Hội Sinh vật cảnh Long An: Mở rộng mạng lưới – nâng cao giá trị nghệ thuật và kinh tế
Tỉnh Long An(cũ) đã từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ phát triển kinh tế – văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Hội Sinh vật cảnh đóng vai trò quan trọng như một cầu nối bền vững giữa truyền thống văn hóa và hướng đi kinh tế hiện đại. Trong nhiệm kỳ III (2021–2025), Hội đã không ngừng đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng sinh hoạt, tạo ra một cộng đồng rộng lớn gồm nghệ nhân, nhà vườn và doanh nghiệp cùng chung tay phát triển nông nghiệp đô thị.
Hoạt động của Hội không chỉ góp phần làm đẹp cảnh quan, nâng cao giá trị thẩm mỹ cho đời sống mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng môi trường sống hài hòa, góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương. Với sự đồng hành của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của người dân, Hội Sinh vật cảnh Long An ngày càng khẳng định vị thế vững chắc, trở thành biểu tượng của sự giao thoa giữa nghệ thuật và phát triển kinh tế.
![]() |
Sáng ngày 26/7, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Long An (cũ) tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động nhiệm kỳ III (2021-2025) |
Trên nền tảng đặc thù về tự nhiên và truyền thống, hoạt động của Hội Sinh vật cảnh tỉnh Long An trong nhiệm kỳ III (2021–2025) đã trở thành cầu nối giữa văn hóa, nghệ thuật và kinh tế, góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển nông nghiệp đô thị và xây dựng cộng đồng bền vững. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều biến động, sự cạnh tranh giữa các cường quốc ảnh hưởng đến thị trường và đời sống, kinh tế Việt Nam và Long An vẫn duy trì được nhịp độ phát triển ổn định.
Điều này tạo điều kiện cho Hội Sinh vật cảnh từng bước mở rộng quy mô hoạt động, trở thành nơi hội tụ của các nghệ nhân, nhà vườn, doanh nghiệp và người dân yêu thiên nhiên, đóng góp tích cực vào việc nâng cao giá trị thẩm mỹ và kinh tế cho đời sống. Sự phát triển tổ chức là điểm nhấn trong nhiệm kỳ vừa qua khi Hội Sinh vật cảnh Long An từ 600 hội viên ở nhiệm kỳ đầu đã tăng lên 1.034 hội viên, với 31 thành viên Ban Chấp hành, trong đó 11 người thuộc Ban Thường vụ, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Chánh Văn phòng Hội.
Từ một hệ thống ban đầu còn hạn chế, đến nay Hội đã hình thành 12 Hội và Chi hội cơ sở theo địa bàn ở các huyện, thành phố và thị xã, đồng thời xây dựng 11 Chi hội chuyên ngành như Bonsai, Cá cảnh, Hoa lan, Chim kiểng, Gà kiểng, Đá cảnh, Cu gáy, Sứ Thái, Mỹ nghệ, Mai vàng… Cùng với đó là 4 Câu lạc bộ trực thuộc Tỉnh hội và 13 câu lạc bộ trực thuộc các Hội và Chi hội địa phương, tạo ra một mạng lưới hoạt động đa dạng, đáp ứng sở thích, nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, học tập và kinh doanh của đông đảo hội viên.
![]() |
Các cá nhân Hội Sinh vật cảnh tỉnh Long An có thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ III |
