Hà Nội: Gia tăng sử dụng xe điện – Hạ tầng chưa theo kịp, lo ngại rác thải, pin cũ và an toàn cháy nổ
Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng xe điện tại Hà Nội đang gia tăng mạnh mẽ, từ xe máy điện, xe đạp điện cho đến ô tô điện. Sự chuyển dịch này được thúc đẩy bởi các chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện xanh, giá xăng dầu tăng cao và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ngày một nâng cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển "nóng" của xe điện đang vượt xa tốc độ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, kéo theo nhiều vấn đề đáng lo ngại trong quá trình chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.
![]() |
Vành đai 1 là vành đai đầu tiên của Hà Nội, vùng giao thông xung quanh lõi trung tâm dài tổng cộng khoảng hơn 30 km, tuyến đường sẽ cấm xe máy xăng từ tháng 7/2026, nhường chỗ cho xe điện hoạt động. - (Ảnh: Vietnamnet) |
Trước hết, hạ tầng sạc điện chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện nay, số lượng trạm sạc công cộng tại Hà Nội vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung ở các khu đô thị mới, trung tâm thương mại lớn hoặc các điểm dịch vụ của hãng xe. Người sử dụng xe điện, nhất là ô tô điện, thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm điểm sạc thuận tiện, đặc biệt ở các khu dân cư đông đúc, khu vực ngoại thành hoặc chung cư cũ. Nhiều người dân buộc phải tự kéo dây điện để sạc tại nhà, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về điện và cháy nổ.
Liên quan đến vấn đề an toàn cháy nổ, đây đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu khi số lượng xe điện tăng mạnh tại các đô thị lớn như Hà Nội. Pin lithium-ion – loại pin phổ biến được sử dụng cho hầu hết xe điện – nếu bị hỏng hóc, va đập mạnh, sạc sai cách hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể dẫn tới hiện tượng phóng điện, chập cháy thậm chí nổ pin. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như Hà Nội, kết hợp với thói quen sạc qua đêm không kiểm soát, việc cháy nổ có thể xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại lớn về tài sản và đe dọa đến tính mạng con người. Một số doanh nghiệp sản xuất và phân phối xe điện tại Việt Nam đã bắt đầu đưa ra các cam kết về an toàn pin, trong đó nhấn mạnh việc sử dụng pin có thiết kế bảo vệ nhiều lớp, trang bị hệ thống ngắt sạc tự động và cảm biến nhiệt độ nhằm hạn chế nguy cơ cháy nổ. Tuy nhiên, các cam kết này chủ yếu mới dừng lại ở tuyên bố đơn phương, chưa được kiểm chứng bằng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và giám sát độc lập rộng rãi. Trong khi đó, phần lớn người tiêu dùng vẫn thiếu thông tin cụ thể để phân biệt các dòng xe đạt chuẩn an toàn, dễ dẫn tới tâm lý chủ quan hoặc lựa chọn sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng.
Thực tế đã ghi nhận nhiều vụ cháy nhà dân, chung cư có liên quan đến xe máy điện hoặc pin xe điện sạc tại nhà. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy chuẩn rõ ràng về khu vực sạc an toàn tại hộ gia đình, cũng như chưa phổ biến rộng rãi các thiết bị bảo vệ dòng điện chuyên dụng cho xe điện. Trong khi đó, người dân vẫn còn tâm lý chủ quan, thiếu kiến thức về cách sử dụng, sạc và bảo quản pin xe điện đúng cách.
![]() |
Liên quan đến vấn đề an toàn cháy nổ, đây đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu khi số lượng xe điện tăng mạnh tại các đô thị lớn như Hà Nội. - (Ảnh AI minh họa) |
Theo chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng, Cục đăng kiểm Việt Nam cho biết, về vấn đề an toàn cháy nổ xe điện và khuyến cáo người tiêu dùng, cho biết: “…Trong quá trình sử dụng: cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất công bố về cách thức sử dụng, chế độ bảo hành bảo dưỡng…cũng như thay thế phụ tùng chính hãng phù hợp với thiết kế của xe trong quá trình sửa chữa xe và vận hành xe, đặc biệt là việc sử dụng pin xe điện, chế độ nạp, bộ sạc (cần lưu ý như mua các loại pin và sạc pin đúng chủng loại theo thiết kế của nhà sản xuất và đã được chứng nhận chất lượng, có nguồn gốc hợp lệ; không mua pin từ những địa chỉ không uy tín; Kiểm tra pin và bộ sạc pin thường xuyên tại các cơ sở được uỷ quyền của nhà sản xuất xe hoặc nhà sản xuất pin)…”
Bên cạnh đó, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khuyến cáo, chủ sở hữu xe điện nên nạp năng lượng khi pin/ ắc quy gần hết, đồng thời sử dụng nguồn điện phù hợp (theo mức điện áp khuyến cáo của nhà sản xuất) và ổn định. Đồng thời lưu ý những phương án đảm bảo an toàn.
Theo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH:“…Hiện nay Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã và đang nghiên cứu một cách kỹ lưỡng đặc điểm nguy hiểm cháy đối với Pin xe điện các loại. Đồng thời, sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hội thảo với chủ đề “An toàn PCCC đối với phương tiện giao thông chạy bằng điện”, kết hợp với việc tổ chức thực nghiệm để đánh giá múc độ nguy hiểm cháy, nổ của Pin xe điện và các phương pháp, biện pháp dập cháy xe điện hiệu quả…”
Một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất chính là xử lý rác thải xe điện, đặc biệt là pin. Pin xe điện sau một thời gian sử dụng sẽ bị xuống cấp và cần được thay thế. Loại pin này, đặc biệt là pin lithium-ion, chứa nhiều hóa chất độc hại, dễ cháy nổ nếu không được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội chưa có hệ thống thu gom và xử lý pin xe điện hết hạn sử dụng một cách đồng bộ và minh bạch. Phần lớn người dân vẫn chưa biết cần xử lý pin cũ như thế nào, hoặc đành vứt bỏ cùng rác thải sinh hoạt, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020 (chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022). Ngày 10/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Trong đó, trách nhiệm tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu được quy định cụ thể tại Điều 54, Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường; Chương VI và Phụ lục 22, Phụ lục 23 Nghị định số 08 và Điều 78, Điều 79 và Phụ lục 9 Thông tư số 02. |
Theo quy định, trách nhiệm thu gom và xử lý pin thuộc về nhà sản xuất và đơn vị nhập khẩu thiết bị, phương tiện chạy điện theo mô hình "trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất" (EPR). Tuy nhiên, việc triển khai tại Việt Nam, đặc biệt tại các đô thị như Hà Nội, còn chậm và thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả.
Ngoài ra, các cơ sở xử lý chất thải nguy hại tại Hà Nội hiện nay chủ yếu mới tập trung vào rác y tế, công nghiệp, chưa có dây chuyền chuyên biệt cho tái chế pin xe điện quy mô lớn. Điều này đòi hỏi thành phố cần sớm xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống xử lý đồng bộ, phối hợp với doanh nghiệp và các tổ chức môi trường để kiểm soát tốt vòng đời của pin từ sản xuất – sử dụng – thu hồi – tái chế.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh quá trình phát triển bền vững, với trọng tâm là lồng ghép các nguyên tắc của ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Việc sử dụng xe điện được xem là một trong những giải pháp thể hiện rõ yếu tố "E" – bảo vệ môi trường – trong bộ tiêu chuẩn ESG đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt các tác động gián tiếp như rác thải điện tử, an toàn hạ tầng hay quy định thu gom – tái chế pin, quá trình chuyển đổi này sẽ không đạt được sự bền vững thực chất. ESG không chỉ là tuyên ngôn, mà cần được thực thi đồng bộ từ khâu thiết kế sản phẩm, xây dựng hạ tầng đến quản lý vòng đời của phương tiện.
Thêm vào đó, những tranh luận xoay quanh tính bền vững thực sự của xe điện vẫn đang được đặt ra trên phạm vi toàn cầu. Theo báo VnExpress đưa tin,
"Chủ tịch Toyota khẳng định xe điện ảnh hưởng môi trường hơn nhiều so với xe hybrid, khi tính cả quá trình sản xuất xe và pin. Akio Toyoda, chủ tịch Toyota, trong nhiều năm qua đã nhấn mạnh rằng việc thúc ép mọi người mua xe thuần điện là không hợp lý. Ông cho rằng quá trình chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện không thể diễn ra vội vã. Việc chuyển sang xe thuần điện quá gấp sẽ gây ra hậu quả to lớn trên toàn ngành công nghiệp ôtô, khi hàng triệu việc làm trong toàn bộ chuỗi cung ứng có thể gặp rủi ro nếu động cơ đốt trong bị loại bỏ quá nhanh. Đáng chú ý, ông Toyoda khẳng định xe điện gây nhiều tác hại về môi trường hơn nhiều so với xe hybrid."(1)
Việc gia tăng sử dụng xe điện tại Hà Nội là xu hướng tích cực, góp phần giảm ô nhiễm không khí và thúc đẩy phát triển đô thị xanh. Tuy nhiên, nếu không sớm hoàn thiện hạ tầng sạc điện, xây dựng hệ thống cảnh báo an toàn và xử lý các nguy cơ cháy nổ, cũng như có cơ chế rõ ràng, hiệu quả trong thu gom và xử lý rác thải điện tử – đặc biệt là pin, thì quá trình chuyển đổi này sẽ kéo theo không ít hệ lụy về môi trường và an toàn đô thị. Chính quyền thành phố, các doanh nghiệp và cộng đồng cần hành động sớm, đồng bộ và có trách nhiệm để xe điện thực sự trở thành giải pháp bền vững cho tương lai giao thông Hà Nội.
Thông tin ý kiến chuyên gia và cơ quan chức năng về xử lý sự cố an toàn về PCCC liên quan đến Pin và xe điện: - Theo thông tin từ Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, được biết: “Hiệp hội PCCC và CNCH Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức thử nghiệm xử lý đám cháy từ pin Lithium-Ion sử dụng trong xe máy và xe đạp điện. Quá trình thử nghiệm có sự tham gia chứng kiến của đơn vị chuyên môn thuộc Cục Cảnh sát PCCC và CNCH. Qua quá trình thử nghiệm, kết quả ghi nhận đã cho thấy đặc điểm của đám cháy pin Lithium-Ion và xác định được một số loại chất chữa cháy, phương tiện chữa cháy có thể dập tắt đám cháy pin Lithium-Ion sử dụng trên xe điện. Cụ thể: Bình chữa cháy gốc nước F500EA, Bình chữa cháy gốc nước OR-3. Đây các loại bình chữa cháy đã được các đơn vị trong nước nghiên cứu và sản xuất phục vụ cho việc dập tắt các đám cháy thông thường, bên cạnh đó các loại bình chữa cháy này có thể dập được đám cháy pin xe điện như đã thử nghiệm. Hiện nay Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã và đang nghiên cứu một cách kỹ lưỡng đặc điểm nguy hiểm cháy đối với Pin xe điện các loại. Đồng thời, sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hội thảo với chủ đề “An toàn PCCC đối với phương tiện giao thông chạy bằng điện”, kết hợp với việc tổ chức thực nghiệm để đánh giá múc độ nguy hiểm cháy, nổ của Pin xe điện và các phương pháp, biện pháp dập cháy xe điện hiệu quả.” Hiệp hội PCCC & CNCH Việt Nam (VFRA) đã tiến hành các thử nghiệm chữa cháy các đám cháy Pin Lithium - Ion trang bị trên xe máy điện, xe đạp điện bằng một số loại bình chữa cháy xách tay đang lưu thông trên thị trường, do các doanh nghiệp hội viên VFRA đăng ký thử nghiệm. Theo đó, bình chữa cháy xách tay được sử dụng để thử nghiệm gồm: Một số bình chữa cháy đang lưu thông trên thị trường: Bình bột, bình khí C02. - Theo ông Hoàng Long, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (gọi tắt là “Trung tâm SOS Môi trường”) cho biết: “Chất chữa cháy F-500EA có tính năng vượt trội nhất trên thế giới hiện nay, là ứng dụng công nghệ bọc phân tử có ưu điểm nổi trội như sau: An toàn cho sức khỏe con người và mỗi trường. Hiệu quả chữa cháy cao, hạ nhiệt độ đám cháy nhanh, khử khí độc hại đến 98% và tăng tầm đến nhìn 65%. Có khả năng chữa cháy các hạng (A,B,C,D,E,F). Có khả năng xử lý nguy cơ cháy nổ do chảy tràn xăng dầu hoặc tẩy rửa bồn bể (trung hòa nhiên liệu). mà không cần phải xử lý hậu quả sau sử dụng dung dịch F-500EA kết hợp với các vi sinh vật trong đất phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên. - Chia sẻ thông tin về Bình chữa cháy gốc nước F-500EA, ông Nguyễn Huy Công – Giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ tổng hợp Dầu khí Sông Lam (hội viên của VFRA đăng ký thử nghiệm và đã được VFRA thử nghiệm) là một đơn vị sản xuất và cung cấp Bình chữa cháy gốc nước F-500EA cho biết: Bình chữa cháy gốc nước F-500EA được sản xuất trên dây truyền hiện đại theo tiêu chuẩn TCVN 7026:2013. Bình chứa dung dịch chữa cháy gốc nước F-500EA là dung dịch chữa cháy có nguồn gốc sinh học tiên tiến nhất hiện nay, đã được kiểm định bởi Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CHCN) . Dung dịch chữa cháy F-500EA có 4 đặc điểm ưu việt như sau: + 100% không độc, thân thiện với con người và môi trường + Hiệu quả chữa cháy cao, giảm nhiệt độ nhanh, chống chảy lại vĩnh viễn + Có khả năng chữa cháy được tất cả các hạng cháy (AB C D E F) + có khả năng xử lý các sự cố xăng dầu chảy tràn (trung hòa nhiên liệu) mà không phải xử lý hậu quả, sau khi sử dụng dung dịch F-500 sẽ kết hợp với các loại vi sinh trên đất phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên. |
Ghi chú:
(1). https://vnexpress.net/chu-tich-toyota-xe-dien-o-nhat-o-nhiem-gap-ba-lan-xe-hybrid-4898290.html
Tin bài khác


Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Cách tưới hoa giấy đúng kỹ thuật giúp cây ra hoa rực rỡ quanh năm
Đọc nhiều

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
