Sen Việt Nam – Từ biểu tượng văn hóa đến ngành hàng kinh tế xanh nhiều triển vọng

Sen từ lâu đã không chỉ là loài hoa thanh khiết trong đời sống tinh thần người Việt, mà ngày nay còn trở thành một ngành hàng kinh tế xanh với giá trị gia tăng lớn. Từ sen Tây Hồ thanh cao, sen Huế trầm mặc đến sen Đồng Tháp rực rỡ, cây sen đang bước vào một hành trình mới: kết nối văn hóa – nông nghiệp – du lịch – sức khỏe.
aa

Hoa sen (Nelumbo nucifera) là loài thủy sinh quý, gắn bó sâu sắc với văn hóa Việt Nam và được xem là biểu tượng của sự thanh cao, thuần khiết. Sen mọc ở ao hồ, có thân rễ nằm dưới bùn, lá tròn lớn vươn lên khỏi mặt nước, mặt lá phủ sáp không thấm nước. Hoa sen nở đơn độc trên cuống dài, có màu hồng hoặc trắng, nhiều cánh xếp xen kẽ, tỏa hương dịu nhẹ. Gương sen ở giữa chứa hạt sen một loại thực phẩm và dược liệu giàu giá trị.

Những vùng trồng sen nổi tiếng ở Việt Nam: Từ Hồ Tây thanh lịch đến Đồng Tháp thuần khiết

Ở Việt Nam, nhiều địa phương nổi tiếng với nghề trồng sen như Tháp Mười (Đồng Tháp), Huế (Thừa Thiên Huế), Nam Đàn (Nghệ An) và đặc biệt là sen Bách Diệp của Tây Hồ (Hà Nội) – loài sen có hàng trăm cánh, hương thơm thanh khiết, màu hồng nhạt đặc trưng, khác biệt với các giống sen khác. Tuy nhiên, sen Tây Hồ hiện đối mặt với nguy cơ mai một do đô thị hóa. Do vậy, để bảo tồn và phát triển cây sen quý, Sở NN&PTNT Hà Nội (nay là Sở NN&MT Hà Nội) đã giao Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả đưa vào trồng thử nghiệm hơn 30 giống sen mới, trong đó gần 20 giống cho kết quả khả quan về năng suất và chất lượng. Nhờ ứng dụng kỹ thuật, mùa sen Hà Nội kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11. Đặc biệt, năm 2024, mô hình trồng sen thích ứng biến đổi khí hậu được triển khai tại hai đầm sen Đầu Đồng và Thủy Sứ ở quận Tây Hồ, với quy mô 7ha, đã cho hoa đúng dịp lễ hội, phục vụ du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường. Đến nay, Hà Nội có hơn 600ha sen tại các huyện Mỹ Đức, Ba Vì, Mê Linh, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Bắc Từ Liêm, Quốc Oai... Sản phẩm từ sen Hà Nội đa dạng, tiêu biểu như trà sen Hiền Xiêm, chè sen Quảng An, hạt sen Đầm Long, trà lá sen, xôi cốm hạt sen Ngô Thức… vừa mang giá trị kinh tế, vừa gắn với văn hóa ẩm thực đặc sắc.

Sen Việt Nam – Từ biểu tượng văn hóa đến ngành hàng kinh tế xanh nhiều triển vọng
Sen Hồ Tây. - (Ảnh minh họa)

Cây sen không chỉ mang đến cho người nông dân huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) nhiều giá trị về mặt nông nghiệp, mà còn là sản phẩm tạo dựng thương hiệu du lịch địa phương, góp phần thu hút hàng triệu du khách về thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây, các giống sen quý như sen ngàn cánh, sen đỏ Bắc Kinh, sen Huế, sen Đồng Tháp... đã được trồng thành công, làm phong phú cảnh quan và sản phẩm chế biến. Tính đến cuối 2022, Nam Đàn có 15 sản phẩm chế biến từ sen, trong đó 9 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, bao gồm trà sen, hạt sen sấy, kim chi sen, củ sen muối... Nguyên liệu đều được tuyển chọn từ vùng trồng không hóa chất, phù hợp với xu hướng tiêu dùng xanh, giúp cải thiện giấc ngủ, dưỡng nhan, giảm mỡ máu, thư giãn tinh thần.