Lực lượng này là nhân tố cốt lõi giúp phong trào sinh vật cảnh của tỉnh phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, không chỉ gìn giữ thú chơi tao nhã mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho người dân. Trong suốt nhiệm kỳ III, Hội đã thực hiện nhiều hoạt động phong phú, từ công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo tồn và kiểm soát loài ngoại lai xâm nhập, nghiêm cấm khai thác động, thực vật hoang dã quý hiếm, đến tổ chức ký kết các chương trình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (nay là Sở NN&MT), Sở Công Thương, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Đặc biệt, Hội đã mở rộng quan hệ kết nghĩa với 11 Hội Sinh vật cảnh các tỉnh, thành như Cà Mau, An Giang, Vĩnh Long, Sa Đéc, Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang…, giúp tăng cường giao lưu, học hỏi và quảng bá hình ảnh sinh vật cảnh Long An ra ngoài tỉnh. Các hoạt động hội thi, triển lãm và giao lưu đã trở thành thương hiệu của Hội. Hằng năm, Hội tổ chức các hội thi và hội hoa xuân quy mô, tạo điều kiện cho hội viên giới thiệu tác phẩm, giao lưu nghệ nhân và trao đổi kinh doanh.
Trong nhiệm kỳ, Hội đã tổ chức các hội thi, trưng bày sản phẩm SVC và đã trao 29 giải vàng, 38 giải bạc, 54 giải đồng và 119 giải khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc. Ngoài ra, các Chi hội ở Tân Hưng, Đức Hòa, Thủ Thừa, Bến Lức, Cần Giuộc, Chi hội Cu gáy… cũng duy trì nhiều hội thi với hàng trăm giải thưởng, phát hiện và tôn vinh nhiều nghệ nhân tay nghề cao, tuyển chọn tác phẩm tham dự các sự kiện trong và ngoài tỉnh. Không chỉ hoạt động tại địa phương, Ngoài ra, Hội và các Chi hội còn tích cực tham gia các hội thi, hội hoa xuân tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Bến Tre…, giành nhiều giải thưởng giá trị, khẳng định uy tín của nghệ nhân và sản phẩm sinh vật cảnh Long An trên bản đồ khu vực. Nhiều nghệ nhân được vinh danh, trong đó 33 nghệ nhân cấp tỉnh và 14 nghệ nhân được Trung ương Hội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Sinh vật cảnh Việt Nam.
![]() |
Trong nhiệm kỳ III, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như hội thi, trưng bày và triển lãm sản phẩm sinh vật cảnh, góp phần tạo sân chơi bổ ích, thúc đẩy phong trào sáng tạo nghệ thuật trong cộng đồng. |
Song song với hoạt động biểu diễn và trưng bày, công tác đào tạo, bồi dưỡng tay nghề được chú trọng với hàng loạt buổi tập huấn chuyên đề do các chuyên gia, giảng viên từ Đại học Nông Lâm, các viện nghiên cứu và nghệ nhân uy tín tổ chức. Các lớp chuyên sâu về kỹ thuật bonsai, mai vàng, cá cảnh, đá cảnh… thu hút đông đảo hội viên tham gia, góp phần nâng cao trình độ và chất lượng tác phẩm. Hội cũng tổ chức các chuyến tham quan, học tập tại Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và các vùng có làng nghề phát triển, giúp hội viên tiếp cận những mô hình mới, học hỏi kỹ thuật và định hướng thị trường.
Gắn kết văn hóa và bảo tồn thiên nhiên cũng là một trọng tâm khi Hội tích cực phối hợp khảo sát, lập hồ sơ công nhận 29 cây và cụm cây di sản Việt Nam tại các huyện, gắn kết sinh vật cảnh với di tích văn hóa – lịch sử và tiềm năng du lịch sinh thái. Trong nhiệm kỳ, hoạt động nghiên cứu khoa học của Hội cũng để lại dấu ấn với hai đề tài quan trọng: hoàn thiện quy trình sinh sản, ương nuôi các dòng cá bảy màu có giá trị kinh tế và xây dựng quy trình nhân giống vô tính cây mai vàng, cả hai đều được Sở Khoa học và Công nghệ Long An hỗ trợ kinh phí.
![]() |
Phong trào sinh vật cảnh của Long An không chỉ giữ gìn một thú chơi tao nhã mà còn khẳng định vai trò như một ngành kinh tế – văn hóa bền vững, gắn kết con người với thiên nhiên, làm giàu cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đồng thời nâng tầm hình ảnh địa phương trong tiến trình hội nhập và phát triển. |
