Chất liệu cây cảnh: Yếu tố cơ bản người xưa rất coi trọng
Vì vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình ra chúng ta còn cần phải quan tâm đến chất liệu cây cảnh. Đó chính là một trong những yếu tố cơ bản mà người xưa rất coi trọng nhưng lâu nay chúng ta còn xem nhẹ.
![]() |
Cây phi lao được trồng làm cây cảnh, tạo ra một không gian sống đẹp mắt và sang trọng, giúp tạo điểm nhấn và tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian sống. Nhìn vào cây phi lao có thể mang lại cảm giác thư giãn và tĩnh lặng, giúp giảm căng thẳng và stress trong cuộc sống hàng ngày.(Ảnh spacet.vn) |
Chúng ta hãy thử ngẫm điều này: Có một tác phẩm cây cảnh đạt tới sự lung linh kỳ diệu xuất phát từ một phút thăng hoa của tâm hồn, một phút lóe sáng của trí tuệ, một phút xuất thần của nghệ nhân vậy mà tất cả những điều đó lại được gửi gắm vào một cái cây có chất liệu kém về độ bền hình thể (tức dễ bị phá dáng) cũng như tuổi thọ không cao thì thật là vô cùng đáng tiếc!
Hầu hết các sản phẩm của nhà tạo hình cây cảnh Kimura (Nhật Bản) và các nghệ nhân nổi tiếng thế giới đều được thực hiện trên những chất liệu có độ bền vùng cao: gỗ tốt, sống lâu năm, phát triển chậm nên không để bị phả dáng. Đó tuyệt đối không phải là sự ngẫu nhiên mà là lẽ đương nhiên không cần phải cân nhắc tính toán đối với họ. Thời gian vừa qua tôi có viết bài cho một Tạp chí cây cảnh nước ngoài, qua đó nằm bắt được một khía cạnh mà họ đặc biệt chú trọng là chất liệu cây cảnh.
![]() |
Tác phẩm Bách niên Thanh Thủy của Chủ nhân Đào Nhất Hoa, Ninh Giang, Hải Dương (Ảnh minh họa) |
Đối với một tác phẩm cây cảnh đỉnh cao, ngoài yếu tố thuộc lĩnh vực thẩm mỹ ra thì chất liệu bền vững của sản phẩm theo thời gian là một trong những phép thử đẳng cấp của Nghệ nhân.
Ở đây lại này sinh một vấn đề tưởng chừng như mâu thuẩn là đối với một cây cảnh có "hệ số ổn định cao, dĩ nhiên điều đó tỉ lệ thuận với tuổi thọ và tỉ lệ nghịch với tốc độ phát triển của cây, chẳng hạn như loài Du, Phong, Trăn, Thích, Tùng, Trắc v.v...như vậy thì chúng ta sao có đủ thời gian chờ đợi để có được một cây phôi phù hợp - tiền đề cho một tác phẩm đích thực sau này?
![]() |
Cây Bách xù của Masahiko Kimura (Ảnh minh họa của bonsaiempire) |
Hãy xem KIMURA xử lý mâu thuẫn này thế nào. Ông không bận tâm tới việc cây phôi nào đó phải có một "khung sườn" nhất định như các Nghệ nhân của ta thường "ăn theo” thiên nhiên. Ông dùng chính "đắng cấp" của mình để giải quyết vấn đề, tức là bằng năng lực sáng tạo, con mắt tinh tế và bằng kỹ thuật bậc thấy, để biến bất cứ một cây phôi nào có sẵn miền là nó đạt được 2 yêu cầu: chất liệu bền vững và phù hợp. Rồi või đôi bàn tay "phù thủy", ông biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật "vĩ đại", không cần phải chờ đợi thời gian vừa nuôi dưỡng cây vừa từng bước tạo dựng bộ khung cơ bản theo ý đồ định trước - một việc làm để gây nản lòng người vì phải chờ đợi thời gian khá dài khiến ý đồ ban đầu có khi biến đổi. Vậy là bằng tài năng của mình cộng với ý tưởng “ngẫu hứng" xuất thần, KIMURA cứ điềm nhiên sử dụng những gì sẵn có mà người khác vốn chẳng "mặn mà, miền là chất liệu đó đạt được 2 yêu cầu: bền vững, phù hợp. Chính điều này làm nên "đăng cấp KIMURA"