Sen Đồng Tháp nổi bật với diện tích trồng lớn nhất cả nước khoảng 600ha và giá trị văn hóa đặc trưng, hình thành thương hiệu “Thủ phủ sen” gắn với du lịch sinh thái. Các bộ phận của cây sen đều được khai thác để tạo chuỗi giá trị: từ sản phẩm ẩm thực đến dược liệu, hàng quà tặng. Tỉnh hiện có 20 sản phẩm OCOP từ sen, góp phần vào phát triển nông nghiệp tuần hoàn và kinh tế xanh. Tuy nhiên, diện tích sen gần đây giảm do sâu bệnh, giá cả bấp bênh, thiếu nguyên liệu chế biến. Để khắc phục, tỉnh Đồng Tháp triển khai Đề án phát triển sản phẩm sen giai đoạn 2021–2025, định hướng đến 2030. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, định hướng ưu tiên là phát triển vùng trồng hữu cơ, nâng cao kỹ thuật chế biến, phát triển sản phẩm sạch, tinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngày 25/6/2025, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 442/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00145 cho sản phẩm sen “Đồng Tháp”. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này, mở ra cơ hội mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế.

Sen Việt Nam – Từ biểu tượng văn hóa đến ngành hàng kinh tế xanh nhiều triển vọng
Cánh đồng sen tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười. - (Ảnh: dongthap.gov.vn)

Tại Huế, sen có vai trò đặc biệt trong cảnh quan, ẩm thực và tâm linh. Triều Nguyễn từng trồng sen trắng quanh Đại nội, hồ Thái Dịch, hồ Tịnh Tâm, hộ thành hào. Giống sen trắng Huế quý hiếm đã được phục hồi và trồng trở lại, mang lại vẻ đẹp thanh khiết cho di sản cố đô. Sen được dùng trong cắm lễ, chế biến ẩm thực đặc sản như chè hạt sen, cơm sen, trà tim sen... Cùng với sen trắng, các giống sen hồng phấn, sen đỏ cũng được trồng ở khu vực hộ thành hào tạo nên sự đa sắc độc đáo. Việc trồng sen còn góp phần giảm ô nhiễm, tạo sinh kế cho người dân. Ở Huế, sen được trồng phổ biến ở các huyện vùng trũng như Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền... Mùa sen kéo dài 40–50 ngày từ tháng 5 đến tháng 7. Sen rất dễ trồng, ít công chăm sóc, chi phí phân bón thấp. Một thuận lợi với người trồng sen ở Thừa Thiên Huế là đầu ra rất ổn định. Hàng năm, người dân còn được tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm, tiếp thu các phương pháp, kỹ thuật trồng sen lấy hạt, trồng sen xen canh với nuôi cá và đưa những giống sen mới cho năng suất cao vào trồng.

Nhiều bà con nông dân trên địa bàn, mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, thường xuyên bị ngập nước, các vùng thấp trũng, ao hồ... để phát triển trồng sen lấy hạt, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập. Gần đây, nhiều sản phẩm mới từ sen được phát triển như nón lá sen, trà hoa sen, bột sen gạo mầm, bánh sen gạo mầm, rượu sen… mở ra tiềm năng phát triển sản phẩm đặc trưng cho vùng đất cố đô.

Vân Đài thuộc xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình(cũ) từng là vùng đất bạc màu, sản xuất manh mún, nông dân sống lay lắt theo mùa. Chính nơi ấy, một hành trình chuyển mình đã bắt đầu với niềm tin và quyết tâm giữ gìn bản sắc văn hóa, đồng thời kiến tạo tương lai xanh.

Tiếp nối tinh thần khai phá của công chúa Diệu Dung, HTX Vân Đài được thành lập năm 2021, trong bối cảnh Thái Bình triển khai Nghị quyết 09 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Không chọn cách làm ồ ạt, HTX Vân Đài chọn đi từng bước chắc chắn với chiến lược "3 giữ - 4 đổi": giữ con người, giữ đất đai, giữ văn hóa; đổi mới tư duy sản xuất, đổi mới cây trồng, đổi mới công nghệ và đổi mới cách quản trị hiện đại.

