Họa sĩ 7X tái hiện hình ảnh tuổi thơ khiến nhiều người xa quê rưng rưng
Họa sĩ 7X vẽ tuổi thơ bằng hoài niệm – những lát cắt bình dị từ làng quê xứ Thanh
Thời gian vừa qua, họa sĩ Lê Anh Thanh (quê Thanh Hóa) đã giới thiệu bộ tranh với chủ đề “Ký ức quê hương”, gồm 50 tác phẩm được đăng tải trên mạng xã hội.
Bộ tranh nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt yêu thích, chia sẻ và bình luận. Nhiều người bày tỏ sự xúc động trước nét vẽ mộc mạc, bình dị, tái hiện sinh động một vùng quê yên ả, trong trẻo và đậm chất hoài niệm. Họa sĩ Lê Anh Thanh đã dành thời gian để trò chuyện, trải lòng với tạp chí Việt Nam hương sắc.
![]() |
Họa sĩ Lê Anh Thanh bên tác phẩm của mình. |
Họa sĩ 7X tự nhận mình là người con sinh ra từ làng. Anh lớn lên ở xã Trung Ý, huyện Nông Cống Thanh Hoá. Đó là một vùng nông thôn, đồng chiêm trũng, tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm. Anh luôn lưu giữ và hoài niệm về quãng thời gian đó. Sau này, khi vào TP.HCM sinh sống nhưng hình ảnh vẫn luôn ở trong trái tim anh. Họa sĩ Anh Thanh đã tái hiện hình ảnh quê hương trên mặt tranh, gọi là chuỗi “ký ức quê hương”.
![]() |
Xa quê đã lâu nhưng ký ức quê hương luôn đậm sâu trong tâm trí của họa sĩ 7X. |
![]() |
Quê nhà với khung cảnh yên bình hiện lên trong tranh của họa sĩ Lê Anh Thanh. |
![]() |
Nhà là nơi yên bình để về |
![]() |
Bức tranh khoảng sân trước nhà được anh Thanh lấy cảm hứng ngay chính ngôi nhà mình. |
“Hoài niệm là một cảm xúc, đôi khi là một tình trạng bệnh lý liên quan đến sự khao khát những gì thuộc về quá khứ và thường là lý tưởng hóa những điều đó. Đó là sự luyến tiếc quá khứ, lòng nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà, nhớ người...
Giữa thành phố ồn ào đông đúc với cuộc sống bon chen bỗng dưng ta bắt gặp một hình ảnh dẫn dụ ta về quá khứ,một ngôi nhà nào đó tường rêu cũ kỹ, ẩm ướt, có thể không phải là của ta nhưng nó là của ông bà ta, hay của một người hàng xóm mà ta thường đi qua hoặc đã từng ghé tới chơi trò ú tim với những cô, những cậu bé của họ. Khi đã nô giỡn mệt nhoài, mồ hôi nhễ nhãi khát khô cổ họng ta bèn chạy tới cái bể nước lọc phèn dùng cái gáo dừa vộc vào đó rồi tu ừng ực mà chẳng hề đắn đo”, anh trải lòng.
Họa sĩ gợi nhớ chúng ta về những trưa hè hào sảng chan đầy nắng trên những đường làng ngõ xóm, trong những khoảnh sân vắng lặng chỉ còn tiếng gà trưa quang quác hoà trong bản nhạc râm ran của lũ ve sầu trên ngọn cây. Còn bọn trẻ thì đã tụ họp ở một gốc cây hay một góc vườn mát rượi nào đó với đủ trò nghịch ngợm tuổi thơ.
“Buổi trưa cũng qua, ta lại rong trâu ra bãi khi trâu đã mải mê với bãi cỏ , cả đám hùa nhau ù xuống lòng sông nô giỡn thoả thuê. Hay tìm một lòng mương góc ruộng, be bờ đắp đất, ngửa chiếc mũ kè tát cạn vũng nước. Đòng đong cân cấn lưng giỏ chiều về mẹ lại có nồi cá kho nghệ đậm đà lùa cơm mãi không no…
Những cảm xúc trong chuỗi ký ức đó đã đi vào bao áng thi ca. Và nó cũng đi vào hội hoạ như để lưu giữ lại những hình ảnh chân thực để nhắc nhở con cháu sau này rằng bố mẹ, cha ông đã sống cuộc sống thanh đạm yên bình như thế”, anh kể.
Xem tranh của họa sĩ Lê Anh Thanh, nhiều người sẽ thấy một phần tuổi thơ của mình trong đó. Nhiều người trong chúng ta cũng sinh ra từ làng, lớn lên với những khung cảnh bình yên của cây đa, bến nước, sân đình với hương đồng nội và tiếng sáo diều mỗi khi chiều về.
Bên cạnh đó, họa sĩ xứ Thanh còn tin rằng tuổi thơ là quãng thời gian êm đềm, vui vẻ và khó phai mờ với bất cứ ai trong cuộc đời. Đó là lúc chúng ta được sống vô lo nghĩ, không tính toán. Với ai đi chăng nữa, tuổi thơ vẫn là khoảng thời gian của những kỷ niệm ngọt ngào.
![]() |
Xem tranh của họa sĩ Lê Anh Thanh, nhiều người sẽ thấy một phần tuổi thơ của mình trong đó. |
Họa sĩ Lê Anh Thanh cho rằng cuộc sống hiện tại của những bộn bề học hành và công việc đôi lúc khiến người ta chìm vào một mớ trống rỗng tận sâu trong tâm hồn rồi chẳng biết mình đang cần gì, muốn gì và sẽ phải làm gì. Những lúc ấy lại thêm lắm tiếng cười của bọn trẻ hàng xóm, muốn quay về với căn nhà xưa mà lắng nghe tiếng ve vào buổi trưa hè hay tiếng côn trùng râm ran mỗi đêm.
“Có lẽ tuổi thơ là miền đất hứa xa xăm mà ta đã trót để lại phía sau trong một ngày nắng rực rỡ để háo hức khám phá thế giới của người lớn, rồi giờ cay đắng nhận ra sẽ không bao giờ có lại được nữa. Có chăng chỉ là hoài niệm, những kí ức ấy được chấp vá bằng những nhiều mảnh và ghép lại tạo nên một bức tranh gọi là “tuổi thơ”. Ừ thì những gì đã qua cũng còn nhớ đó chứ, nhưng cái nhớ ấy đã loang màu thời gian, có bao giờ vẹn nguyện như ban đầu”, anh trải lòng.
Nỗi niềm người con xa xứ: Vẽ quê để níu giữ những điều đang dần mất đi
Từng sáng tác rất nhiều tác phẩm theo chủ đề “Ký ức quê hương”, họa sĩ Lê Anh Thanh tâm đắc nhất với tác phẩm “Lối về”. Đó là bức vẽ khung canh căn nhà cũ của gia đình anh. Khi vẽ tranh, những cảm xúc ùa về khiến người nghệ sĩ bật khóc.
![]() |
Tác phẩm "Lối về" của họa sĩ Lê Anh Thanh. |
Anh nhớ lại gia đình từng gặp nhiều khó khăn vất vả trong công cuộc mưu sinh, với những biến động trong cuộc sống gia đình. Khi ngồi buồn, người họa sĩ nhớ lại cảnh cũ, với cây dừa trông xác xơ nhưng vẫn ra trái ngọt, với cái giếng nước trong vắt và mát lành. Họa sĩ Lê Anh Thanh tâm sự, bây giờ, căn nhà anh đã khác xưa, tuy không to nhưng chắc chắn hơn. Mỗi lần nhớ đến ký ức, cuộc sống ngày xưa, anh lại rơi nước mắt.
Họa sĩ Lê Anh Thanh thường chia sẻ những bức ảnh của mình lên mạng. Anh nhận được lời khen ngợi và đồng cảm từ cộng đồng. “Có lẽ những tác phẩm của tôi đã chạm được vào ký ức của nhiều người, nhất là những người xa quê. Họ cảm thấy lẽ vì chạm được vào ký ức của nhiều người, nhất là những người xa quê.
Họ cảm thấy gần gũi, thấy tuổi thơ mình trong đó, thấy những không gian đồng quê quen thuộc, những khu vườn, những dòng sông, những buổi hoàng hôn, những trưa hè xưa cũ… Rất cảm ơn cộng đồng mạng đã đón nhận và chia sẻ các tác phẩm”, nam họa sĩ nhắn gửi.
![]() |
Hồn quê hiện lên trong trẻo qua nét vẽ của họa sĩ 7X. |
Trước thực trạng các miền quê dần bị đô thị hóa, những khung cảnh trong tranh của họa sĩ không còn nhiều, anh cảm thấy xót xa khi những bãi chăn thả, những đường làng rợp bóng cây, những bờ ao bờ chuôm… dần biến mất. Làng quê dần mất đi sự yên bình mộc mạc. "Cuộc sống rất cần những khoảng lặng, nhất là sau nhiều ngày lao động mệt mỏi, muốn tìm về nơi ký ức thanh bình, về với quê hương mà không còn nữa", anh trải lòng.
Họa sĩ Lê Anh Thanh cho biết anh vẫn sáng tác các tác phẩm với mạch “ký ức quê hương” và chưa có ý định dừng lại. Hiện tại, anh đang chuẩn bị cho tháng 10/2025, anh có một cuộc triển lãm chung với các đồng nghiệp tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Với chất liệu sơn dầu, anh luôn mong muốn có thể tái hiện lại những mảng ý ức tuổi thơ và chạm đến trái tim của khán giả, nhất là những người con xa quê.
Dẫu cuộc sống không ngừng biến chuyển, dẫu những triền đê, hàng cau, giếng nước... đang dần lùi xa trong ký ức, thì trong tranh của Lê Anh Thanh, quê hương vẫn còn đó: vẹn nguyên, mộc mạc và đầy cảm xúc.
Những bức vẽ không chỉ là tác phẩm nghệ thuật, mà còn là nhịp cầu kết nối tâm hồn, là nơi để người ta tìm lại một phần tuổi thơ đã cũ, để nhớ rằng mình đã từng lớn lên bình yên như thế giữa lòng quê. Và có lẽ, khi người nghệ sĩ vẫn còn vẽ, ký ức ấy vẫn còn sống mãi.
Tin mới