Nếu chúng ta cũng có được cái "thiên tài đó thì câu hỏi kia có còn cần đặt ra nữa không?
Tại sao các Nghệ nhân đẳng cấp thế giới, phần lớn thực hiện các tác phẩm của mình trên những cây thuộc nhóm gỗ có độ bền vững cao? Tất cả đều từ những ưu điểm vượt trội của chúng.
Sự ổn định cao về hình dáng sau khi tạo hình của nhóm cây này luôn là lựa chọn ưu tiên của những nghệ nhân chuyên nghiệp thực thụ. Chất gỗ săn chắc dẻo dai cho phép tạo nên những kiểu bóc vỏ vặn xoắn hấp dẫn có tác động thẩm mỹ mạnh tới trực giác cùng sự gợi cảm cực kỳ tinh tế (hãy xem những tác phẩm điến hình của KIMURA mà VNHS từng đăng tài).
Với nhóm thực vật này, càng trải qua thời gian, chất gỗ càng săn chắc, càng đanh lại, điều đó có nghĩa tuổi thọ nghệ thuật của chúng sẽ rất cao, vượt xa nhóm chất liệu tầm thường – loại gỗ tạp dễ bị mục xốp theo năm tháng.
Bên cạnh đó, chính nhóm cây này lại thường quanh năm xanh là là ưu điểm rất thích hợp cho kỹ năng tạo mảng khối cho tán lá - một trong những nét đặc trưng cơ bản của việc vận dụng nghệ thuật hội họa trong tạo hình cây cảnh.
![]() |
Cây Tùng La Hán của ông Vũ Văn Tuấn - CLB Bonsai Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã đạt giải Đồng tại Triển lãm Sinh vật cảnh - Bonsai Suiseki mở rộng mừng Xuân Giáp Thìn 2024 |
Việc vận dụng màng khối trong hội họa trong tạo hình cây cảnh thể hiện tư duy thẩm mỹ và trình độ nghệ thuật cao mà hầu hết nghệ nhân của ta chưa tới tầm. Nói chung, làm - nghệ thuật - cây cảnh đòi hỏi phải có kiến thức hiểu biết tổng hợp khá sâu rộng, nếu không được như thế thì những tác phẩm làm ra khó có thể đạt tới đỉnh cao.
Có thể nói, điểm yếu chung của nghệ thuật SVC nước ta là thiếu thông tin dẫn tới hiểu biết hạn chế. Mà điều đó là do đâu? Một nguyên nhân không nhỏ là phần lớn người làm nghề lại chưa có thói quen đọc, thói quen nghiên cứu sáng tạo, nặng về bắt chước, sao chép. Theo như ông Lê Đình - Phó tổng biên tập thường trực Tạp chí VNHS cho biết thì hiện trên toàn Quốc có trên 12 vạn hội viên SVC, nhưng chỉ có khoảng dưới 1 vạn hội viên đặt báo Hội thường xuyên (trong đó, có tới 1/3 độc giả là người ngoài hội), mặc dù nhiều bạn đọc coi tờ VNHS là tờ báo hữu ích, thiết thực, là cẩm nang của những người làm nghệ thuật sinh vật cảnh.
Muốn có nhiều tác phẩm cây cảnh xứng tầm thì phải có thời gian, mà như vậy là phải thường xuyên duy trì, bảo tồn sự ổn định của sản phẩm. Và một trong những cách để duy trì, bảo tồn sự ổn định của tác phẩm chính là phải chọn tìm những loại cây có chất liệu bền vững, có tuổi thọ cao, ít khả năng phá dáng.
Tin mới


Hà Nội: Gia tăng sử dụng xe điện – Hạ tầng chưa theo kịp, lo ngại rác thải, pin cũ và an toàn cháy nổ

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết
Tin bài khác

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Cách tưới hoa giấy đúng kỹ thuật giúp cây ra hoa rực rỡ quanh năm

Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17 tại Indonesia

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Bất ngờ với loài cây được Mỹ bình chọn "loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới", ở Việt Nam mọc như cỏ dại

Những giống chó mèo “ngoài hành tinh” khiến giới yêu thú cưng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sở hữu

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