Không chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian, HTX Vân Đài đã nhận được sự đồng hành của PGS, TS Đặng Văn Đông - Ủy viên Ban Thường vụ Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, Chủ tịch Hội đồng biên tập tạp chí Việt Nam hương sắc. Với sự cố vấn khoa học bài bản, chỉ trong một thời gian ngắn, vùng đất chiêm trũng từng bị bỏ hoang đã lột xác trở thành một mô hình nông nghiệp kiểu mẫu.

HTX Vân Đài không chỉ cung cấp các cây giống và các sản phẩm từ cây sen mà còn hướng đến mô hình du lịch sinh thái mang đậm bản sắc văn hóa. Cánh đồng sen bao quanh miếu thờ công chúa Diệu Dung không chỉ là nơi sản xuất mà còn là không gian trải nghiệm, nơi du khách có thể thả mình giữa hương sen thơm ngát, lưu lại những khung hình đẹp đậm chất làng quê Bắc Bộ. Xa hơn, đó còn là câu chuyện về sự hồi sinh của một vùng đất, từ chiêm khô thành cánh đồng trù phú, từ nơi bị lãng quên thành điểm đến văn hóa - sinh thái đầy hứa hẹn bên dòng sông Hồng. “Hành trình hồi sinh vùng đất chiêm trũng” của HTX Vân Đài không chỉ là một dự án nông nghiệp đơn thuần mà là minh chứng sống động cho cách mà con người, với tri thức và khát vọng, có thể làm hồi sinh cả một vùng quê.

Sen Việt Nam – Từ biểu tượng văn hóa đến ngành hàng kinh tế xanh nhiều triển vọng
Sen Vân Đài trở thành điểm đến không chỉ để ngắm mà còn để cảm. Những trải nghiệm như ướp trà sen, chụp ảnh cùng đồng sen, nghe kể chuyện lịch sử, hay đơn giản là một buổi sáng chèo thuyền giữa hương sen... đã biến vùng quê này thành một sản phẩm du lịch độc đáo.

Mỗi bước chân đến Vân Đài hôm nay không chỉ là hành trình chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa sen, mà còn là hành trình tìm lại những giá trị thiêng liêng gắn với cội nguồn dân tộc. Trong làn hương sen thoảng qua, người ta có thể cảm nhận được cả tinh thần kiên cường, trí tuệ và lòng nhân hậu của nhà Trần, được khơi dậy từ những di tích lịch sử nay đã hồi sinh trong hình hài mới – một hình hài của sự hòa quyện giữa văn hóa, sinh thái và tâm linh. Vân Đài không còn là một địa danh bị lãng quên trên bản đồ Thái Bình, mà đã thực sự trở thành một biểu tượng của sự kết nối – nơi đất nở hoa, người gieo mầm sáng tạo, và quá khứ sống dậy bằng những bước chân hiện tại.

Giá trị văn hóa, kinh tế và sức khỏe từ cây sen – Hướng đi mới cho nông nghiệp xanh

Sen Tây Hồ gắn liền với nghề ướp trà sen truyền thống, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng nghề Quảng An là nơi nổi tiếng với nghệ nhân Lưu Thị Hiền, chủ thương hiệu chè sen Hiền Xiêm là một trong những gia đình có nghề làm trà sen truyền thống lâu năm của đất Tây hồ. Theo nghệ nhân Lưu Thị Hiền, nghề làm chè sen rất vất vả, đòi hỏi phải thức khuya, dậy sớm và kiên trì với phương pháp thủ công truyền thống. Việc sấy trà bằng than củi trong những ngày nắng nóng càng thêm gian nan, khiến nhiều người bỏ nghề. Chỉ những ai thực sự tâm huyết mới có thể gắn bó lâu dài. Chị Hiền chia sẻ để có sản phẩm trà ướp sen truyền thống ngon, người ướp trà phải làm theo quy trình làm trà sen rất công phu, làm trà khô phải qua 5 bước, còn ướp trà sen bông công đoạn nhẹ nhàng hơn nhưng đòi hỏi phải có bí kíp để ướp trà. Trong đó việc tách cánh sen để lấy gạo cần được làm cẩn thận bởi đây là phần sẽ “ dệt hương” cho thương phẩm trà sen là khâu then chốt quyết định hương vị.

Theo chị Đinh Thị Hiền, cơ sở sản xuất chè sen Hiền Xiêm, theo cách ướp truyền thống, công việc này đòi hỏi kỹ năng khéo léo, tỉ mỉ của người làm trà. Cứ một lớp trà rồi đến một lớp mỏng gạo sen, sau cùng phủ một lớp giấy. Để có 1kg trà ướp sen cần tới hơn 1.500 bông sen Bách Diệp, được ướp 7 lần gạo sen và sấy 7 lần trong 21 ngày mới đạt hương vị chuẩn.

Theo chị Trần Thị Thủy, Giám đốc hợp tác xã chè sen Hương Thủy, hiện nay do nhu cầu của khách hàng với nhiều lứa tuổi khác nhau, người trẻ thích uống trà sen ướp bông hay người làm trà còn gọi là ướp trà sổi, người trung niên và cao tuổi lại ưa thích cái vị vừa được hương vừa được nước của trà truyền thống.

Trà ướp sổi sẽ được tiến hành sau khi trà được ướp một lần với gạo sen, trà được cho vào bông sen với định lượng mỗi bông khoảng 15 gram. Tuy nhiên ướp trà truyền thống dù có vất vả một nắng hai sương nhưng những người có tâm với nghề như gia đình nghệ nhân Hiền vẫn yêu thích và tự hào giữ nghề truyền thống của gia đình.

Chè sen là thức uống thanh cao và thuần khiết vì thế được rất nhiều người lựa chọn thưởng thức hay làm quà biếu thể hiện sự trân trọng. Đặc biệt, trà sen ướp bởi hoa sen Tây Hồ càng thơm ngon đặc biệt. Pha trà sen Tây Hồ cũng cần sự tinh tế, khéo léo mới có được hương và vị chuẩn nhất.

Tại quận Tây Hồ (cũ) hiện có trên 200 hộ làm nghề, với 40 sản phẩm OCOP, trong đó sen trà Hiền Xiêm đạt 4 sao. Trà sen ướp sổi hiện cũng rất được ưa chuộng bởi giới trẻ, bên cạnh trà truyền thống vẫn giữ vị thế trong lòng người trung niên, cao tuổi. Việc gìn giữ nghề ướp trà không chỉ là gìn giữ hương vị mà còn là bảo tồn bản sắc của vùng đất Thăng Long Hà Nội.

Sen Việt Nam – Từ biểu tượng văn hóa đến ngành hàng kinh tế xanh nhiều triển vọng
PGS.TS. Đặng Văn Đông đã đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn giống sen Bách Diệp, đồng thời thúc đẩy việc đưa hoa sen Việt Nam nói chung và sen Tây Hồ nói riêng vươn xa ra thị trường quốc tế

Ở Chí Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (cũ), người nông dân không còn là hình ảnh lam lũ với quang gánh và áo nâu sờn. Thay vào đó là những kỹ sư nông nghiệp mặc áo bảo hộ trong phòng nuôi cấy, những bạn trẻ livestream quảng bá sản phẩm, điều khiển hệ thống cảm biến từ điện thoại thông minh, lập kế hoạch du lịch cộng đồng bằng phần mềm quản lý trải nghiệm.

Không phải ngẫu nhiên mà Vân Đài trở thành mô hình tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp. Tại Hợp tác xã Hoa Sen Vân Đài, từng khâu trong chuỗi sản xuất – chế biến – tiêu thụ đều gắn liền với công nghệ cao:

Trong canh tác: Giống sen được tuyển chọn, nhân giống sạch bệnh bằng kỹ thuật nuôi cấy mô. Hệ thống cảm biến theo dõi độ ẩm và mực nước được lắp đặt trong đầm sen, giúp điều tiết tưới tiêu chính xác, tiết kiệm nước. Quy trình chăm sóc sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học, hạn chế tối đa hóa chất, hướng tới chứng nhận hữu cơ quốc tế.

Trong thu hoạch – chế biến: Các sản phẩm như hạt sen, trà sen được sơ chế bằng máy móc hiện đại: máy sấy lạnh, máy bóc tách vỏ, công nghệ ướp trà bán tự động… giúp giữ được hương vị truyền thống nhưng năng suất và chất lượng được nâng lên đáng kể. Bao bì sản phẩm được thiết kế chỉn chu, gắn mã QR truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng và thông tin sản xuất minh bạch.

Trong tiêu thụ – quảng bá: Thay vì chỉ trông vào thương lái, HTX đã chủ động đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, mở gian hàng trên mạng xã hội, xây dựng fanpage, website thương hiệu “Hoa Sen Vân Đài”. Các clip du lịch, trải nghiệm sen cũng được đầu tư như một sản phẩm truyền thông chuyên nghiệp, thu hút hàng nghìn lượt tương tác mỗi tuần.

Bên cạnh giá trị văn hóa, hạt sen còn có tác dụng vượt trội với sức khỏe. Hạt sen không chỉ là món ăn dân dã mà còn là dược liệu quý giàu dinh dưỡng và công dụng. Giá trị của hạt sen với sức khỏe

Giá trị của hạt sen với sức khỏe thể hiện ở chỗ, protein thực vật trong hạt sen giúp xây dựng và phục hồi cơ bắp, đặc biệt quan trọng đối với những người theo chế độ ăn chay hoặc ăn kiêng. Protein thực vật không chỉ giúp tái tạo cơ bắp, mà còn có vai trò trong việc sản xuất các enzyme và hormone, đóng góp vào quá trình chuyển hóa và tăng cường miễn dịch.

Hạt sen chứa nhiều chất xơ:

Chất xơ có trong hạt sen giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Chất xơ không hòa tan trong hạt sen giúp tăng cảm giác no lâu, từ đó kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Hạt sen giúp cung cấp năng lượng:

Hạt sen chứa lượng carbohydrate đáng kể, cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày mà không gây tăng cân. Carbohydrate trong hạt sen được chuyển hóa thành glucose - nguồn năng lượng chính cho não và cơ bắp.

Hạt sen giàu vitamin và khoáng chất:

Hạt sen là nguồn vitamin B, potassium, magnesium và phosphorus phong phú. Những dưỡng chất này giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh, đồng thời duy trì sức khỏe của xương và răng.

Hạt sen hỗ trợ sức khỏe tim mạch:

Nhờ có chứa axit linoleic và các chất chống oxy hóa, hạt sen giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ hạt sen có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Hạt sen giúp cải thiện giấc ngủ:

Hạt sen chứa alcaloid tự nhiên có tác dụng an thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn gặp vấn đề với việc ngủ không ngon giấc hoặc mất ngủ, việc bổ sung hạt sen vào chế độ ăn uống có thể mang lại lợi ích.

Hạt sen tốt cho sức khỏe phụ nữ:

Hạt sen có chứa phytoestrogens tự nhiên, giúp cân bằng hormone và có lợi cho sức khỏe phụ nữ trong các giai đoạn khác nhau của cuộc sống, từ tuổi dậy thì cho đến thời kỳ mãn kinh. Các phytoestrogens giúp giảm các triệu chứng liên quan đến hormone như bốc hỏa và giảm mật độ xương.

Hạt sen có đặc tính kháng viêm

Nghiên cứu gần đây cho thấy hạt sen (đông y gọi là liên nhục) có khả năng giúp kháng viêm nhờ có chứa hàm lượng kaempferol, một chất flavonoid tự nhiên bằng cách làm giảm sản xuất các chất trung gian gây viêm.

Hạt sen giúp đẹp da và làm chậm quá trình lão hóa

Hạt sen có chứa một loại enzyme tên L-isoaspartyl methyltransferase giúp phục hồi những tổn thương dưới da, giúp da khỏe, đẹp. Bên cạnh đó, lại có tác dụng thanh nhiệt nên sẽ ngăn ngừa được mụn nhọt hiệu quả. Enzyme L-isoaspartyl methyltransferase còn có nhiều tác dụng làm chậm quá trình lão hóa cho da và cả bên trong cơ thể.

Ngày 25/6/ 2025, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 442/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00145 cho sản phẩm sen “Đồng Tháp”. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đã nổi tiếng với hình ảnh những ruộng sen bạt ngàn đi vào câu thơ, tiếng hát. Ở Đồng Tháp, sen được trồng thành những cánh đồng bạt ngàn, từ trồng trên phố đến vào nhà dân, khiến cho đâu đâu cũng thấy sen xuất hiện. Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ nhất được diễn ra từ 19/05 - 21/05/2022.

Sen Đồng Tháp bao gồm các sản phẩm: Hạt sen tươi (sen lụa), hoa sen tươi, củ sen tươi và lá sen tươi.

Hạt sen tươi Đồng Tháp có đầu núm hạt màu nâu đậm, kích thước to, dài, với đường kính hạt từ 1,13 - 1,28 cm, chiều dài hạt từ 1,55 - 1,73 cm. Đường kính hoa sen tươi lớn, từ 22,9 - 24,0 cm.

Hạt sen tươi và củ sen tươi Đồng Tháp được người dân chế biến ra nhiều món ăn ngon. Về chất lượng, hạt sen tươi có hàm lượng nước (ẩm độ) từ 53,4 - 62,6%, hàm lượng tinh bột từ 17,4 - 18,2%, hàm lượng đường tổng từ 5,95 - 6,98%, hàm lượng chất xơ từ 0,88 - 1,26%, hàm lượng canxi hòa tan từ 317 - 460 mg/kg, hàm lượng kali từ 1,40 - 1,92%.

Củ sen tươi Đồng Tháp có hàm lượng tinh bột từ 9,54 - 9,92%, hàm lượng chất xơ từ 0,48 - 0,82%, hàm lượng đường tổng từ 7,20 - 7,54%, hàm lượng canxi hòa tan từ 193 - 284 mg/kg. Lá sen tươi Đồng Tháp có đặc thù là hàm lượng chất xơ từ 2,31 - 5,27%.

Phạm Hùng - Phương Thảo

Tin mới

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông, bãi nổi thuộc tuyến sông có đê. Nghị quyết này được thông qua trong kỳ họp ngày 9/7 với 100% đại biểu có mặt tán thành.
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tạo điều kiện cho Hà Nội quy hoạch dọc sông Hồng

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tạo điều kiện cho Hà Nội quy hoạch dọc sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành liên quan khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch, pháp lý, ngân sách và phân cấp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội triển khai quy hoạch phát triển trục sông Hồng không gian đô thị chiến lược, biểu tượng mới của Thủ đô trong giai đoạn phát triển hiện đại và bền vững.
Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh

Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh

Cam Lục Ngạn chính thức được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý theo Quyết Định số 252/QĐ-SHTT ngày 02/4/2025 của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là bước ngoặt quan trọng trong hành trình khẳng định giá trị, chất lượng và danh tiếng của loại trái cây đặc sản nổi tiếng Bắc Giang (Nay là Bắc Ninh)– nơi điều kiện địa lý, khí hậu và kỹ thuật sản xuất tạo nên vị ngọt đậm đặc trưng.

Tin bài khác

Quy định xuất khẩu hoa tươi sang EU: Những điều doanh nghiệp Việt cần biết

Quy định xuất khẩu hoa tươi sang EU: Những điều doanh nghiệp Việt cần biết

Xuất khẩu hoa tươi sang EU đang mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng tại châu Âu ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để tiếp cận thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng vô cùng khắt khe này, doanh nghiệp cần nắm rõ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của EU.
Chỉ dẫn địa lý mai vàng Bình Định: Bảo chứng chất lượng và bản sắc vùng trồng

Chỉ dẫn địa lý mai vàng Bình Định: Bảo chứng chất lượng và bản sắc vùng trồng

Ngày 25/1/2024, mai vàng Bình Định chính thức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, khẳng định giá trị văn hóa – kinh tế của dòng cây quý này. Đây không chỉ là bảo chứng cho chất lượng mà còn là bước đệm để hoa mai Bình Định vươn xa trên bản đồ hoa cảnh Việt Nam.
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu sử dụng làm thực phẩm. Nội dung mới quy định rõ tần suất lấy mẫu xét nghiệm các lô hàng, đặc biệt với nhóm sản phẩm nguy cơ cao, đồng thời yêu cầu kiểm tra chặt chẽ các chỉ tiêu vi sinh như E.coliSalmonella spp trước khi hàng hóa được vận chuyển và lưu thông.
Xem thêm
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Chọn cây hợp mệnh không chỉ giúp “phúc khí đầy nhà, tài lộc vào cửa” mà còn tạo nên thế vượng bền vững cho gia đạo.
Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Trong truyền thống Á Đông, mỗi loại cây, mỗi vị trí trồng trong sân vườn đều mang theo một triết lý phong thủy sâu sắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Khu vườn của nghệ nhân Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang (Hưng Yên) là không gian hoài cổ độc đáo, nơi hội tụ bonsai nghệ thuật và hàng trăm hiện vật đá cổ quý hiếm.
"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên ta đúc kết câu “đất lành chim đậu” – một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sống, triết lý ứng xử với thiên nhiên.
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Việc điều chỉnh địa giới hành chính đang khiến nhiều người nộp thuế bối rối khi địa chỉ trên hóa đơn không trùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Sáng 12/7, Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 32 năm hoạt động, đồng thời đưa ra định hướng củng cố tổ chức hội.
Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Ngày 12/7/2025, tại Nhà văn hóa xã Hồng Vân, TP. Hà Nội. Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín đã diễn trong không khí trang trọng, đầm ấm.
Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Từ năm 2026 đến 2031, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm hoàn toàn nhiều loại sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy và hàng hóa chứa vi nhựa.
Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Căn nhà cổ hơn 400 năm tuổi ở Trung Quốc được xây hoàn toàn từ gỗ kim tơ nam mộc - loại gỗ quý hiếm từng chỉ dùng trong cung điện xưa.
Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Liên danh Công ty CP Phát triển Bất động sản Văn Phú và Tập đoàn Đèo Cả vừa đề xuất dự án “Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng” theo hình thức đối tác công tư.
Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Từng giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh, giống chó Lài - một trong "tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam giờ chỉ còn sót lại ở vài bản làng ven sông Mã, Thanh Hóa.
Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Bà Khuất Thị Thanh, một hội viên nông dân ở thôn Đại Đồng, xã Yên Trị, đã làm nên kỳ tích với cây bưởi Diễn, đưa trái cây quê nhà "xuất ngoại" sang Anh, Mỹ.
Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Trong hàng chục quý gần đây, mặc dù doanh thu luôn trên 100 tỷ đồng nhưng lợi nhuận của Phân bón Quốc tế Âu Việt phổ biến dao động quanh 2-4 tỷ đồng.
Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Trong vài năm gần đây, bắp cải tí hon xuất hiện ngày càng nhiều trong các siêu thị cao cấp, nhà hàng ẩm thực phương Tây tại Việt Nam với giá dao động từ 180.000
"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

10 năm kiên trì khởi nghiệp, anh Vũ Văn Quân (SN 1990),TP. Hải Phòng đã vươn lên trở thành chủ nhân của trang trại cá Koi lớn nhất Hải Phòng.
Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

heo quan niệm dân gian, một số loài cây không chỉ mang lại không gian trong lành mà còn được xem là “lá bùa tự nhiên” giúp thu hút tài lộc, giữ vững bình an
Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Tại Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, Huế) đã phát hiện được các dấu tích quan trọng phục vụ công tác khai quật và bảo tồn.
Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 27/6/2025.
Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Theo quan niệm dân gian, những loại cây sau đây nếu đã bén rễ lâu năm trong vườn nhà thì nên giữ lại, bởi chặt bỏ đôi khi dễ dẫn tới xáo trộn về phong thủy.
Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Điều khiến Hồ Tây trở nên đặc biệt hơn cả, chính là cảnh sắc bốn mùa thay đổi, mà nổi bật nhất là mùa sen tháng sáu và thung lũng hoa nở rộ quanh năm.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm
Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Tại Quảng Nam có một "dị nhân" trồng cây cảnh “quái dị”, một cách chơi khác biệt, độc đáo và được giới cây cảnh gọi là “bonsai ngược”.
Xem thêm