Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu
Từng nở rộ trên những triền núi mù sương, hoa hồi - loài cây gắn liền với đời sống đồng bào vùng cao phía Bắc nay đang lặng thầm viết nên một câu chuyện hội nhập đầy tự hào của nông sản Việt. Những ngôi làng nhỏ của người Tày, Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, nơi hồi mọc xanh bạt ngàn, đã trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành gia vị và dược liệu.
Không chỉ còn là cây trồng truyền thống phục vụ nội địa, giờ đây hoa hồi đã xuất hiện trên các kệ hàng của những thị trường khắt khe bậc nhất thế giới như Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức… những nơi vốn nổi tiếng về tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn gốc nguyên liệu.
![]() |
Những năm gần đây, những rừng Hồi huyện Văn Quan đã được khảo sát đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển thành sản phẩm du lịch - (Ảnh: TTXTDLLS). |
Tháng 3/2025, theo số liệu sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.469 tấn, kim ngạch tương ứng 5,1 triệu USD, tăng mạnh tới 102,9% so với tháng 2. Lũy kế 3 tháng đầu năm, tổng lượng xuất khẩu đạt 3.495 tấn, tương ứng kim ngạch 12,2 triệu USD, tăng mạnh 57,3% về lượng và 2,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, Ấn Độ tiếp tục là thị trường dẫn đầu, nhập khẩu hơn 1.111 tấn trong tháng 3, tăng gần 5% so với tháng trước. Doanh nghiệp Prosi Thăng Long hiện là đơn vị xuất khẩu hoa hồi lớn nhất, với sản lượng lên tới 872 tấn chỉ trong 3 tháng đầu năm.
Giá trị mà hoa hồi mang lại không chỉ nằm ở những con số. Cứ 100kg quả hồi khô có thế chiết được từ 6,5-7kg acid shikimic - hợp chất quý hiếm dùng để sản xuất thuốc Tamiflu, loại dược phẩm then chốt trong điều trị cúm gia cầm H5N1. Điều này khiến hoa hồi trở thành nguyên liệu đầu vào chiến lược của các tập đoàn dược phẩm toàn cầu. Không những vậy, tinh dầu hồi còn được ứng dụng trong sản xuất rượu, bánh kẹo, mỹ phẩm, nước hoa, và nhiều ngành công nghiệp nhẹ khác. Trong ẩm thực, hoa hồi là linh hồn của các món ăn Á Đông, đặc biệt là phở Việt, món ăn đã và đang được toàn cầu hóa nhờ sức hút từ chính những nguyên liệu bản địa như hồi, quế, thảo quả.
Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu hoa hồi, chỉ sau Trung Quốc. Song, trong khi Trung Quốc phát triển công nghiệp chế biến tinh sâu từ lâu, thì Việt Nam vẫn chủ yếu xuất thô, phụ thuộc nhiều vào biến động giá trên thị trường quốc tế. Những năm gần đây, nhận thức được tiềm năng và giá trị bền vững của cây hồi, các địa phương trọng điểm như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh… đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong quy hoạch vùng trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu vùng miền.
Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn đang là “thủ phủ” hoa hồi của Việt Nam khi có hơn 43.000 ha, chiếm khoảng 70% diện tích hồi cả nước. Trong đó, hơn 28.000 ha hồi đang cho thu hoạch ổn định, sản lượng hoa hồi khô đạt từ 7.500 đến 16.000 tấn/năm, giá trị ước đạt 1.700 tỷ đồng/năm. Huyện Văn Quan là huyện có diện tích cây hồi lớn nhất tỉnh Lạng Sơn với khoảng 14.500 ha, có khoảng 11.000 ha cho sản phẩm, năng suất bình quân đạt từ 2 đến 2,5tấn/ha, sản lượng đạt từ 20 đến 30 nghìn tấn hồi tươi, tạo sinh kế cho hàng chục nghìn hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
![]() |
Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu hoa hồi sau Trung Quốc. |
