Khi cựu chiến binh biến ký ức chiến trường thành nghệ thuật cây cảnh, non bộ
Từng trải qua những năm tháng máu lửa, vượt qua đạn bom và cả những mất mát không thể nào bù đắp, nhưng khi chiến tranh lùi xa, những cựu chiến binh, thương binh ấy vẫn không dừng lại. Mang trên mình vết thương của quá khứ, họ trở về đời thường với ý chí sắt đá, đôi bàn tay chai sạn và khát vọng không chịu khuất phục số phận. Giữa nhịp sống mới, họ tìm cho mình một con đường riêng, nơi ký ức về Trường Sơn, đá núi, rừng già trở thành nguồn cảm hứng bất tận để kiến tạo những giá trị mới – từ những vườn cây cảnh nghệ thuật xanh mướt, những hòn non bộ tinh xảo, đến cả những khu sinh thái, khách sạn lộng lẫy. Những người lính năm xưa giờ đây không còn mang quân phục, nhưng tinh thần “Bộ đội Cụ Hồ” vẫn nguyên vẹn, giúp họ tiếp tục chiến đấu và chiến thắng – lần này là trên mặt trận kinh tế.
Từ khu vườn đầy ắp sanh, tùng, lộc vừng của nghệ nhân Vũ Mạnh Hùng ở làng Vị Khê (Nam Định cũ), nơi mỗi gốc cây mang dấu ấn của hơn 40 năm đam mê và hàng chục giải thưởng danh giá; đến những tác phẩm cây sanh trị giá hàng tỷ đồng của nghệ nhân – cựu binh Phạm Hồng Thái, người mang tâm hồn nghệ sĩ; hay hành trình của thương binh Nguyễn Cảnh Hưng (Hà Nam cũ) biến những tảng đá vô tri thành tác phẩm non bộ vươn ra thị trường châu Âu, tất cả đều là minh chứng cho ý chí vượt khó và sức sáng tạo bền bỉ của những người lính năm xưa.
Tất cả họ, bằng nghị lực và sáng tạo, đã biến đam mê thành cơ nghiệp, tạo việc làm cho hàng trăm lao động, đóng góp cho kinh tế quê hương. Câu chuyện của họ không chỉ là hành trình mưu sinh, mà còn là minh chứng sống động rằng những người từng kiên cường giữa lửa đạn vẫn biết cách làm giàu cho mình và cho đời, với một bản lĩnh và tinh thần không gì có thể lay chuyển.
![]() |
Hình ảnh người thương binh, nghệ nhân Vũ Mạnh Hùng, người đàn ông gần 80 tuổi với dáng đi chậm rãi nhưng ánh mắt luôn sáng, cần mẫn tỉa từng nhánh cây sanh, tùng la hán, tùng kim trong khu vườn rộng hơn 2.200m². - (Ảnh báo Nam Định) |
Giữa làng hoa cây cảnh Vị Khê, xã Điền Xá (cũ), hình ảnh nghệ nhân Vũ Mạnh Hùng, người đàn ông gần 80 tuổi với dáng đi chậm rãi nhưng ánh mắt luôn sáng, cần mẫn tỉa từng nhánh cây sanh, tùng la hán, tùng kim trong khu vườn rộng hơn 2.200m², khiến nhiều người không khỏi xúc động. Ông là một trong 5 nghệ nhân của làng Vị Khê được Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân sinh vật cảnh Việt Nam”. Dù tuổi cao, ông vẫn giữ thói quen làm việc và kỷ luật như ngày còn quân ngũ. Từng gốc cây trong khu vườn đều gắn với công sức tìm kiếm phôi già khắp nơi trong tỉnh, với hàng chục năm lao động bền bỉ để uốn dáng, tạo thế. qua bàn tay tài hoa của ông
Có những cây cảnh ban đầu chỉ vài trăm nghìn đồng, nhưng qua bàn tay tài hoa của ông và những góc nhìn sáng tạo của ông, chúng được thổi hồn thành những tác phẩm nghệ thuật trị giá hàng chục triệu, kết tinh tinh hoa đất trời và dấu ấn sáng tạo. Gắn bó với nghề hơn 40 năm trên mảnh đất tổ tiên để lại, ông sở hữu hai khu vườn chính, một khu vườn phụ với hàng trăm cây cảnh quý, trong đó có 300 cây đã hoàn thiện thế dáng. Đặc biệt, ba tác phẩm tiêu biểu trên 100 năm tuổi gồm tác phẩm lộc vừng dáng “cửu long tranh châu” và hai tác phẩm sanh dáng “lão mai” cổ kính. Không chỉ đam mê sáng tạo, ông Hùng còn tích cực đưa tác phẩm đi dự thi tại các triển lãm sinh vật cảnh trong và ngoài tỉnh, giành hàng chục giải thưởng, góp phần khẳng định thương hiệu cây cảnh Vị Khê.
Nhờ tiếng lành đồn xa, khách hàng từ nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc tìm đến tận vườn hoặc mời ông về thiết kế không gian cây cảnh, sân vườn. Gia đình ông hiện có 4 người con đều theo nghề, cùng mở 4 cửa hàng bán và giới thiệu thương hiệu hoa, cây cảnh Vị Khê tại nhiều địa phương. Với ông, mỗi cây không chỉ là sản phẩm kinh tế mà còn là nơi gửi gắm tâm huyết, ký ức và tình yêu với mảnh đất quê hương.
Nếu nghệ nhân Vũ Mạnh Hùng được ví như “người giữ hồn” của cây cảnh làng Vị Khê, thì nghệ nhân Phạm Hồng Thái ở xóm 14, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định cũ) lại gây ấn tượng với những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật trị giá hàng tỷ đồng, mang đậm phong cách sáng tạo và tính thẩm mỹ cao. Sau hơn 10 năm phục vụ trong quân đội, xuất ngũ năm 1987, ông Thái bắt đầu với nghề trồng hoa cúc, hoa đào, vạn tuế, nhưng thu nhập không ổn định khiến ông trăn trở tìm hướng đi mới. Đến năm 1990, ông quyết định chuyển toàn bộ diện tích trồng hoa sang phát triển cây cảnh nghệ thuật có giá trị kinh tế cao.
Nhờ nền tảng từng học mỹ thuật tại Trường Trung cấp Nghệ thuật Quân đội, ông nhanh chóng khẳng định tay nghề qua các tác phẩm giàu tính sáng tạo, vừa mang tính thẩm mỹ vừa giữ nét truyền thống của làng nghề. Đến nay, ông sở hữu 22 tác phẩm đoạt giải thưởng, trong đó 15 tác phẩm giành giải vàng tại các triển lãm. Cây sanh Nam Điền trên 80 năm tuổi dáng “long hóa thạch” – tác phẩm đầu tay của ông – đã giành giải vàng ngay lần đầu tham gia Triển lãm sinh vật cảnh tỉnh năm 2007. Ngoài ra, 2 cây sanh dáng “long mã” và “trực quân tử” trên 70 năm tuổi cũng đoạt giải cao trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Năm 2018, bộ đôi cây sanh dáng long trên 50 năm tuổi của ông lọt vào top 100 cây đẹp nhất Triển lãm sinh vật cảnh Việt Nam. Cơ ngơi hiện tại của gia đình ông gồm 4 nhà vườn tại Xuân Kiên, Xuân Ninh và các tỉnh Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng, Vĩnh Phúc (nay thuộc Phú Thọ) với tổng diện tích hơn 4ha. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông còn tích cực đóng góp cho cộng đồng, tham gia giảng dạy 20 lớp đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh cho hơn 800 hội viên, góp phần phát triển phong trào sinh vật cảnh trong tỉnh. Với ông, những gốc cây được uốn tỉa không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là sự nối dài của một niềm đam mê được nuôi dưỡng từ những năm tháng quân ngũ.
![]() |
Doanh nhân Nguyễn Nam Thành bên tác phẩm Mâm xôi con gà - Ảnh: Tạp chí Đời sống pháp luật. |
Không chỉ có những nghệ nhân gắn bó với cây, mà còn có những cựu chiến binh thành công vang dội khi biến đam mê sưu tầm và ký ức chiến trường thành cơ nghiệp cây cảnh “khủng”, như thương binh 4/4 Nguyễn Nam Thành – chủ hiệu vàng Nam Thành ở thành phố Việt Trì (Phú Thọ cũ). Được biết đến là một doanh nhân thành đạt, nhưng tên tuổi của ông lại nổi bật trong giới chơi cây cảnh nhờ sở hữu những tác phẩm bạc tỷ hiếm có, trong đó nổi bật là siêu cây “Mâm xôi con gà” từng được định giá 6 triệu USD và cây sanh “ngai vàng” siêu hiếm.
Năm 2008, ông không ngần ngại đổi ngang 6 lô đất biệt thự tại Việt Trì, trị giá 5,5 tỷ đồng, để sở hữu cây “ngai vàng” khi ấy cây mới chỉ là phôi non khoảng chục năm tuổi. Với tầm nhìn xa và sự kiên định, ông tin rằng đây sẽ là tác phẩm “danh bất hư truyền”. Bên cạnh hai siêu cây nổi bật, khu vườn của ông Thành còn quy tụ nhiều cây cảnh giá trị khác, như cây ổi Tàu dáng “Phượng vũ” trị giá 2 tỷ đồng từng góp mặt tại triển lãm sinh vật cảnh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010. Những quyết định táo bạo, thậm chí “liều lĩnh” như bán nhà, bán đất để theo đuổi đam mê đã khiến giới yêu cây trong và ngoài nước chú ý, góp phần đưa nghệ thuật cây cảnh Việt Nam vươn xa trên bản đồ quốc tế.
![]() |
Cựu chiến binh Nguyễn Cảnh Hưng, thương binh hạng 2/4, nguyên Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Hà Nam - (Ảnh báo Dân Việt) |
