Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác
![]() |
Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc với hơn 18 năm tâm huyết với cây cảnh nghệ thuật. Ảnh: Đức Thiện |
Hơn 18 năm theo nghiệp chơi cây, nghệ nhân Vũ Tấn Phúc không chỉ tạo nên những tác phẩm sống động, mà còn là người giữ lửa cho nghệ thuật sinh vật cảnh (SVC) truyền thống của Việt Nam.
Bắt đầu từ đam mê, định hình bằng sự kiên định
Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc từng là anh bộ đội cụ Hồ, người lính Trường Sơn được rèn luyện qua nhiều khó khăn, gian khổ. Ông cũng là nhà nhiếp ảnh từ quân đội, là nhà thiết kế mỹ thuật quảng cáo và trang trí nội ngoại thất, có tên tuổi. Đến năm 2006, từ niềm đam mê ông đã quyết định rẽ lối bén duyên với cây cảnh, trọn gắn bó phần còn lại cuộc đời dành cho cây cảnh nghệ thuật.
![]() |
Nhiều cây đã được nghệ nhân Vũ Tấn Phúc tạo tác và chăm sóc hơn mười năm. Ảnh: Đức Thiện |
“Nếu không thể sống được bằng nghề, thì đam mê cũng sẽ đến lúc bị bỏ lại. Nhưng may mắn là tôi đã đi theo được, nhờ có cả tâm và tài đều có cơ hội vun trồng” - Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc chia sẻ.
Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc làm chủ 04 khu vườn rộng hơn 3.000m2, với hơn 200 cây các loại, chủ yếu là Sanh, Si, Duối… Nhiều cây đã được tạo tác và chăm sóc hơn mười năm. Với các vườn cây riêng biệt, có vườn chuyên dành cho cây sân vườn bóng mát, tạo kinh tế ổn định; có vườn là nơi tập trung những cây bonsai nghệ thuật, là nơi bảo tồn, giới thiệu, quảng bá, triển lãm, đón khách tham quan và anh em đồng nghiệp; có vườn chủ yếu là cây phôi để nuôi trồng, tạo tác ra những tác phẩm của tương lai, đó chính là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố kinh tế và khát vọng nghệ sĩ.
![]() |
Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc (ở giữa) chia sẻ về cách tạo thế và ý nghĩa của tác phẩm "theo dòng lịch sử" với ông Nguyễn Mạnh Quỳnh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội SVC Việt Nam (bên phải). Ảnh: Đức Thiện |
Đánh giá về sự say mê, dốc sức và tinh tế trong từng tác phẩm, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội SVC Việt Nam cho rằng: Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc là người làm nghề một cách nghiêm túc, có tư duy sáng tạo, nhưng vẫn giữ được bản sắc thuần Việt.
“Nhà vườn Phúc Tâm không chỉ là nơi trồng, bày cây đơn thuần mà thực sự là một bảo tàng sống thu nhỏ của sinh vật cảnh, nơi lắng đọng tâm huyết để trao truyền. Sau vẻ giản dị bề ngoài, ông không chối bỏ xu hướng thị trường, mà trồng cây pha trộn sắc màu hội nhập bền vững” - Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh nhấn mạnh.
Mỗi tác phẩm được tạo tác mang tính triết lý cao
Kỹ thuật giỏi, tạo tác không quá cầu kỳ mà mang tính triết lý, trong đó điển hình như tác phẩm “Long Vân ngũ phúc”, dấu ấn của 18 năm tâm huyết, và nổi bật trong vườn, đây là một tác phẩm đặc biệt, một cây Sanh cổ thụ được chế tác và tạo hình theo phong cách bông tán là tản vân, tay cành mang tính nghệ thuật cao rất công phu, gợi cảm giác phúc lộc trường tồn. Tác phẩm “Long Vân ngũ phúc” tượng trưng cho sự vươn lên, gắn liền với hình ảnh Thăng Long nghìn năm văn hiến.
![]() |
Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc bên tác phẩm “Long Vân ngũ phúc”. Ảnh: Đức Thiện |
“Tôi mất 16 năm chăm sóc, tạo tác, uốn nắn từng cái rễ, để tạo được một bộ rễ vững chắc và đẹp như ngày hôm nay, đến năm thứ 17 thì cây đã hoàn chỉnh” - Ông Phúc tâm sự
Không nóng vội, chỉ chờ đợi và đối thoại với cây, mỗi tác phẩm của nhà vườn Phúc Tâm đều mang một câu chuyện riêng, ẩn chứa giá trị văn hóa, giáo dục, triết lý về sự hoàn thiện nhân cách con người theo tiêu chuẩn: Chân - Thiện - Mỹ.
Kỹ thuật khác biệt, nuôi cây bằng sự thấu hiểu
Với lòng kiên trì chờ đợi, và nuôi cây bằng sự thấu hiểu, tất cả các tác phẩm cây cảnh đều được nghệ nhân Vũ Tấn Phúc chăm sóc với một kỹ thuật khác biệt, đó là không ép cây lớn nhanh, tưới cây bằng nước trong sạch, phun thuốc trừ sâu bệnh theo định kỳ, kiểm soát độ ẩm, ít bón phân. Đất trồng cây bằng đất mầu pha trộn từ xỉ than, rác phân hữu cơ để tạo cho cây săn chắc, khỏe mạnh, vững chãi cho cây phát triển tự nhiên mà không bị lệch thế.
![]() |
Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc tỉ mỉ với từng cây phôi để nuôi trồng, tạo tác ra những tác phẩm của tương lai. Ảnh: Đức Thiện |
“Cây là sinh vật cảnh sống, tôi không can thiệp quá sâu một cách thô bạo như đục đẽo, phẫu thuật tạo dấu ấn không thuần tuý. Tôi nuôi theo thế, kỹ thuật tạo tác vừa phải, không cưỡng ép để giữ được tính tự nhiên cho cây, mà vẫn bồi đắp thành những tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh” - Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc quan niệm.
![]() |
Ông Vũ Tấn Phúc được Chủ tịch Hội SVC Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân SVC Việt Nam theo Quyết định số: 12/QĐ - HSVCVN, ngày 29/12/2024. Ảnh: Đức Thiện |
Ở tuổi ngoài 70, nghệ nhân Vũ Tấn Phúc vẫn miệt mài ra vườn mỗi ngày, cắt tỉa từng nhành cây, ngắm từng dáng thế với niềm say mê như thuở ban đầu.
“Tạo tác không chỉ là làm cây, mà còn là truyền đi thông điệp: yêu nghề, yêu người, yêu những giá trị lớn lao cho tương lai qua từng tác phẩm” - Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc cho biết thêm.
![]() |
Ở tuổi ngoài 70, nghệ nhân Vũ Tấn Phúc vẫn miệt mài ra vườn mỗi ngày, cắt tỉa từng nhành cây, ngắm từng dáng thế với niềm say mê. Ảnh: Đức Thiện |
Từ một người rẽ ngang nghề, nghệ nhân Vũ Tấn Phúc đã chứng minh rằng: Với niềm đam mê, lòng kiên định và tư duy nghệ thuật sâu sắc, sinh vật cảnh không chỉ là thú chơi, mà còn là hành trình sáng tạo, đầy tính nhân văn. Mỗi tác phẩm của ông như một bức hoạ sống, kết tinh giữa thiên nhiên - con người - lịch sử - văn hóa. Vườn cây của ông không chỉ trồng cây, mà còn ươm mầm truyền thống, phát huy giá trị Việt và gieo những hạt giống đam mê cho thế hệ mai sau.
![]() Sau gần 30 năm bén duyên với cây cảnh nghệ thuật, đến nay niềm đam mê của nghệ nhân Hoà “Taxi” vẫn luôn "cháy bỏng", ... |
![]() Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi ... |
![]() Trong chuyến công tác tại xóm Quang Hải, xã Hải Quang, tỉnh Ninh Bình, phóng viên Tạp chí Việt Nam hương sắc đã có dịp ... |
Tin bài khác


Tre bonsai: Từ loại cây "quê mùa" đến tác phẩm đậm hồn dân tộc

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ
Đọc nhiều

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