Ở các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Tràng Định… nơi địa hình đồi núi thấp và trung bình, độ cao từ 400–800m, khí hậu ẩm mát, đất nhiều mùn – rất phù hợp với sinh trưởng của cây hồi. Mỗi ha hồi cho thu nhập khoảng 480 triệu đồng mỗi năm – mức lợi nhuận đáng mơ ước trong ngành nông nghiệp. Nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính nhờ trồng hồi và bán sản phẩm trực tiếp cho các đơn vị thu mua hoặc thông qua sàn thương mại điện tử như Alibaba, Amazon, Shopee… Điều đặc biệt là toàn bộ cây hồi đều có thể tận dụng: quả để chiết tinh dầu, thân làm củi, lá dùng nấu nước xông chữa bệnh… tạo ra chuỗi giá trị không có phần nào bị bỏ phí.
Cây hồi cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và giữ gìn hệ sinh thái rừng đầu nguồn. Là cây gỗ nhỏ, cao từ 6–12m, lá dày, cành giòn nhưng mọc tán rậm, hồi tạo độ che phủ lớn, giúp hạn chế xói mòn, bảo vệ nguồn nước và đa dạng sinh học. Là cây ưa sáng nhưng giai đoạn đầu cần che bóng, hồi phát triển tốt trong điều kiện thiên nhiên đặc thù của vùng núi phía Bắc, nơi không thể trồng được nhiều loại cây công nghiệp khác. Chính vì vậy, hồi không chỉ là cây làm giàu mà còn là cây giữ rừng – một trong những loại cây tiên phong trong mô hình nông – lâm kết hợp.
Theo báo cáo của Hiệp hội Gia vị Thế giới, hoa hồi và các loại gia vị khác đang được đánh giá là “ngành kinh tế gia vị mới nổi” với tốc độ tăng trưởng toàn cầu bình quân 5,1%/năm. Trong bối cảnh xu hướng ẩm thực toàn cầu đang quay về với tự nhiên, với thảo mộc, với các loại gia vị truyền thống giàu bản sắc, Việt Nam có cơ hội rất lớn để khẳng định thương hiệu “gia vị Việt” trên bản đồ thế giới. Ngoài hồ tiêu, quế – những mặt hàng đang giữ vị trí số 1 về xuất khẩu toàn cầu – hoa hồi đang ngày càng vươn lên như một biểu tượng mới của ngành nông nghiệp bản địa. Không chỉ dừng lại ở các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Việt Nam còn mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật, Đức, Pháp, Mỹ – những nơi mà tiêu chuẩn nhập khẩu rất cao nhưng biên độ lợi nhuận cũng rất lớn.
![]() |
Hoa hồi Việt có cơ hội trở thành biểu tượng mới – không chỉ của ngành nông nghiệp mà còn của bản sắc văn hóa dân tộc. |
Trong thời đại số hóa, việc đưa hoa hồi lên các nền tảng thương mại điện tử, kết hợp truy xuất nguồn gốc, mã QR, chỉ dẫn địa lý, đã giúp gia tăng độ tin cậy và giá trị sản phẩm. Các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở xuất khẩu nguyên liệu thô mà còn tập trung đầu tư vào chuỗi giá trị gia tăng như sản phẩm tinh dầu, trà hoa hồi, bánh kẹo từ hồi, mỹ phẩm từ tinh dầu hồi… Đó là con đường phát triển bền vững cho một ngành hàng nông nghiệp đặc sản, giàu tiềm năng và mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.
Tuy nhiên, để duy trì và phát triển vị thế của hoa hồi Việt Nam trên trường quốc tế, vẫn còn nhiều việc phải làm. Thách thức hiện nay là việc quy hoạch vùng trồng chưa đồng bộ, sản lượng tuy lớn nhưng chưa ổn định do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiếu liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp, công nghiệp chế biến còn sơ khai. Cạnh tranh với Trung Quốc – quốc gia có nền sản xuất công nghiệp phát triển hơn – cũng là một sức ép không nhỏ. Ngoài ra, chất lượng đầu ra vẫn còn chưa đồng đều giữa các vùng, dẫn đến khó khăn trong xây dựng thương hiệu chung cho hoa hồi Việt.
Để khắc phục, các địa phương cần đẩy mạnh hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp FDI trong việc cải thiện giống, nâng cao năng suất và chất lượng hồi; đồng thời tăng cường đào tạo cho người dân kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp đầu tư dây chuyền hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do.