Hà Tĩnh: Phong trào nuôi và thi chim cảnh ngày càng phát triển

Cây duối bonsai: Sức sống mãnh liệt, thế đẹp cổ kính chinh phục người yêu cây cảnh
Tin bài khác

Chiêm ngưỡng mâm cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch: Đẹp chuẩn truyền thống, trọn vẹn ý nghĩa

Cây chuỗi ngọc, đặc điểm, ý nghĩa và cách đặt cây hợp với phong thủy

Không chỉ đẹp mà còn may mắn: Loài hoa “đại cát” khiến cả sân vườn bừng sáng
Đọc nhiều

"Vua Chum Tứ Kỳ": Người đàn ông Hải Dương sưu tầm gần 15.000 chiếc chum cổ suốt hơn 20 năm

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Nghệ nhân cao tuổi Lê Đức Hùng – Người thổi hồn vào cây cảnh xứ Quảng

“Phù thủy” hoa kem: Biến kem topping thành những đóa hoa sống động như thật

Chàng kiến trúc sư dành cả trái tim cho những khuôn bánh ký ức

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Gặp gỡ nghệ nhân 8X - Người "thổi hồn" sống động vào từng hòn non bộ

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Nghệ nhân Phạm Tùng Dinh: Đôi bàn tay vàng chuyên làm hang đá, vườn thiêng Fatima

Lan thủy tiên: Nét kiêu sa giữa vũ khúc đại ngàn

Bão số 1 gây mưa lớn - Nhiều tỉnh miền Trung ngập cục bộ, thiệt hại nhiều tài sản

EcoBambu: Kiến tạo hệ sinh thái xanh từ cây tre Việt

Hà Tĩnh – Quảng Bình: Chủ động ứng phó với mưa bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Quảng Bình: Hướng dẫn phòng trừ châu chấu phá hoại cây luồng và măng của người dân

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Quảng Bình: Hàng triệu con châu chấu tàn phá rừng luồng măng, người dân lo lắng mất sinh kế

Doanh nghiệp chuyển đổi xanh nhiều thách thức và cơ hội vươn mình

Tỉnh Quảng Nam thực hiện dự án chăm sóc hoa viên, cây xanh, thảm cỏ có trị giá hơn 2,1 tỷ đồng

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Quỹ hạnh phúc cho mọi người – Hành trình 10 năm đánh thức những trái tim nhỏ bé

Bùng nổ cảm xúc với màn trình diễn pháo hoa giữa Canada và Trung Quốc

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Từ Sơn Garden City: Không gian sống xanh đẳng cấp nơi phồn vinh Kinh Bắc

Không gian xanh – Sống chậm giữa thời đại nhanh

3 loại cây cảnh “phong thủy vượng phát”, trồng ở sân nhà là đổi vận

Top 5 loài chim cảnh vừa đẹp, vừa hót hay, lại mang may mắn về cho gia chủ

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Đến vùng 2 Hải quân nghe câu chuyện người viết nhạc giữ biển khơi

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Vị trí đặt cây để thu hút tài lộc

Long An sáp nhập với Tây Ninh: Khách đến không thể bỏ qua mắm còng Cần Giuộc, bánh tráng phơi sương

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 - “ Kỷ nguyên mới” khai màn ấn tượng

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang
