Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ
![]() |
Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội SVC Việt Nam (thứ 3 từ trái sang) và nghệ nhân Nguyễn Văn Vân (thứ 2 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu bên tác phẩm “Nam Tào Bắc Đẩu” được trưng bày tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật 30/4 Hải Hậu ngày 30/4/2025 - Ảnh: Đức Thiện |
Cây chưa từng rời khỏi đất: Một đời gìn giữ, một đời chăm nom
Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Vân, tác phẩm “Nam Tào Bắc Đẩu” hiện ông đang sở hữu, là một cây xanh quê thuần chủng, có tuổi đời ước đoán trên 100 năm. Cây từng thuộc về một vị chủ nhân nguyên là cán bộ cao cấp, năm nay đã 93 tuổi. Nhưng điều khiến nhiều người ngạc nhiên hơn cả, đó là cây vốn được trồng từ đời bố của bác ấy, tức phải có từ trước những năm 1930.
“Cây này chưa bao giờ ra khỏi đất nhà người ta. Từng gốc rễ, từng bông lá đều gắn bó với một mảnh đất suốt cả thế kỷ. Không ai trong gia đình trước kia có ý định thương mại hóa cây, họ chăm sóc vì niềm yêu quý và xem đó như một phần của ký ức tổ tiên” - nghệ nhân Nguyễn Văn Vân chia sẻ.
![]() |
Tác phẩm “Nam Tào Bắc Đẩu” được trưng bày tại Triển lãm Sinh vật cảnh Huyện Văn Giang mở rộng năm 2025 ngày 19/4/2025. Ảnh: Đức Thiện |
Mãi đến năm gần đây, nghệ nhân Nguyễn Văn Vân mới có cơ duyên tiếp quản cây, đưa về chăm sóc tại vườn riêng. Cuộc “đi chơi” đầu tiên của cây là tại triển lãm sinh vật cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên), được tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua, sau hàng trăm năm nằm nguyên trên đất cũ.
Dáng tản vân và nét thời gian hiện diện trên từng vết nứt
Hiện tại, cây được ông Vân định hình theo thế tản vân, với các bông tán chia đều, gợi hình ảnh những áng mây lơ lửng trên trời cao. Nhưng điều đặc biệt nhất vẫn nằm ở nét thời gian được lưu giữ nguyên vẹn.
![]() |
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc tác phẩm “Nam Tào Bắc Đẩu” với ông Lê Doãn Hưng (bên phải) - Ủy viên BCH Hội SVC Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Việt Nam hương sắc. Ảnh: Đức Thiện |
“Cái độ chun, độ sụn từ bệ rễ, từ thân cây là thứ mà người trong nghề chỉ cần liếc mắt cũng biết đây là cây trăm năm. Mỗi u bướu, mỗi cục gân đều là lịch sử sống” - ông Vân nói.
Không giống với dòng xanh Nam Điền, giống xanh quê phát triển cực kỳ chậm. Trong khi cây xanh Nam Điền cần 50 đến 60 năm để lên được thân già, thì với cây xanh quê phải mất 100 năm trở lên để hình thành được "dáng vẻ lão hóa” như hiện tại.
Sự nghiệp thuần hóa cây cổ: Nghệ thuật của kiên trì và cảm nhận
Trong vai trò người chăm cây, nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã dồn nhiều tâm huyết để thuần hóa, chỉnh sửa, đưa cây về form dáng hoàn chỉnh, tạo bông chia tán hài hòa.
![]() |
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân dành trọn đam mê và tâm huyết với nghệ thuật cây cảnh. Ảnh: Đức Thiện |
“Tôi chỉ cần thêm khoảng ba lần ép bông nữa là cây sẽ đạt độ ổn định. Hiện tại đã ra khối, ra bóng, ra mảng, nghĩa là có thể tiếp tục cho đi triển lãm đầu xuân năm sau” - ông Vân nói.
Điều này không chỉ thể hiện kỹ thuật mà còn là cảm nhận thẩm mỹ, là trực giác nghề của người làm sinh vật cảnh lâu năm. Việc giữ dáng “Nam Tào Bắc Đẩu” không chỉ vì thế cây đẹp, mà còn mang ý nghĩa phong thủy, tượng trưng cho sự hội tụ linh khí, trường tồn và bền vững.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Vân được Hội SVC tỉnh Nam Định phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Sinh vật cảnh" theo Quyết định số: 17/QĐ - HSVC, ngày 20/12/2023. Ảnh: Đức Thiện |
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân hiện đang là Chủ nhiệm Câu lạc bộ cây cảnh nghệ thuật 30/4 Hải Hậu, với 39 thành viên hoạt động đều đặn từ năm 2014 đến nay, câu lạc bộ do ông phụ trách được xem là một trong những hạt nhân tích cực của phong trào sinh vật cảnh miền Bắc.
“Chúng tôi không chỉ chơi cây, mà gìn giữ văn hóa làng nghề qua từng tác phẩm. Cây không chỉ là cây, mà là một phần ký ức, một phần bản sắc” - ông Vân nhấn mạnh.
![]() |
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân (bên trái) chụp ảnh lưu niệm cùng ông Nguyễn Ngọc Văn – Chánh Văn phòng Hội SVC Việt Nam bên tác phẩm “Nam Tào Bắc Đẩu”- Ảnh: Đức Thiện |
Trong vườn nhà ông, không chỉ có tác phẩm "Nam Tào Bắc Đẩu", mà còn nhiều tác phẩm khác với thế độc, bệ đẹp, thân vặn xoắn ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa, từ mỹ thuật đến tâm linh, từ cá nhân đến cộng đồng.
“Mỗi gốc xanh quê là một tác phẩm nghệ thuật sống, gắn liền với thời gian và giá trị bản sắc văn hoá dân tộc. Nếu không có người yêu, người hiểu và gìn giữ, thì chỉ vài thế hệ sau, nghề này sẽ mất. Tôi chơi cây, chăm cây là để giữ nghề, giữ văn hóa” - ông Vân khẳng định.
![]() |
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân mong muốn tác phẩm “Nam Tào Bắc Đẩu” sẽ được trình làng tại một triển lãm quốc gia, để người yêu cây cảnh trên cả nước có thể chiêm ngưỡng. Ảnh: Đức Thiện |
Dù đã sở hữu hàng chục cây xanh quý, nghệ nhân Nguyễn Văn Vân vẫn tâm niệm rằng, giá trị lớn nhất của cây không nằm ở tiền bạc, mà ở giá trị tinh thần, ở sự kế tục nghề. Ông cũng mong một ngày nào đó, tác phẩm “Nam Tào Bắc Đẩu” được trình làng tại một triển lãm quốc gia, để người yêu cây cảnh trên cả nước có thể chiêm ngưỡng. Vì thông qua tác phẩm “Nam Tào Bắc Đẩu”, không chỉ là để phô diễn kỹ thuật, mà còn để lan tỏa tình yêu, và để nhắc lại rằng: Một gốc xanh quê cũng có thể kể câu chuyện của cả một đời người.
![]() Tưng bừng khai mạc triển lãm sinh vật cảnh huyện Hải Hậu lần thứ 4 năm 2023 |
![]() Những năm gần đây, phong trào sinh vật cảnh tại huyện Hải Hậu (Nam Định) phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người yêu ... |
![]() Chiều 30/4, hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Khu đô thị ... |
Tin bài khác


Thần thư kỳ cảnh: Tác phẩm lịch sử từ đá và cây của nghệ nhân Dũng Coca

4 tác phẩm sanh cổ ấn tượng của nghệ nhân Phạm Văn Huế ở Nam Định
Đọc nhiều

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Nhựa tan trong nước biển: Hướng đi tiềm năng cho đại dương sạch

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng
