Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng
Giữa miền trung du xanh ngát của huyện Tiên Phước (Quảng Nam), có một nơi thời gian dường như ngưng lại. Đó là làng cổ Lộc Yên - một trong những làng cổ đẹp nhất Việt Nam, nơi vẫn lưu giữ được những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi, cùng sân vườn, cây cối và nếp sống xưa cũ, nguyên vẹn như một bức tranh.
Nổi bật trong số đó là ngôi nhà rường gần 200 năm tuổi của ông Nguyễn Đình Hoan (56 tuổi) – được mệnh danh là “ngôi nhà không bán”, dù có người từng trả giá triệu đô. Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà làm bằng hàng trăm mét khối lõi gỗ mít rừng được nhiều nhà nghiên cứu và giới sưu tầm khẳng định là độc nhất vô nhị.
Theo ông Hoan, mình là chủ nhân đời thứ 4 của căn nhà rộng hơn 100m2 này. Ngôi nhà được xây năm 1850, từ thời cụ cố Nguyễn Đình Hoằng - từng giữ chức Cửu phẩm bá hộ. Trải qua gần 2 thế kỷ, ngôi nhà qua nhiều lần sửa chữa nhưng những giá trị kiến trúc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
"Ngôi nhà là báu vật vô giá mà tổ tiên dày công xây dựng, là linh hồn của gia tộc, nên bất cứ giá nào cũng phải cố gìn giữ. Do đó, trải qua 4 thế hệ, dù không ít lần đại gia đến gạ mua, trong đó có người trả giá cả triệu đô, nhưng gia đình đều tôi đều từ chối bán", ông Hoan chia sẻ.
![]() |
Ngôi nhà được xây trên khu đất có thế đắc địa về phong thuỷ, nằm ở lưng chừng một ngọn đồi, tựa lưng vào núi, cao hơn những nhà khác trong làng khoảng 50m và bao quanh là khu vườn cây cảnh không gian xanh mát quanh năm. |
![]() |
Con ngõ dẫn vào ngôi nhà, một bên là bờ đá hàng trăm năm tuổi rêu phong phủ kín, một bên là hàng chè tàu được cắt tỉa kỹ càng. |
![]() |
Những bậc thềm đá rêu phong dẫn vào nhà. |
![]() |
Phía trước ngôi nhà có bể cá, vườn cây cảnh và sau lưng tựa vào núi Gò Tròn làm điểm tựa. |
![]() |
Ngôi nhà có kiến trúc nhà rường với 3 gian 2 chái, 8 cây cột nhất gỗ mít ròng 1 người ôm mới xuể, 16 cây cột nhì, 12 cây cột chái và vì kèo, xuyên, trính, đầu hồi... chạm trổ công phu. Nền nhà được làm bằng đất trộn với vôi và tro bếp. |
![]() |
Ngoài ngôi nhà, các vật dụng trong gia đình vẫn còn giữ nguyên vẹn, từ bộ bàn ghế, phản đều làm bằng gỗ mít, trong ngôi nhà còn lưu giữ nhiều đồ vật quý giá như bàn gỗ xoay, giường tủ,… |
![]() |
Hoa văn được chạm trổ tinh xảo ở cột, kèo. Các đầu kèo, đuôi kèo được trang trí hình con dao và lá cúc cách điệu. Phần bụng kèo là chim trĩ, tùng lộc, nho - sóc, cổ đồ, hoa lan, mai, quả điệp,... được cách điệu, tỉ mỉ đến từng chi tiết. |
![]() |
Ngay trước hiên nhà có hồ sen nhỏ, tạo cảm giác thư thái, bình yên. |
![]() |
Trước sân nhà có bể cá bằng đá và vườn cây cảnh. Khu vườn của ông Hoan cũng không theo một quy hoạch hiện đại nào, mà được tạo tác theo trực giác của các thế hệ gia chủ. |
![]() |
Phía sau nhà là bờ tường đá với nhiều loại hoa đặc trưng của núi rừng. |
![]() |
Đến với ngôi nhà cổ này, du khách có thể thỏa thích check-in, lưu giữ kỷ niệm cho chuyến hành trình tìm về làng quê thư thái, bình yên. |
![]() |
Vì giá trị tạo hình hết sức độc đáo nên căn nhà này đã được Quảng Nam xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. |
Tin mới


Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế
Tin bài khác

Hai cây vải tổ gần 200 tuổi: Di sản sống của vùng vải thiều Việt Nam

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
