Không chỉ là cây bonsai, cây trắc bách diệp còn là cây thuốc
VNHS - Trắc bách diệp là một loại cây cảnh khá được ưa chuộng từ trước đến nay. Ngoài tác dụng làm cây cảnh trưng bày trong nhà hay ngoài trời, loài cây này còn được sử dụng để chữa bệnh trong Đông y.
Cây trắc bách diệp được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như trắc bách, trắc bá, bách tử nhân, bách thật, bá thực, trắc bá tử, ... Ngoài ra, lá và hạt của cây khi dùng trong thuốc Đông y được gọi là trắc bá diệp và bá tử nhân.
Cây trắc bách diệp (Platycladus orientalis) là giống thực vật hạt trần họ Hoàng đàn. Nguồn gốc của cây này xuất phát từ Ấn Độ rồi du nhập sang Trung Quốc, Nga, ... các nước Đông Nam Á.
1. Đặc điểm sinh học cây trắc bách diệp
Trắc bách diệp là cây thân gỗ bụi, cao 30 - 40cm nếu là cây tiểu cảnh, 2 - 3m nếu là cây cảnh và 6 - 8m khi sống ngoài thiên nhiên. Thân cây có lớp vỏ màu nâu xám, gồm rất nhiều cành, nhánh.
Lá cây có dạng kim, màu xanh tươi, mọc dày quanh thân. Thân và lá của loại cây này đều thơm bởi bên trong chứa rất nhiều tinh dầu. Khi trồng làm cảnh, rất hiếm khi cây ra hoa. Tuy nhiên, khi sống ngoài thiên nhiên với điều kiện sinh trưởng tốt, cây sẽ ra hoa thuôn dài, hình nón, màu xám hoặc xanh ngọc.
2. Thành phần hóa học và công dụng của dược liệu cây trắc bách diệp
2.1. Thành phần hóa học của dược liệu
Thành phần hóa học của cây trắc bách diệp chủ yếu gồm: Thujene, thujone, fenchome, vitamin C, pinene, caryophyllene, tannin, aromadendrin, amentoflavone, quercetin, hinoki flavone, myricetin, ...
2.2. Thu hái và chế biến
Có thể hái lá cây quanh năm, nhưng thời điểm lá cây cho dược tính cao nhất là vào khoảng tháng 9 - 11. Khi thu hái sẽ hái nguyên cành sau đó cắt bỏ cành to và phơi nơi khô mát để cất dùng dần.
Hạt cây trắc bách diệp chủ yếu thu hoạch vào mùa thu và đông. Sau khi thu hoạch được mang đi phơi khô, xát bỏ lớp vảy ngoài rồi tiếp tục phơi khô.
2.3. Công dụng của dược liệu cây trắc bách diệp
- Cầm máu: Nghiên cứu được thực hiện trên thỏ và chuột nhắt cho thấy: nước sắc cây trắc bách diệp rút ngắn thời gian chảy máu của cả hai loài động vật này.
- Giảm ho: Dịch chiết cồn và phần lắng lại của rượu và nước sắc từ cây có tác dụng giảm ho tốt.
- Long đờm: Sử dụng dịch chiết xuất cồn từ dược liệu cây trắc bách diệp có thể làm long đờm.
- Giảm cơn hen: Lắng phần nước sắc có cồn từ cây trắc bách diệp và rượu để sử dụng trên chuột nhắt và chuột Hà Lan cho kết quả giãn cơ trơn của khí quản. Tuy nhiên, kết quả này không rõ rệt khi được áp dụng với chuột Hà lan gây hen bằng Histamin.
- An thần: Thành phần Pentobarbital sodium trong cây trắc bách diệp có khả năng tăng cường gây mê, làm giảm sự hoạt động của súc vật được mang đi thực nghiệm.
- Ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn: Sử dụng nước sắc từ trắc bách diệp và rượu đã được loại bỏ cặn đem thụt dạ dày hoặc tiêm tĩnh mạch mèo cho kết quả huyết áp hạ nhẹ. Làm như vậy với tai thỏ cho kết quả giãn mạch.
- Kháng khuẩn: Cây trắc bách diệp có thể ức chế khả năng hoạt động của trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn B, tụ cầu vàng, bạch hầu, trực khuẩn lao, virus ban phòng và virus cúm 68-1.
3. Bài thuốc chữa bệnh sử dụng dược liệu cây trắc bách diệp
3.1. Chữa viêm bàng quang cấp
- Thành phần: 16g mỗi vị: mộc thông, củ kim cang, hạn liên thảo, nghiệt bì, thuộc bài; 12g mỗi vị: hòe hoa, liên kiều, đỗ phụ.
- Cách thực hiện: sắc tất cả dược liệu để lấy nước uống trong 1 ngày. Hôm sau lại tiếp tục làm như vậy cho đến khi triệu chứng của bệnh khỏi hẳn.
3.2. Cầm máu
- Thành phần: 30 - 50g cành và lá cây trắc bách diệp
- Cách thực hiện: sao vàng dược liệu đã chuẩn bị rồi cho vào ấm để sắc với 1 lít nước. Khi nước sôi thì giảm nhiệt, đun đến khi lượng nước còn một nửa thì chắt và chia thành 2 lần uống vào sáng và chiều.
3.3. Chữa ho ra máu (Có thể lựa chọn 1 trong 2 bài thuốc):
- Bài thứ nhất
+ Thành phần: 15g mỗi vị: ngải diệp, cây trắc bách diệpi; 6g can khương.
+ Cách thực hiện: sao cháy đen dược liệu cây trắc bách diệp và sao vàng can khương sau đó đem sắc lấy nước uống, duy trì liên tục 5 - 7 ngày.
- Bài thứ hai
+ Thành phần: 10g lá hồng trúc, 10g cây rẻ quạt, 10g lá cây trắc bách diệp, 10g lá thài lài tía.
+ Cách thực hiện: đem dược liệu sắc uống như bài thuốc thứ nhất.
3.4. Chữa rụng tóc do bị viêm da tiết bã
- Thành phần: 60g lá cây trắc bách diệp tươi, rượu trắng 40 độ.
- Cách thực hiện: ngâm lá cây với một lượng vừa đủ rượu đã được chuẩn bị trong 7 ngày rồi lấy ra dùng, thoa trực tiếp lên vùng da đầu bị bệnh.
3.5. Chữa ho kéo dài
- Thành phần: 10g lá cây trắc bách diệp, 10g rễ tầm gửi sống trên thân cây dâu, 10g rễ dâu, 10g rễ chanh.
- Cách thực hiện: sao vàng toàn bộ dược liệu lấy nước uống trong 7 ngày liên tục. Thời gian này cần uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, dùng nước muối ấm súc miệng hàng ngày và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
3.6. Chữa đi ngoài ra máu do bệnh trĩ
- Thành phần: lấy một lượng dược liệu khô bằng nhau gồm: hoa kinh giới, chỉ xác, hòe mễ, cây trắc bách diệp.
- Cách thực hiện: tán nhỏ toàn bộ dược liệu, mỗi ngày hãm 20g với nước sôi và uống như uống trà vào 30 trước bữa ăn.
Bị trĩ đi ngoài ra máu có thể sắc nước cây trắc bách diệp và các dược liệu khác để uống
3.7. Chữa chảy máu chân răng
- Thành phần: 20g thạch cao, 16g thiên môn, 16g địa hoàng, 12g a giao, 12g thượng thảo và 12g lá cây trắc bách diệp
- Cách thực hiện: sắc toàn bộ dược liệu lấy nước uống trong ngày.
3.8. Chữa viêm thận, viêm bể thận cấp
- Thành phần: 4 quả đại táo, 125g rau đắng đất, 63g cây trắc bách diệp và 4g cam thảo.
- Cách thực hiện: đem sắc toàn bộ dược liệu cùng 1.5 lít nước đến khi còn khoảng 500ml nước thì chắt chia thành 3 lần uống trong ngày.
Cây trắc bách diệp được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe khuyến cáo khi dùng thảo dược này, người bệnh cần tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y để biết cách sử dụng an toàn.
Duy Minh (st)
Tin mới


Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Hoa chuông vàng - Sắc nắng rực rỡ đánh thức vẻ đẹp mùa hè
Tin bài khác

Cây trầu bà đế vương hợp mệnh nào? Bí quyết chọn cây để lộc tài đủ đầy

5 loại cây leo tường nở hoa rực rỡ ngày hè, trồng đâu đẹp đó

EcoBambu: Kiến tạo hệ sinh thái xanh từ cây tre Việt
Đọc nhiều

"Vua Chum Tứ Kỳ": Người đàn ông Hải Dương sưu tầm gần 15.000 chiếc chum cổ suốt hơn 20 năm

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Nghệ nhân cao tuổi Lê Đức Hùng – Người thổi hồn vào cây cảnh xứ Quảng

“Phù thủy” hoa kem: Biến kem topping thành những đóa hoa sống động như thật

Chàng kiến trúc sư dành cả trái tim cho những khuôn bánh ký ức

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Gặp gỡ nghệ nhân 8X - Người "thổi hồn" sống động vào từng hòn non bộ

Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh: Đẩy mạnh trồng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ môi trường

Bão số 1 gây mưa lớn - Nhiều tỉnh miền Trung ngập cục bộ, thiệt hại nhiều tài sản

EcoBambu: Kiến tạo hệ sinh thái xanh từ cây tre Việt

Hà Tĩnh – Quảng Bình: Chủ động ứng phó với mưa bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Quảng Bình: Hướng dẫn phòng trừ châu chấu phá hoại cây luồng và măng của người dân

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Quảng Bình: Hàng triệu con châu chấu tàn phá rừng luồng măng, người dân lo lắng mất sinh kế

Doanh nghiệp chuyển đổi xanh nhiều thách thức và cơ hội vươn mình

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Hải Phòng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Ông Huỳnh Văn Thòn và hành trình xây dựng đế chế nông nghiệp Lộc Trời

Từ Sơn Garden City: Không gian sống xanh đẳng cấp nơi phồn vinh Kinh Bắc

Không gian xanh – Sống chậm giữa thời đại nhanh

3 loại cây cảnh “phong thủy vượng phát”, trồng ở sân nhà là đổi vận

Top 5 loài chim cảnh vừa đẹp, vừa hót hay, lại mang may mắn về cho gia chủ

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Đến vùng 2 Hải quân nghe câu chuyện người viết nhạc giữ biển khơi

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Vị trí đặt cây để thu hút tài lộc

Long An sáp nhập với Tây Ninh: Khách đến không thể bỏ qua mắm còng Cần Giuộc, bánh tráng phơi sương

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 - “ Kỷ nguyên mới” khai màn ấn tượng

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang
