Từ xưởng nhỏ lẻ đến doanh nghiệp OCOP 4 sao, đôi vợ chồng đổi đời nhờ nông sản sạch
Từ xưởng nhỏ lẻ đến doanh nghiệp OCOP 4 sao
Theo TTXVN, ông Bé và bà Chung từng mưu sinh bằng nghề nuôi tôm biển. Nhận thấy tiềm năng từ nguồn đặc sản địa phương dồi dào, họ bắt đầu chuyển hướng sang chế biến thủy sản khô, ban đầu chỉ với quy mô thủ công tại nhà. Năm 2018, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Phát Huy chính thức được thành lập, mở ra bước ngoặt mới.
Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng đặc sản biển như cá bông lau, cá đù đỏ, cá rô phi hay cá bống cát một nắng, áp dụng quy trình sản xuất khép kín và kiểm soát nguyên liệu đầu vào nghiêm ngặt, nói không với kháng sinh và hóa chất. Nhờ đó, sản phẩm của công ty từng bước khẳng định được vị trí trên thị trường, đặc biệt khi đạt chứng nhận OCOP 4 sao cho 3 sản phẩm và 3 sao cho 1 sản phẩm.
Hiện tại, công ty thu mua khoảng 15 tấn cá mỗi tháng, chế biến thành 7 tấn sản phẩm khô cung ứng ra thị trường. Để đảm bảo vùng nguyên liệu ổn định, công ty đang liên kết với thương lái, ngư dân và khoảng 150 hộ nuôi cá tại các xã lân cận.
![]() |
Từ xưởng nhỏ lẻ, vợ chồng ông Võ Ngọc Bé và bà Lương Thị Chung thành lập công ty sản xuất các mặt hàng đặc sản địa phương vùng biển như cá, tôm một nắng. Ảnh: TTXVN. |
OCOP: Đòn bẩy để sản phẩm vươn xa
Câu chuyện của vợ chồng ông Bé là một phần trong bức tranh tổng thể về sự chuyển mình của nông nghiệp Vĩnh Long. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đến nay toàn tỉnh đã có 1.083 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên, với 625 chủ thể tham gia; trong đó, 13 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) không chỉ tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa chất lượng, mà còn khơi dậy tư duy mới cho nông dân địa phương: chuyển từ sản xuất manh mún sang xây dựng chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ, minh bạch hóa quy trình và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đơn cử như Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Phú (ấp Hàm Luông, xã Tân Phú), hiện có 301 thành viên với tổng diện tích sản xuất sầu riêng lên đến 250 ha. Đơn vị đã xây dựng và được cấp 6 mã số vùng trồng đạt chuẩn VietGAP trên 200 ha, 3 mã số vùng khác đang trong quá trình hoàn thiện.
Theo Giám đốc hợp tác xã – bà Nguyễn Thị Thinh, việc truy xuất nguồn gốc rõ ràng giúp sản phẩm sầu riêng nâng cao uy tín, minh bạch trong toàn bộ quá trình sản xuất. Các hộ thành viên còn được hỗ trợ tiếp cận công nghệ canh tác hiện đại như hệ thống tưới tự động, giám sát qua ứng dụng điện thoại, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng.
Hiện sản phẩm sầu riêng của hợp tác xã đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao, và đang được đầu tư xây dựng thương hiệu 5 sao để phục vụ thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo là trọng tâm
Ông Lâm Văn Tân – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long – cho biết, OCOP đang trở thành động lực thúc đẩy toàn diện từ xây dựng thương hiệu, mẫu mã bao bì, ứng dụng khoa học công nghệ cho đến phân phối đa kênh, bao gồm cả thương mại điện tử.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các sản phẩm OCOP buộc phải đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm và thiết kế bao bì bắt mắt. Đây chính là yếu tố khiến nhiều chủ thể sản xuất thay đổi tư duy, khai thác sâu giá trị bản địa, đầu tư vào chất lượng lẫn hình ảnh sản phẩm.
Trong thời gian tới, Vĩnh Long sẽ tiếp tục hỗ trợ các chủ thể xây dựng hồ sơ sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu, đẩy mạnh đào tạo nghề, truy xuất nguồn gốc và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Những sản phẩm đạt OCOP 3 sao sẽ được hỗ trợ nâng lên 4–5 sao, còn những sản phẩm chưa đạt chuẩn sẽ được cải thiện để sớm tham gia chương trình.
Tin mới