Khác với những người tập trung vào cây hoặc đá, cựu chiến binh Nguyễn Cảnh Hưng (xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, Hà Nam cũ) – thương binh hạng 2/4 – lại chọn đá cảnh và non bộ làm con đường khởi nghiệp, biến những tảng đá vô tri thành những hòn non bộ giá trị. Năm 1959, ông khoác ba lô nhập ngũ, trở thành chiến sĩ của Trung đoàn 803, Sư đoàn 324, vượt Trường Sơn với khát vọng giải phóng quê hương. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, ông bị thương nặng, mất một chân và một ngón tay, nhưng không đánh mất ý chí kiên cường. Sau 6 lần phẫu thuật và trở về công tác tại Ty Thực phẩm Nam Hà, rồi xuất ngũ, ông lại đối diện với một cuộc chiến mới – mưu sinh và gánh nặng gia đình. Từ ký ức về Trường Sơn, nơi mỗi lần rảnh rỗi ông lại sưu tầm đá cảnh, giò phong lan để trang trí hầm hào và ba lô, ông nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp bằng nghề tạc đá, tạo non bộ – một nghề bị coi là “khùng” vào thập niên 90. Những ngày đầu, ông lặn lội bằng chiếc xe đạp cũ, vượt hàng chục cây số tìm đá ở núi Kim Bảng. Ý chí của ông, như vợ ông kể lại, “là đôi chân thứ hai” đưa ông đi qua mọi gian nan.
Nhờ 9 năm gắn bó với Trường Sơn và đam mê nghiên cứu nghệ thuật đá bonsai, ông nhanh chóng trở thành nghệ nhân nổi tiếng. Các tác phẩm mang dáng thế núi Tam Sơn, Nhị Sơn, Phụ Tử, Quân Vương… trong tác phẩm của ông đều gợi lại những ký ức về núi rừng, về những dấu chân đồng đội năm xưa. Để tạo nên hòn non bộ giá trị, ông dồn tâm huyết cho từng chi tiết: mạch suối chảy quanh co, chùa tháp ẩn hiện trên đỉnh núi, rêu phủ cổ kính bằng kỹ thuật quét nước cơm đặc để tạo màu thời gian. Chính sự cầu kỳ mà tự nhiên ấy đã giúp sản phẩm của ông nổi danh, được các cơ quan, đơn vị từ Bắc chí Nam tìm đến và vươn ra cả thị trường quốc tế.
Năm 1999, ông lần đầu xuất khẩu 150 khối đá cảnh sang châu Âu, mở đường cho sản phẩm non bộ Hà Nam vươn xa. Đến năm 2016, gia đình ông sở hữu 4 cơ sở sản xuất và kinh doanh cây cảnh, đá cảnh, tạo việc làm cho hàng chục lao động – phần lớn là con cháu các gia đình thương binh, cựu chiến binh – với doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng mỗi năm. Hàng chục nghìn tác phẩm non bộ, cây cảnh, đá cảnh của ông hiện diện khắp nơi, từ Việt Trì, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh… đến Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc. Người dân tôn vinh ông là “ông tổ nghề đá cảnh” của Hà Nam, một danh xưng xứng đáng với những gì ông đã dày công xây dựng.
![]() |
Cựu chiến binh Tống Anh Đệ ký kết hợp tác trong chuyến công tác nước ngoài năm 2024. (Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình) |
Tại Ninh Bình, những người lính năm xưa như ông Tống Anh Đệ – nay là Giám đốc khách sạn 5 sao Ninh Bình Legend – hay ông Phạm Công Chất – Tổng Giám đốc Khu du lịch sinh thái Thung Nham – đều là những minh chứng về tinh thần lao động hăng say và hiệu quả của những người cựu chiến binh trong thời bình.
Ông Đệ, nhập ngũ năm 1973, sau nhiều năm chiến trường, chuyển ngành, học tập tại Đông Âu và trở về gây dựng khách sạn đầu tiên tại Ninh Bình. Đến nay, Ninh Bình Legend Hotel với hơn 260 phòng, 6 sảnh hội nghị và các dịch vụ đạt chuẩn đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho các đoàn khách quốc tế, sự kiện quốc gia.
Còn ông Phạm Công Chất, từ những năm 2000, đã kiên trì khai phá vùng đất hoang vu giữa rừng đá vôi xã Ninh Hải, Hoa Lư, dựng lán, mở đường, đắp bờ giữ nước, tỉ mỉ trồng cây và xây dựng hạ tầng, để biến Thung Nham thành một khu sinh thái nổi tiếng với rừng chim 18ha, hang động tự nhiên, vườn cây ăn quả và dịch vụ nhà hàng chuẩn mực.
Những cựu chiến binh ấy, mỗi người một hành trình, nhưng tất cả đều mang chung một phẩm chất: không lùi bước. Họ từng chiến đấu nơi chiến trường và nay, trên thương trường, họ vẫn chiến đấu – không bằng súng đạn mà bằng ý chí, sáng tạo, và tình yêu quê hương. Từ những vườn cây cảnh xanh mướt, những hòn non bộ gợi nhớ núi rừng, đến những khách sạn, khu sinh thái sầm uất, tất cả đều là kết quả của sự bền bỉ và khát vọng cống hiến. Họ không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn góp phần tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế địa phương, lan tỏa niềm tự hào về một thế hệ “chiến thắng trên cả hai mặt trận”. Và hơn hết, qua những cội cây, thế núi, hay công trình mà họ tạo dựng, người ta vẫn thấy thấp thoáng hình bóng của Trường Sơn, của một thời lửa đạn, nhưng nay đã hóa thành những giá trị bình yên và bền vững cho đời sau.
Tin bài khác


Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Cây nhãn hơn 600 năm tuổi ở Hải Phòng

Nhà cổ 125 năm tuổi mang kiến trúc "tam gian nhị hạ" giữa TP HCM

Người giữ tinh hoa nghề đậu bạc của đất Thăng Long giữa dòng chảy hiện đại

Nhà vườn Phạm Vĩnh: Bảo tàng sống của cây cảnh đất Ninh Bình

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Thời điểm vàng trong ngày để tưới cây hoa cảnh: Sáng sớm hay chiều tối tốt hơn?

Cách tưới hoa dạ yến thảo đúng kỹ thuật để cây khỏe, hoa nở bền

EU siết an toàn thực phẩm: Nông sản Việt cần làm gì để đáp ứng tiêu chuẩn?

Cách tưới cây dâm bụt đúng kỹ thuật: Đủ nước, hoa nở tưng bừng

Chuyện người trẻ kiến tạo vườn đào độc đáo giữa lòng thành phố công nghiệp

Những quy định quan trọng về bằng cấp và chứng chỉ trong nghề thú y

Cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, tránh úng rễ, vàng lá

Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Hoa và lá cây Việt Nam xuất ngoại, mang về hơn 43 triệu USD

Lê Tai Nung chín rộ, nông dân Lào Cai rộn ràng mùa thu tiền

Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Di sản ngàn năm được tô điểm bởi những cây hoa lan quý hiếm

Nhiều vướng mắc trong quản lý mã số vùng trồng ở Thanh Hóa

Phân bón giả len lỏi từ kho xưởng đến cánh đồng

Tay trắng dựng nghiệp, “vua chim màu” Gia Lai gây sốt với loài chim có giá 150 triệu đồng/con

Khởi nghiệp từ chim chào mào đột biến, thanh niên miền Tây thu tiền tỷ mỗi năm

Loại rau tháng 7 vừa rẻ vừa bổ, giàu dưỡng chất gấp chục lần trái cây

“Vàng ngọt” Nậm Ty vào mùa: Nhà vườn thu tiền triệu mỗi ngày

Chi 7 tỷ đồng làm nông nghiệp sạch, nữ nông dân Lạng Sơn biến đồi hoang thành vườn nho hút khách du lịch

Người xưa dạy: “Trồng hoa cũng phải chọn, kẻo lộc chưa thấy mà hoạ đã kề”

Gieo cây đúng chỗ, gặt phúc đúng đường: Gợi ý bố trí cây phong thủy giúp không gian thêm vượng khí

Phòng tắm luôn sạch thơm nhờ một chậu cây ít ai ngờ tới

Người xưa dạy: Trồng nhầm 4 cây này, tiền bạc đội nón ra đi

Cổ nhân dạy: 4 loại cây đừng trồng trước nhà kẻo tán lộc, hao khí

Ghé thăm vườn cảnh Minh Hạnh - khu vườn nghệ thuật giữa lòng Thường Tín, Hà Nội

Nghệ nhân Việt Nam tạo tác Hải Sơn Tùng tại Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương 2025

Những tác phẩm bonsai đẳng cấp thế giới của nghệ nhân Indonesia tại ASPAC 2025

Bế mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025