Nhờ đó, Hội không chỉ bảo tồn giá trị truyền thống mà còn tạo ra sản phẩm kinh tế mới, thúc đẩy ngành nghề sinh vật cảnh trở thành hướng đi khả thi trong tái cơ cấu nông nghiệp đô thị và nông thôn. Các hoạt động này đã làm nổi bật giá trị kép của sinh vật cảnh: vừa là sản phẩm văn hóa, nghệ thuật nuôi dưỡng tâm hồn và xây dựng lối sống hài hòa với thiên nhiên, vừa là sản phẩm hàng hóa tạo việc làm, thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Bonsai, thư pháp, chim kiểng, cá cảnh, hoa lan… không chỉ làm đẹp không gian sống từ thành thị đến nông thôn mà còn trở thành sản phẩm kinh doanh có giá trị cao, giúp Long An trở thành vùng cung cấp cá cảnh và cây cảnh uy tín cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Dẫu vậy, phong trào sinh vật cảnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sự phát triển giữa các địa phương chưa đồng đều, một số huyện chưa xây dựng được tổ chức Hội, nhiều Chi hội và Câu lạc bộ hoạt động chưa đều đặn, thiếu doanh nghiệp đồng hành. Công tác thông tin, báo cáo của các đơn vị cơ sở chưa thường xuyên, khiến việc lãnh đạo, hỗ trợ từ Tỉnh hội chưa kịp thời. Các hoạt động tạo nguồn kinh phí, đào tạo nghề và dịch vụ sinh vật cảnh còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng hội viên và chưa phát huy hết vai trò liên kết với các ngành chức năng.
Nguyên nhân xuất phát từ việc Hội chưa tập hợp được đầy đủ các cán bộ, nghệ nhân, nhà khoa học và doanh nhân năng động, đồng thời các cấp Hội còn thiên về chức năng văn hóa – xã hội, chưa đầu tư mạnh cho hoạt động kinh tế và khoa học, dẫn đến nguồn lực chưa đồng bộ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Bên cạnh đó, cơ quan Nhà nước cũng chưa có chính sách đầu tư và hỗ trợ thích đáng cho ngành hoa, cây cảnh, cá cảnh trong định hướng phát triển nông nghiệp đô thị.
Bước vào nhiệm kỳ IV (2025–2030), phương hướng hoạt động của Ban Chấp hành Hội Sinh vật cảnh xác định sẽ khắc phục những hạn chế, củng cố và kiện toàn tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở trên cơ sở tự nguyện và điều lệ đã được phê duyệt. Hội sẽ tập trung phát triển mạng lưới tại những địa phương còn trống, đẩy mạnh thành lập các Chi hội chuyên ngành mới, đồng thời đổi mới phương thức hoạt động của Ban Chấp hành để nâng cao chất lượng từng thành viên. Các hoạt động sẽ gắn với hội thi, triển lãm, đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ kinh tế nhằm tạo nguồn lực tài chính bền vững. Hội cũng định hướng phát triển các vùng chuyên canh hoa, cây, cá cảnh, xây dựng làng Mai và vườn ươm theo hướng du lịch sinh thái, đẩy mạnh liên kết với các Hội, doanh nghiệp và viện trường để nâng cao giá trị sản phẩm.
Tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu sinh vật cảnh Long An qua báo chí, truyền hình và nền tảng số cũng là mục tiêu quan trọng để lan tỏa giá trị nghệ thuật và kinh tế của ngành. Với sự quan tâm của các ngành chức năng, sự đồng hành của cộng đồng nghệ nhân và người dân, Hội Sinh vật cảnh Long An kỳ vọng sẽ tạo nên bước phát triển mới trong nhiệm kỳ IV, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng đô thị xanh sạch, phát triển nông thôn mới và tạo không gian văn hóa – môi trường sống hài hòa cho cộng đồng.
Phong trào sinh vật cảnh của Long An không chỉ giữ gìn một thú chơi tao nhã mà còn khẳng định vai trò như một ngành kinh tế – văn hóa bền vững, gắn kết con người với thiên nhiên, làm giàu cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đồng thời nâng tầm hình ảnh địa phương trong tiến trình hội nhập và phát triển.
Tin bài khác


Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Di sản ngàn năm được tô điểm bởi những cây hoa lan quý hiếm

Tiềm năng Sinh vật cảnh Bình Phước cũ: Bước đột phát kinh tế sau sáp nhập Đồng Nai

Cây nhãn hơn 600 năm tuổi ở Hải Phòng

Nhà cổ 125 năm tuổi mang kiến trúc "tam gian nhị hạ" giữa TP HCM

Người giữ tinh hoa nghề đậu bạc của đất Thăng Long giữa dòng chảy hiện đại

Nhà vườn Phạm Vĩnh: Bảo tàng sống của cây cảnh đất Ninh Bình

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Thời điểm vàng trong ngày để tưới cây hoa cảnh: Sáng sớm hay chiều tối tốt hơn?

Cách tưới hoa dạ yến thảo đúng kỹ thuật để cây khỏe, hoa nở bền

EU siết an toàn thực phẩm: Nông sản Việt cần làm gì để đáp ứng tiêu chuẩn?

Cách tưới cây dâm bụt đúng kỹ thuật: Đủ nước, hoa nở tưng bừng

Chuyện người trẻ kiến tạo vườn đào độc đáo giữa lòng thành phố công nghiệp

Những quy định quan trọng về bằng cấp và chứng chỉ trong nghề thú y

Cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, tránh úng rễ, vàng lá

Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Hoa và lá cây Việt Nam xuất ngoại, mang về hơn 43 triệu USD

Lê Tai Nung chín rộ, nông dân Lào Cai rộn ràng mùa thu tiền

Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Di sản ngàn năm được tô điểm bởi những cây hoa lan quý hiếm

Nhiều vướng mắc trong quản lý mã số vùng trồng ở Thanh Hóa

Phân bón giả len lỏi từ kho xưởng đến cánh đồng

Tay trắng dựng nghiệp, “vua chim màu” Gia Lai gây sốt với loài chim có giá 150 triệu đồng/con

Khởi nghiệp từ chim chào mào đột biến, thanh niên miền Tây thu tiền tỷ mỗi năm

Loại rau tháng 7 vừa rẻ vừa bổ, giàu dưỡng chất gấp chục lần trái cây

“Vàng ngọt” Nậm Ty vào mùa: Nhà vườn thu tiền triệu mỗi ngày

Chi 7 tỷ đồng làm nông nghiệp sạch, nữ nông dân Lạng Sơn biến đồi hoang thành vườn nho hút khách du lịch

Người xưa dạy: “Trồng hoa cũng phải chọn, kẻo lộc chưa thấy mà hoạ đã kề”

Gieo cây đúng chỗ, gặt phúc đúng đường: Gợi ý bố trí cây phong thủy giúp không gian thêm vượng khí

Phòng tắm luôn sạch thơm nhờ một chậu cây ít ai ngờ tới

Người xưa dạy: Trồng nhầm 4 cây này, tiền bạc đội nón ra đi

Cổ nhân dạy: 4 loại cây đừng trồng trước nhà kẻo tán lộc, hao khí

Ghé thăm vườn cảnh Minh Hạnh - khu vườn nghệ thuật giữa lòng Thường Tín, Hà Nội

Nghệ nhân Việt Nam tạo tác Hải Sơn Tùng tại Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương 2025

Những tác phẩm bonsai đẳng cấp thế giới của nghệ nhân Indonesia tại ASPAC 2025

Bế mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025
