Triễn lãm Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 16 tại Manila, Philipine 70 Năm chiến thắng Điện Biên Phủ Xuất nhập khẩu các sản phẩm nông thủy hải sản từ các thị trường Australia, Trung Quốc, Việt Nam, EU, USA Hội Sinh vật cảnh Việt Nam Vinhomes - Nơi hạnh phúc ngập tràn Toyota Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổng Công ty Viễn thông Viettel - Viettel Telecom Vinfast - Oto Việt - Mãnh liệt tinh thần Việt Nam Tổng công ty Viễn Thông MobiFone

Sắc hoa tháng 11 trên cao nguyên đá

23/11/2023

     Đến với huyện Đồng Văn và huyện Yên Minh Hà Giang trong tiết trời se se lạnh của những ngày mùa đông, du khách bốn phương không chỉ được ngắm nhìn những cô gái, chàng trai người Mông,... xuống chợ, làm nương rẫy trong những trang phục đậm nét văn hoá vùng cao. Mà còn được trải nghiệm ngôi làng trên mây, được ngắm nhìn sắc hoa đào hồng thắm vào những tháng cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoa đào hồng thắm dệt cho vùng biên cương tấm áo xuân yên bình. Ảnh: Mai Tự Trọng.

     Điểm đến đầu tiên mà Tạp Chí Việt Nam Hương sắc muốn giới thiệu đến bạn đọc là Làng Sảo Há, thôn Khó Chơ, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Không điện, nước, sóng điện thoại, làng Sảo Há nằm giữa rừng già Vần Chải hoang vu, hẻo lánh. Nơi đây cũng chính là nơi được đạo diễn Trần Hữu Tấn chọn làm bối cảnh của bộ phim kinh dị đang ăn khách "Tết ở làng địa ngục". Bộ Phim dài tập “Tết ở làng Địa Ngục” đang dần dần đứng đầu tốp được xem nhiều trên K+ và nền tảng Netflix khu vực Việt. Làng Sảo Há dù thiếu thốn, nghèo nàn nhưng hoang sơ được thiên nhiên ban tặng phong cảnh rất tươi đẹp.

Ngôi làng với những nét hoang sơ. Ảnh: Mai Tự Trọng.

     Để đến được làng Sảo Há nằm sâu trong rừng, du khách có thể di chuyển bằng xe máy trên quãng đường dài khoảng 2 km, với nhiều dốc cua nguy hiểm. Nếu đi bộ, du khách sẽ mất khoảng từ 30 phút đến một giờ tùy tốc độ đi. Con đường xuyên qua một khu rừng và một ngôi miếu thờ thần rừng. Nơi đây cũng có nhiều cây cổ thụ hàng trăm, nghìn năm tuổi.

Cây óc chó cổ thụ khoảng 1.000 năm tuổi ở Làng Sảo Há, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: Mai Tự Trọng.

     Nét hoang sơ và đặc trưng của làng Sảo Há là những hàng rào xếp bằng đá cao khoảng 1,5 m. Những viên đá xếp khít nhau, dù không có vật liệu kết dính nhưng vững chắc, qua hàng chục năm không bị đổ, đã phủ đầy rêu xanh.

Chủ yếu các hộ dân sống ở Làng là người Mông và đều mang họ Vàng, sống thành một khu. Ảnh: Mai Tự Trọng.
Người dân trong Làng sống theo phương thức tự cung tự cấp. Và sống bằng nghề trồng cây lanh để làm nguyên liệu dệt vải thủ công. Ảnh: Mai Tự Trọng.
Trên độ cao khoảng 2.000m so với mực nước biển, Làng Sảo Há khiêm nhường nép mình bên ngọn núi cao bao quanh là núi rừng. Ảnh: Mai Tự Trọng.

     Từ Yên Minh lên thị trấn Đồng Văn, đến ngã ba Phó Bảng, nơi con đèo xinh đẹp ôm trọn một thung lũng xanh là điểm cao và đẹp nhất để ngắm toàn cảnh Sủng Là. Nơi đây có thể coi là xã vùng cao đẹp nhất toàn cao nguyên đá Đồng Văn. Từ trên con đường vắt vẻo lưng chừng trời nhìn xuống, bạn sẽ thấy Sủng Là như một bức tranh thiên nhiên thanh bình, xinh đẹp. Sủng Là nằm giữa những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian.

Sủng Là khá nhẹ nhàng và bình yên, phù hợp với những bạn thích lang thang săn mây khám phá nét văn hóa của người dân nơi đây. Ảnh: Mai Tự Trọng.

     Cũng chính vì vậy, mà nơi đây thu hút nhiều nhà nhiếp ảnh, nhà làm phim và là nơi khởi nguồn sáng tác cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, trong đó điển hình: Làng Lũng Cẩm đã được chọn làm điểm đóng phim nhựa “Chuyện của Pao” bộ phim này đã đạt giải thưởng “Cánh diều vàng” của Hội điện ảnh Việt Nam.

     Ngoài ra, đến với Hà Giang, trải nghiệm nét văn hoá ở huyện Yên Minh du khách cũng được ngắm nhìn những ruộng bậc thang và nhiều cảnh sắc đẹp.

Mùa vàng bà con người Mông ở huyện Yên Minh. Ảnh: Mai Tự Trọng.

     Hy vọng, những cảnh sắc như tại thung lũng Sủng Là, hay Làng Sảo Há của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và nhiều điểm đến khác sẽ được bảo tồn những giá trị truyền thống và khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả các tài nguyên du lịch.

Bài và Ảnh: Phạm Hạnh - Mai Tự Trọng

0 Bình luận

Tin tức khác

TextFooter
Thông báo
Đóng