Loại rau tháng 7 vừa rẻ vừa bổ, giàu dưỡng chất gấp chục lần trái cây

“Vàng ngọt” Nậm Ty vào mùa: Nhà vườn thu tiền triệu mỗi ngày
Tin bài khác

Từ cây trồng ít người biết đến mô hình nông nghiệp hiệu quả ở vùng cao

Chi 7 tỷ đồng làm nông nghiệp sạch, nữ nông dân Lạng Sơn biến đồi hoang thành vườn nho hút khách du lịch

Chuyện người trẻ kiến tạo vườn đào độc đáo giữa lòng thành phố công nghiệp

Nhà cổ 125 năm tuổi mang kiến trúc "tam gian nhị hạ" giữa TP HCM

Người giữ tinh hoa nghề đậu bạc của đất Thăng Long giữa dòng chảy hiện đại

Nhà vườn Phạm Vĩnh: Bảo tàng sống của cây cảnh đất Ninh Bình

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Cách tưới hoa dạ yến thảo đúng kỹ thuật để cây khỏe, hoa nở bền

EU siết an toàn thực phẩm: Nông sản Việt cần làm gì để đáp ứng tiêu chuẩn?

Cách tưới cây dâm bụt đúng kỹ thuật: Đủ nước, hoa nở tưng bừng

Chuyện người trẻ kiến tạo vườn đào độc đáo giữa lòng thành phố công nghiệp

Những quy định quan trọng về bằng cấp và chứng chỉ trong nghề thú y

Cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, tránh úng rễ, vàng lá

Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Cách tưới cây hoa mười giờ để cây nở hoa rực rỡ, không lo úng gốc

Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Di sản ngàn năm được tô điểm bởi những cây hoa lan quý hiếm

Nhiều vướng mắc trong quản lý mã số vùng trồng ở Thanh Hóa

Phân bón giả len lỏi từ kho xưởng đến cánh đồng

Doanh nhân bỏ phố về quê trồng cây thuốc 2.000 năm tuổi, thu hàng chục tỷ mỗi năm

Lào Cai: Phát hiện rừng cây cổ thụ quý hiếm rộng 100ha ở độ cao gần 3.000m

Khởi nghiệp từ chim chào mào đột biến, thanh niên miền Tây thu tiền tỷ mỗi năm

Loại rau tháng 7 vừa rẻ vừa bổ, giàu dưỡng chất gấp chục lần trái cây

“Vàng ngọt” Nậm Ty vào mùa: Nhà vườn thu tiền triệu mỗi ngày

Chi 7 tỷ đồng làm nông nghiệp sạch, nữ nông dân Lạng Sơn biến đồi hoang thành vườn nho hút khách du lịch

Vượt khó trên đất cằn, những người phụ nữ “gieo vàng” từ cây ổi

Gieo cây đúng chỗ, gặt phúc đúng đường: Gợi ý bố trí cây phong thủy giúp không gian thêm vượng khí

Phòng tắm luôn sạch thơm nhờ một chậu cây ít ai ngờ tới

Người xưa dạy: Trồng nhầm 4 cây này, tiền bạc đội nón ra đi

Cổ nhân dạy: 4 loại cây đừng trồng trước nhà kẻo tán lộc, hao khí

Trồng cây sung đúng hướng, đón sung túc vào nhà theo lời dạy của người xưa

Nghệ nhân Việt Nam tạo tác Hải Sơn Tùng tại Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương 2025

Những tác phẩm bonsai đẳng cấp thế giới của nghệ nhân Indonesia tại ASPAC 2025

Bế mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025

Rực rỡ lễ diễu hành khai mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2025 tại Bali, Indonesia