Hơn hết, cần có một chiến lược quốc gia về phát triển ngành gia vị Việt Nam, trong đó hoa hồi là một trong những sản phẩm mũi nhọn. Chiến lược này không chỉ là phát triển sản xuất mà còn là nâng tầm văn hóa ẩm thực và bản sắc dân tộc thông qua từng sản phẩm. Giống như cách người Pháp nâng niu hạt vanilla, người Nhật tôn sùng wasabi, người Thái làm thương hiệu từ lá chanh kaffir… Việt Nam hoàn toàn có thể đưa hoa hồi trở thành biểu tượng ẩm thực, văn hóa và sức khỏe – kết tinh của đất trời vùng biên giới.
Từ những chùm hoa thơm ngát nơi rẻo cao Lạng Sơn, giờ đây hoa hồi đã mang theo hơi thở của núi rừng Đông Bắc đến với hàng triệu người tiêu dùng toàn cầu. Không chỉ là món quà của thiên nhiên, hoa hồi còn là minh chứng cho sự vươn lên bền bỉ của người nông dân, là dấu ấn của sự hội nhập nông sản Việt. Và trên hành trình ra thế giới ấy, hoa hồi chính là biểu tượng của niềm tự hào, là tinh hoa của núi rừng biên giới Việt Nam.
Đặc tính và Kỹ thuật trồng, chăm sóc hồi
Hồi đã được trồng trọt từ rất lâu đời tại các khu vực đồi núi vùng Đông Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Các rừng hồi hiện có, tập trung chủ yếu ở độ cao (200-)300-400(¬600)m, với nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 18-220C và tổng lượng mưa trung bình năm (1.000-)1.400-1.600(¬2.800)mm. Vùng trồng hồi tập trung ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, hàng năm có tới 4 tháng nhiệt độ không khí xuống thấp (trung bình 13,5-150C) và thường có sương muối.
Cây ưa lớp đất mặt dày, độ phì cao, thoát nước tốt, có độ pH 5-8, đặc biệt là đất feralit màu đỏ, màu nâu đến màu vàng, phát triển trên sa diệp thạch. Hồi là cây ưa sáng, song ở giai đoạn non lại cần được che bóng. Trong giai đoạn đầu, cây sinh trưởng rất nhanh theo chiều cao (tăng trưởng theo chiều cao có thể đạt tới 1,5-2,0 m/năm). Cây 5-6 năm tuổi có thể cao tới 9-10m. Cây trồng từ hạt có thể ra hoa, bói quả ở giai đoạn 5-6 năm tuổi. Thông thường, hổi nảy chồi vào 2 vụ trong năm. Vụ chính (còn gọi là vụ xuân) cây nẩy chồi vào cuối tháng 1 đầu tháng 2; vụ phụ (hè thu) từ các tháng 6-7 đến 10-11. Vụ hoa chính thường vào tháng 7-9 và cho quả chín vào tháng 7-9 năm sau. Đây là vụ hồi chính (vụ hồi mùa). Thực tế thì vào tháng 3-4 hàng năm cũng có một vụ hồi chiêm, song chất lượng quả thấp, vì chủ yếu là những quả còn non bị rụng, quả chưa phát triển đầy đủ (thường gọi là “hồi đinh”, “hồi chân chuột”, “hồi chân chó”…).
Tinh dầu hồi là nguyên liệu quý sản xuất thuốc xoa bóp, tiêu hóa, chế biến những đồ mỹ phẩm, hương liệu. Thân cây hồi có những hương vị đặc trưng như hạt giống, được ăn như rau. Hạt thì được chế biến và sử dụng trọng một số sản phẩm thực phẩm. Bột hoa hồi rất thích hợp cho việc làm bánh và là gia vị chủ yếu cho nhiều công thức nấu ăn như thịt vịt, thịt lợn…
Ở Phương Tây, dầu được sản xuất bằng cách chưng cất hoa hồi, và tinh dầu hồi thường được cho vào một số loại rượu vang. Nó cũng là một loại hương vị trong các món tráng miệng và món nướng. Trong y học cổ truyền, hoa hồi giúp cho việc kích thích tiêu hóa, đồng thời dùng để điều trị và giảm đau bụng. Vì thế, từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Lạng Sơn.
Đến những năm 80 của thế kỷ 20, cây hồi không được quan tâm do thị trường hẹp, không có đầu ra. Nhưng từ năm 1990 đến nay, hoa hồi mới lấy lại vị trí của mình và sản phẩm tinh dầu hồi được xuất khẩu sang Trung Quốc, Bắc Mỹ, châu Âu... để chế các loại dược phẩm và mỹ phẩm.
Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, giảm đau, giảm co bóp trong dạ dày, trong ruột, lợi sữa, chữa trị nôn mửa, đau, thấp khớp, đau lưng, ngộ độc thịt cá và chữa trị khi bị rắn độc cắn… Tây y coi tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột, dùng chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp tiêu hoá, giảm đau, khử đờm. Tinh dầu hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại vi khuẩn khác, nên được dùng làm thuốc sát khuẩn, trị nấm ngoài da và ghẻ lở. Hồi còn được dùng trong việc sản xuất, chế biến thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, diệt chấy, rận, rệp, và một số ngoại ký sinh trùng ở gia súc.
Hồi được nhân giống chủ yếu từ hạt. Hạt được chọn từ quả chín ở vụ hồi mùa (tháng 7-9), từ những cây mẹ khoẻ, sai quả, chống chịu sâu bệnh tốt, ở giai đoạn 15-20 năm tuổi. Quả thu về cần trải thành một lớp mỏng ở nơi râm, thoáng mát khoảng 4-5 ngày, để tách lấy hạt. Hạt hồi chứa dầu béo và sẽ mất sức nẩy mầm rất nhanh; nên cần được gieo ngay sau khi thu hái hoặc bảo quản trong cát ẩm. Thời gian bảo quản càng lâu thì tỷ lệ hạt nẩy mầm càng giảm.
Vườn ươm cần chọn đất sét nhẹ, đất đỏ, nhiều mùn, đủ ẩm. Trước khi gieo hạt cần cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ, bón lót phân hữu cơđã hoai mục (40-60 tấn/ha), xử lý thuốc diệt nấm. Để hạt nảy mầm tốt, trước khi gieo cần ngâm hạt bằng nước ấm (35-370C) trong 2-3 giờ. Hạt có thể gieo theo rạch, gieo vãi hoặc gieo vào các bầu đất đã được chuẩn bị sẵn, 1kg hạt có thể gieo trên diện tích 80-100m2. Sau khi gieo cần phủ lên trên một lớp rơm rạ hoặc cỏ tranh mỏng và tưới đủ ẩm. Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, hạt có thể nẩy mầm sau khi gieo từ (15-)20¬40(-90) ngày. Lúc này cần bỏ dần lớp rơm rạ phủ và làm giàn che bóng cao 50-60cm. Thời gian đầu cần che kín, sau đó giảm dần độ che theo mức độ sinh trưởng của cây. Vườn ươm cần làm sạch cỏ, đủ ẩm, bón phân bổ sung, phòng trừ nấm gây hại gốc và rễ cây non. Khoảng 18¬20 tháng sau khi gieo, cây con đã cao 50-70cm. Đây là thời điểm có thể chuyển cây giống ra trồng trên diện tích sản
Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân hoặc mùa mưa. Nên trồng hồi ở những sườn đồi có tầng đất mặt tương đối dày, đủ dinh dưỡng, với độ pH 5-6. Hố trồng cần đào sâu 50-60cm, rộng 50-60cm, bón lót 15-20kg phân chuồng hoai mục và làm sạch cỏ xung quanh. Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, che bóng. Nên giữ lại những cây rừng sẵn có xung quanh để làm cây che bóng. Về sau sẽ dọn dần cây rừng theo mức độ lớn và sinh trưởng của hồi. Trong những năm đầu có thể trồng xen khoai, đỗ, đậu, sắn hoặc chè để tận dụng đất và chống xói mòn.
Để hồi sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất quả cao, hàng năm cần bón phân hữu cơ
+ NPK (khoảng 15-20 kg/cây) vào giai đoạn trước lúc cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Khi bón cần đào rãnh quanh tán cây, rải phân vào rồi lấp đất lên, dọn cỏ, phát bỏ dây leo, cây bụi ở xung quanh và vun gốc. Chăm bón tốt, cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, năng suất quả sẽ cao.
Đến nay vẫn chưa có thông tin gì về sâu bệnh hại ở cây hồi. Một vài tài liệu có đề cập tới tuyến trùng (Radopholus similis) gây hại đối với một số cá thểở một vài khu vực.
Ở giai đoạn 5-6 năm tuổi, năng suất quả rất thấp, thường chỉ 0,5-1 kg/cây. Đến thời kỳ đạt 10-20 tuổi, năng suất quả trung bình có thể đạt 7-20 kg/cây. Từ 20 năm tuổi trở đi, cây bắt đầu cho năng suất quả ổn định, thường đạt 20-30 kg/cây, năm bội thu có thể tới 35-40 kg/cây (năng suất tối đa có thể đạt 45-50 kg/cây). Nếu được chăm bón tốt, hồi cho năng suất cao và ổn định, có thể kéo dài trong giai đoạn từ 20 đến 80 năm tuổi. Sau đó năng suất sẽ giảm dần. Chu kỳ canh tác có thể tới 90-100 năm.(1)
Ghi chú:
(1). https://vietgap.com.vn/cay-hoi/
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới
Tin bài khác

Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay

Hà Nội: Ghé thăm khu chợ chim cảnh tại thị xã Sơn Tây, cứ thích là mua được

Mùa sim tím nở: Rước bonsai về nhà, vừa thơm sắc vừa ngọt quả
Đọc nhiều

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Việt Nam lọt top điểm đến ngắm động vật hoang dã đẹp nhất châu Á

Cây ngọc bích nở hoa: Điềm lành sinh lộc trong nhà

Sáp nhập tỉnh Tuyên Quang với Hà Giang: Tỉnh mới có bánh nếp Tày nhân trứng kiến, có cả thịt trâu gác bếp

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Loại quả từng rụng đầy gốc không ai nhặt, nay thành đặc sản Tây Bắc, dân tình ráo riết tìm mua

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Loài hoa mang tên thúy châu: Chẳng rực rỡ nhưng vẫn khiến người ta nhớ mãi

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Chỉ thị số 42-CT/TW góp phần thúc đẩy sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Hơn 1.000 tác phẩm tham gia Triển lãm sinh vật cảnh huyện Văn Giang mở rộng 2025

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Vinhomes Green Paradise: Kỳ quan đô thị lấn biển lớn nhất Việt Nam chính thức khởi công

Choáng ngợp trước căn nhà vườn vài trăm mét vuông MC Quyền Linh dành tặng các con gái

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Mẹ đảm Cần Thơ trồng rau xanh theo mùa tự cung tự cấp

Bỏ việc văn phòng lương ngàn đô, chàng kỹ sư biến xương rồng thành đồ ăn thức uống

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hợp tác xã Trường Sơn: Số hóa bảo tồn, phát triển thương hiệu trà hoa vàng

Từ phân bón giả đến chuyển đổi xanh: Cơ hội trong thách thức

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết

13 loài lan rừng quý hiếm Việt Nam đang "kêu cứu" trong Sách Đỏ
