay nước cho các bình hoa cách ngày. Nước sạch là yếu tố quan trọng nhất để hoa tươi lâu. Bạn có thể thêm một chút đường hoặc vài giọt nước cốt chanh vào nước để ức chế vi khuẩn và cung cấp dưỡng chất cho hoa. Với những nụ hoa nhỏ khó nở, nhẹ nhàng tách đầu cánh hoa bằng tay và cắt bỏ nhị, nhụy để hoa bung đẹp mà không lãng phí bông nào.
Đặt hoa ở nơi thoáng mát
Nên đặt bình hoa loa kèn ở chỗ không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Hoa loa kèn không chịu được nắng gắt hay gió mạnh. Hãy luôn giữ cho bình hoa thoáng đãng, nhiệt độ ổn định để hoa không héo nhanh.
Hướng dẫn tự trồng hoa loa kèn tại nhà
Với những ai muốn tự tay tạo ra những khóm hoa tại nhà, dưới đây là các bước cơ bản để trồng hoa loa kèn:
Chọn thời điểm và đất trồng
Hoa loa kèn thường được trồng vào tháng 10 hoặc 11 để nở đúng vào tháng 4 – mùa hoa đẹp nhất. Đất trồng cần tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt nhưng giữ ẩm vừa phải. Bạn có thể trộn đất mùn với xơ dừa, cát hoặc một ít đất sét để tăng dinh dưỡng. Đất phải được làm nhỏ, đập vỡ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày cho tơi đều.
Chuẩn bị củ giống
Củ hoa loa kèn cần được làm sạch, phơi ở nơi râm mát 1 ngày trước khi trồng. Chọn củ khỏe, không thối, và ngâm qua dung dịch chống mốc để tránh hư hỏng. Khi trồng, đặt củ vào rãnh, cách nhau 30cm, hàng cách hàng 45cm (đối với vườn rộng), lấp đất sâu 4-5cm để cây dễ mọc.
Chăm sóc cây
Khi cây cao lên, tưới nước pha phân loãng (1/2 – 1/5 lần) và xới đất vun cao để cây không đổ. Cây loa kèn thân cứng nên không cần cọc, nhưng khi nhú hoa thì ngừng xới để tránh làm tổn thương nụ. Sau khi cây ra 10 lá, ngắt chồi ngọn để tăng chồi nách, giúp cây ra nhiều hoa hơn. Khi hoa nở, ngắt bỏ hoa tàn để cây không bị hút dinh dưỡng.
Thu hoạch và bảo quản
Cắt hoa khi nụ vừa hé, chừa gốc 15-20cm để cây tiếp tục nuôi củ. Củ sau khi đào lên (tháng 4) cần rũ đất, bảo quản trong cát khô, giữ nguyên thân đến vụ trồng sau. Củ loa kèn dễ thối, nên không để quá lâu trong đất.
Tin mới


Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Chiêm ngưỡng cây bonsai cần thăng hơn 100 tuổi, gốc xù như hóa đá
Tin bài khác

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt

Thứ rau tím quen thuộc ai cũng từng ăn, hóa ra là “siêu thực phẩm” hỗ trợ ngăn ngừa bệnh hiểm nghèo
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi'

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
