Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream
400 năm lịch sử, một ngành kinh tế tỷ đô
Từ thời nhà Minh cách đây hơn 400 năm, cá vàng vảy trân châu (còn được gọi là cá ngọc trai, cá Ping Pong hoặc cá Chinsurin) được cho là loại cá cảnh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, ra đời tại Quảng Châu, Trung Quốc. Sang thời nhà Thanh, những người làm vườn ở Phương Thôn tiếp tục phát triển nghề nuôi cá cảnh để trang trí và hút khách, hình thành nền móng cho ngành nuôi cá cảnh chuyên nghiệp tại địa phương.
Đến năm 2022, theo số liệu công khai, giá trị sản xuất của ngành cá cảnh Quảng Châu đã đạt 540 triệu NDT. Báo cáo tài chính từ Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) năm 2024 cho biết, toàn tỉnh Quảng Đông đạt tổng giá trị sản xuất ngành thủy sinh gần 40 tỷ NDT, tạo việc làm cho khoảng 300.000 người, với diện tích nuôi trồng hơn 100.000 mẫu, sản lượng hàng năm lên tới hàng chục tỷ con cá cảnh.
Livestream tạo làn sóng tiêu dùng mới
Làn sóng "kinh tế trị liệu" trong giới trẻ Trung Quốc đang mở đường cho nhiều sở thích mới lên ngôi, trong đó có “bể cỏ thủy sinh” - một thú chơi kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình và nuôi cá cảnh mini trong nhà. Các bài đăng chia sẻ bể cá trang trí, kỹ thuật nuôi cá, bố cục thủy sinh xuất hiện dày đặc trên Douyin (TikTok Trung Quốc) và Xiaohongshu, thu hút hàng tỷ lượt xem.
Theo ghi nhận, từ khóa “cá cảnh” trên Douyin có lượt phát lên tới 35,8 tỷ, còn “bể cỏ thủy sinh” đạt hơn 1,2 tỷ lượt. Không ít bạn trẻ sẵn sàng chi hàng nghìn NDT để tự thiết kế không gian thu nhỏ dưới nước trong nhà.
![]() |
Từ offline sang online - cú chuyển mình ngoạn mục
Sự phát triển mạnh mẽ của livestream không chỉ giúp đưa cá cảnh tiếp cận nhiều người hơn, mà còn giúp các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh. Các thương hiệu tại Quảng Châu như Tiền Hải Thủy Tộc, Hưng Long Koi hay Cự Lưu Thủy Tộc đều đang đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến qua livestream.
“Trước kia bán hàng offline hoặc trên sàn thương mại điện tử thì chỉ có thể đợi khách đến, giờ livestream cho phép chúng tôi chủ động tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm trực quan và tương tác tức thì,” ông Vương Hạo Tân, Giám đốc thương hiệu Tiền Hải Thủy Tộc chia sẻ.
Chỉ trong vòng một năm, đơn vị này đã mở rộng quy mô lên tới 50-60 nhân sự, doanh thu livestream mỗi ngày đạt 80.000-90.000 NDT, với mức tăng trưởng thu nhập ròng hàng tháng duy trì ở mức 20-30%.
![]() |
Nhiều thương hiệu kinh doanh cá cảnh ở Quảng Châu, Trung Quốc đều đang đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến qua livestream. |
“Đấu giá cá Koi” - nội dung hút khách
Tận dụng tính tương tác cao của livestream, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hình thức bán hàng mới lạ. Hưng Long Koi, chẳng hạn, lựa chọn hình thức đấu giá cá trực tiếp, thu hút hàng nghìn người xem mỗi phiên. Một con cá Koi vàng hiếm từng được bán với giá lên tới 100.000 NDT chỉ sau vài phút đấu giá sôi nổi.
Theo ông Hoàng, người điều hành Hưng Long Koi, livestream không chỉ là kênh bán hàng, mà còn là nơi xây dựng thương hiệu: “Khi người xem hiểu được thế nào là một con cá Koi chất lượng, họ sẽ tin tưởng và gắn bó với thương hiệu lâu dài.”
Hiện tại, doanh thu từ kênh livestream chiếm đến 50% tổng doanh thu của doanh nghiệp, với tỷ lệ khách hàng quay lại mua hàng lên tới 60%.
![]() |
![]() |
Tận dụng tính tương tác cao của livestream, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hình thức bán hàng mới lạ như lựa chọn hình thức đấu giá cá trực tiếp, thu hút hàng nghìn người xem mỗi phiên. |
Cá cảnh không còn là thú vui xa xỉ
Không chỉ dừng ở các đại lý lớn, nhiều nhà nuôi cá quy mô nhỏ cũng tham gia đường đua này. Tài khoản “Xã trưởng thủy sinh” trên Douyin thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi nhờ các buổi livestream chia sẻ kiến thức nuôi cá, phân biệt giống loài và hướng dẫn chăm sóc bể cá cho người mới bắt đầu.
Từ phòng nuôi rộng 600m² với hơn 800 bể chứa, chủ kênh livestream giới thiệu từng loại cá nhỏ, giải thích tập tính và mẹo chăm sóc, điều mà hình ảnh sản phẩm tĩnh không thể truyền tải hết được. Từ đó, cộng đồng khách hàng trung thành cũng được hình thành, có người chi hàng chục nghìn NDT chỉ sau vài tháng theo dõi.
![]() |
Một chủ kênh livestream giới thiệu tỉ mỉ từng loại cá. |
Động lực tăng trưởng từ thị trường ngách
Dưới góc nhìn chuỗi cung ứng, ông Lâm Hạo, nhà sáng lập Cự Lưu Thủy Tộc cho biết: “Nhờ livestream, nhu cầu người dùng được truyền tải trực tiếp từ đầu cuối đến nhà sản xuất. Một khách hàng từng yêu cầu loại thức ăn dành riêng cho cá rồng, nhờ vậy chúng tôi đã phát triển sản phẩm mới và bán rất chạy, điều mà trước đó chúng tôi nghĩ không khả thi vì thị trường quá nhỏ.”
Tuy nhiên, việc kinh doanh cá cảnh qua livestream cũng đặt ra nhiều thách thức: từ khâu đóng gói, vận chuyển sinh vật sống đến việc hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng. Những yêu cầu khắt khe này vô hình chung lại trở thành động lực thúc đẩy ngành phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và chuẩn hóa thị trường.
Từ “thú chơi” thành “văn hóa cộng đồng”
Nhiều khách hàng từ chỗ chơi cá trong bể đã đào ao tại nhà để nuôi cá kích thước lớn hơn. Có người còn giành giải thưởng tại các cuộc thi nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía doanh nghiệp. Theo các nhà bán hàng, đây không chỉ là mối quan hệ mua bán, mà là sự đồng hành và chia sẻ đam mê.
Tính đến đầu năm 2025, doanh thu ngành thủy sinh và thú cưng nhỏ trên Douyin tăng trưởng hơn 175% so với cùng kỳ năm ngoái; riêng nhóm sản phẩm thủy sinh tại Quảng Đông tăng tới 164%.
Từng là một thú vui tao nhã, giờ đây cá cảnh đang dần trở thành “lối sống” mới trong cộng đồng trẻ, nhờ sự kết hợp giữa sở thích cá nhân và nền tảng số. Với đà tăng trưởng hiện tại, cá cảnh Trung Quốc được dự báo sẽ sớm vươn ra đại dương số đầy tiềm năng.
Tin bài khác


AgroChemEx Vietnam 2025: Không gian kết nối doanh nghiệp nông dược, mở rộng thị trường toàn cầu

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận
Đọc nhiều

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Nhựa tan trong nước biển: Hướng đi tiềm năng cho đại dương sạch

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng
