Mùa xuân là Tết trồng cây
63 năm trước Bác Hồ phát động Tết trồng cây. Bác nhấn mạnh nếu mỗi người trồng một, hai cây (trong điều kiện miền Bắc có 14 triệu người), thì chỉ trong 5 năm, miền Bắc sẽ có thêm 90 triệu cây xanh và trong vòng mười năm nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Theo Bác, việc trồng cây thường xuyên, không ngừng nghỉ là một cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng, tốn kém ít, ích lợi rất nhiều, nhất là, từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng, đều có thể hăng hái tham gia.
Chúng ta nhớ lại những Tết trồng cây đầy ấn tượng của Bác Hồ. Một chiều đầu xuân năm 1960, trên công trường Công viên Thống Nhất hàng ngàn người từ các đơn vị ở Thủ đô Hà Nội đang hăng hái thi đua lao động xã hội chủ nghĩa, làm cho công viên thêm xanh, sạch, đẹp hơn. Bỗng có tiếng reo lên: Bác Hồ! Bác Hồ đến! Hàng ngàn ánh mắt đổ dồn về phía cổng vào, Bác Hồ trong bộ quần áo màu nâu sẫm giản dị, nhanh nhẹn bước xuống xe đi vào trong công viên. Bác tươi cười, giơ tay vẫy chào mọi người. Bác đến bên một hố đất rộng, một cây đa nhỏ được đặt xuống hố, Bác nhanh nhẹn xắn tay áo, xúc từng xẻng đất vun vào gốc cây đa trong tiếng vỗ tay cổ vũ của mọi người. Bác thân mật trò chuyện với cán bộ công nhân đang thi công trên công trường. Người nói: Chúng ta ra sức thi đua làm tốt việc xây dựng vườn hoa. Rồi đây công viên hoàn thành, chiều chiều hay ngày chủ nhật các cô, các chú ra công viên hóng mát, xem hoa, ngắm cây cỏ, vui chơi giải trí để rồi lại bắt tay công tác, sản xuất hăng hái hơn…. Sáng ngày 31-1-1965, huyện Đông Anh - Hà Nội tổ chức Tết trồng cây trên toàn tuyến quốc lộ số 3 mà trọng điểm là xã Đông Hội. Mọi người đang hăng hái lao động thì Bác Hồ xuất hiện. Nhìn thấy Bác đến bất ngờ, ai cũng sung sướng, xúc động. Người căn dặn: “Các cụ, các cô, các chú trồng cây nào, phải trông nom, tưới tắm cây ấy cho thật tốt. Các cháu nhỏ chăn trâu không được làm hư hại cây...”. Rồi Bác xắn quần cao, đi đến một cái hố cây đã đào sẵn. Bác đặt cây đa xuống hố và sửa cho cây đa đứng thẳng sau đó xúc từng xẻng đất đắp vào gốc cây. Mùa xuân Kỷ Dậu năm 1969, sức khỏe của Bác yếu nhiều, việc bố trí để Bác trồng cây ở một địa phương nào đó theo ý của Bác là rất khó khăn. Nhưng Bác vẫn kiên quyết. Người nói: Đây là dịp kỷ niệm 10 năm ngày phát động Tết trồng cây nên các chú phải bố trí cho Bác trồng cây ở một địa phương nào đó có nhiều thành tích... Sau đó, Bác gợi ý chọn xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây(cũ) là nơi có phong trào trồng cây tốt. Bác nói: Đất nước này là của chúng ta nên phải thi đua sản xuất giỏi, trồng cây giỏi. Có nhà thơ đã viết:
Một chiều nắng ấm Thủ đô
Vui sao được thấy Bác Hồ trồng cây
Tuổi già vẫn dẻo bàn tay
Nhanh nhanh từng xẻng đất đầy vun quanh
Mai ngày cây Bác lớn nhanh
Bao nhiêu rể, bấy nhiêu cành lá tươi
Cây xuân tỏa bóng bốn trời
Bóng đa bóng Bác đời đời vươn cao
Ngàn năm sau nhớ công lao
Trồng cây Bác đã trồng bao nhiêu người…
Xuân về, Tết đến chúng ta nhớ Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây, để “khí hậu điều hòa hơn”. Trong bối cảnh Bác kêu gọi Tết trồng cây cách đây đã 63 năm nước ta còn là một nước nông nghiệp, hầu như chưa hề bị tác động của chất thải, hóa chất, nạn phá rừng, lũ lụt và bão tố tàn khốc, liên tục như bây giờ. Nhìn lại thực trạng của những năm qua, chúng ta giật mình và âu lo về những gì Bác Hồ đã cảnh báo. Suy thoái môi trường, BĐKH, nạn phá rừng khủng khiếp của lâm tặc đang đẩy đất nước và cuộc sống của nhân dân đứng trước những thảm họa khôn lường. Do vậy, chúng ta phải thấu suốt và thực hiện bằng được lời dạy của Bác: Mùa xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân…
Hà Khanh
Tin mới


Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

AgroChemEx Vietnam 2025: Không gian kết nối doanh nghiệp nông dược, mở rộng thị trường toàn cầu
Tin bài khác

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Khẩn trương hoàn thành các dự án chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và môi trường
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Xu hướng phủ xanh không gian sống trong các tòa chung cư hiện đại giữa lòng đô thị

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài
