Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Khoa học phải đến được ruộng đồng, phục vụ người nông dân
VNHS - Khoa học không chỉ là tri thức, mà phải trở thành giải pháp cho cuộc sống. Tại buổi gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu.” Đây là lời kêu gọi thúc đẩy đổi mới sáng tạo để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
Chiều 15/3, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp.
Tham dự cuộc gặp có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi; Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường Ngô Hồng Giang; Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan; đại diện lãnh đạo Trung tâm khuyến nông quốc gia, lãnh đạo các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. “Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”
Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, 4 năm qua, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông đã có cơ hội đồng hành với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học và những người làm nông nghiệp trên khắp mọi miền đất nước. "Giờ đây, với nhiệm vụ mới - xây dựng và triển khai chính sách phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo - tôi mong muốn tiếp tục được cùng các anh chị em mang khoa học đến gần hơn với thực tiễn sản xuất, để "khoa học phải đến được ruộng đồng", như tinh thần mà chúng ta vẫn luôn theo đuổi”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới, nơi khoa học và công nghệ không chỉ là một phần của cuộc sống mà còn là yếu tố quyết định tương lai của mỗi quốc gia, Phó Chủ tịch Quốc hội trích dẫn nhà bác học Albert Einstein từng nói “Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng chính cách tư duy đã tạo ra nó” và cho rằng, nếu chúng ta chỉ dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chỉ bằng đôi tay và thói quen canh tác cũ, thì nền nông nghiệp nước ta khó có thể cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu.
Vừa qua, Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị đã khẳng định "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới".
“Điều này cho thấy, nếu chúng ta không tận dụng sức mạnh của khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau”, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Nhắc lại yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ "Khoa học phải đi vào cuộc sống, phải phục vụ nhân dân, phải trở thành động lực phát triển đất nước", Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là nghiên cứu để tạo ra tri thức, mà quan trọng hơn, phải biến tri thức ấy thành sản phẩm, thành giải pháp thực tế, giúp người nông dân làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội chưa từng có cho nông nghiệp. Từ việc phân tích dữ liệu lớn (Big Data), dự báo thời tiết chính xác, tối ưu hóa quy trình sản xuất, đến giám sát dịch bệnh cây trồng - tất cả đều đang được AI hỗ trợ một cách hiệu quả.
Phó Chủ tịch Quốc hội nói “Hãy thử tưởng tượng một người nông dân có thể dùng ứng dụng trên điện thoại để quét hình ảnh lá cây, ngay lập tức biết được cây có bị sâu bệnh hay không. Một trang trại nuôi tôm có thể tự động điều chỉnh lượng thức ăn, nhiệt độ nước nhờ vào hệ thống AI thông minh. Một nhà khoa học có thể phân tích hàng triệu mẫu đất chỉ trong vài phút, tìm ra loại giống phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên từng vùng”.
Như lời của Stephen Hawking: "Trí tuệ nhân tạo có thể là điều tốt nhất hoặc tồi tệ nhất từng xảy ra với nhân loại. Chúng ta phải đảm bảo rằng nó được sử dụng đúng cách”, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, điều đó có nghĩa là, AI không phải là thứ thay thế con người, mà là công cụ hỗ trợ con người, giúp chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn, chính xác hơn.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, “Hãy cùng nhau làm khoa học không phải vì những trang báo cáo đẹp, mà vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”
Những đổi mới sáng tạo sẽ không thể phát huy hiệu quả nếu bị cản trở bởi những rào cản hành chính, những quy trình chậm trễ và sự thiếu liên kết giữa các bên liên quan. Điều cần thiết là có một cơ chế chính sách linh hoạt, hỗ trợ các nhà khoa học ứng dụng thành quả nghiên cứu vào thực tiễn một cách nhanh chóng, hiệu quả. Chính vì vậy, việc tạo dựng môi trường thuận lợi, giảm thiểu thủ tục hành chính, khuyến khích hợp tác giữa viện nghiên cứu, doanh nghiệp và người nông dân là điều quan trọng hàng đầu. Cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn về tài chính, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Chỉ khi các nhà khoa học, các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân cùng chung tay, khoa học mới thực sự trở thành động lực giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
Phạm Hùng
Tin mới


Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua
Tin bài khác

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Hạt sen Việt Nam bay vào không gian: Ươm mầm ước mơ giữa dải ngân hà

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập
Đọc nhiều

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
