Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc
Lan Hoàng thảo kèn là loại hoa thuộc loại lan, chi phong lan thảo. Có tên khoa học Dendrobium Lituiflorum, loài hoa này có nguồn gốc từ Nam Á - nơi có những khu rừng tự nhiên tuyệt đẹp rồi bắt đầu phân bố rộng khắp Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hoàng thảo kèn có kích thước trung bình, đặc biệt có khả năng chịu lạnh giỏi và phát triển tốt nhất chỉ với ánh sáng vừa đủ.
Giữa không gian mênh mang của núi rừng Tây Bắc, nơi sương mù vờn quanh từng vạt đá vôi và gió vẫn phảng phất mùi ẩm của đất trời, có một loài hoa rừng dịu dàng vươn mình trỗi dậy, bung nở trong yên ả. Đó chính là lan Hoàng thảo kèn – loài hoa được ví như thanh âm trong trẻo báo hiệu mùa xuân đang về trên những triền núi cao.
![]() |
Hoàng thảo kèn là loại lan quý hiếm và do bị khai thác quá nhiều nên loài này đang đứng trước mối đe dọa tuyệt chủng, hoa được phân chia thành nhiều dòng, mỗi dòng mang những nét riêng biệt. |
Không kiêu sa như hồ điệp, chẳng rực rỡ như phi điệp, lan Hoàng thảo kèn mang trong mình vẻ đẹp giản dị nhưng rất đỗi tinh tế và cổ điển. Loài lan này thường sinh trưởng ở độ cao từ 800 đến 1.500 mét – những vùng có khí hậu quanh năm mát mẻ như khu vực Tây Bắc. Trong tự nhiên, lan bám trên thân các cây gỗ lớn, sống âm thầm giữa sương giăng và thảm xanh nguyên sinh. Mỗi năm chỉ nở hoa một lần, vào đầu xuân – cũng là khoảnh khắc mà giới yêu lan mong đợi nhất.
Điều làm nên sự khác biệt của lan Hoàng thảo kèn chính là hình dáng hoa: mỗi bông xòe đều như chiếc kèn nhỏ, với cánh hoa mảnh mai mang sắc hồng tím nhạt, điểm nhấn là phần họng hoa tím đậm gợi chiều sâu lặng lẽ. Hoàng thảo kèn có cây mọc thành cụm, dài 30-80cm, thân mập và phủ xuống. Trên thân có từ 11-15 đốt, được bao bọc bởi các lớp lá và khi lá rụng, thân có một lớp mỏng màu bạc bọc quanh. Lá có màu xanh tươi, có dạng thuôn dài và nhọn ở đỉnh. Mỗi lá dài trung bình từ 8-13cm, các lá mọc so le nhau trên các đốt thân. Lá thường rụng vào cuối mùa thu và đầu mùa đông. Hoa mọc ra từ đốt thân, mọc thành cụm 2-3 hoa. Hoa có màu tím rực, to khoảng 6-10cm, thơm và lâu tàn. Cánh hoa với màu sắc biến thiên và cánh môi có dạng chiếc kèn, màu tím đậm đã làm nên nét đặc sắc của hoa. Hương thơm của loài lan này không nồng nàn, chỉ nhẹ nhàng thoảng qua, như làn gió đầu mùa xuân phảng phất qua những tầng lá rừng.
Trong thế giới lan, Hoàng thảo kèn là loại lan quý hiếm và do bị khai thác quá nhiều nên loài này đang đứng trước mối đe dọa tuyệt chủng. Hoa được phân chia thành nhiều dòng, mỗi dòng mang những nét riêng biệt. Được ưa chuộng nhất là lan Hoàng thảo kèn Lai Châu với sắc hoa đậm, cánh tròn đều và hương thơm rõ rệt. Lan Hoàng thảo kèn Lào Cai(nay là Yên Bái) lại nhỏ nhắn, nhẹ sắc, thường nở sớm rất thích hợp để trưng Tết. Riêng lan Kèn Lâm Đồng, tuy không nổi bật về mùi hương nhưng lại dễ thuần, dáng thân khỏe mạnh, xanh tốt quanh năm phù hợp với người mới chơi lan. Và hoa lan Hoàng thảo kèn có 2 màu: Hoàng thảo kèn trắng với sắc trắng tinh khôi và hương thơm hấp dẫn, là loài không còn nhiều ngoài tự nhiên. Hoàng thảo kèn tím mang sắc tím cổ điển và cành hoa rũ xuống đầy thiết tha, là loài này luôn thu hút ánh nhìn của nhiều người.
Tuy mang vẻ ngoài mong manh, lan Hoàng thảo kèn lại là một loài hoa “khó tính”. Để có một giò lan ra hoa đúng mùa, giữ được sắc vóc rừng nguyên sơ là điều không dễ dàng. Nhưng cũng chính thử thách ấy lại khiến lan Hoàng thảo kèn trở nên đặc biệt, khiến người chơi càng thêm gắn bó, càng chăm càng yêu.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc lan Hoàng thảo kèn
![]() |
Hoàng thảo kèn là loại lan quý hiếm và do bị khai thác quá nhiều nên loài này đang đứng trước mối đe dọa tuyệt chủng. - (Ảnh: laichau.gov.vn) |
Chọn giống và xử lý cây giống
Nên chọn lan từ những nhà vườn uy tín hoặc cây đã được thuần hóa từ rừng. Trước khi trồng, ngâm gốc lan trong dung dịch Physan 20 hoặc Benkona khoảng 15 phút để khử khuẩn. Sau đó, để cây khô ráo tự nhiên từ 1 đến 2 ngày.
Giá thể phù hợp
Lan Hoàng thảo kèn ưa những giá thể thoáng khí, giữ ẩm tốt nhưng không gây úng. Một số giá thể phổ biến: Gỗ lũa, vỏ thông già, dớn bảng, than củi sạch, xơ dừa.
Nếu trồng trong chậu, ta sử dụng giá thể bằng than củ, xơ dừa và rêu
Bước 1: Xử lý vật liệu: Ngâm chậu và giá thể trong nước khoảng 2-3 giờ.
Bước 2: Cho than củi vào 1/3 chậu, rồi cho cho cây vào chính giữa chậu.
Bước 3: Dùng xơ dừa cố định cây và phủ một ít xơ dừa cho đến khi cách mép chậu 2-3 cm.
Bước 4: Phủ một lớp rêu mỏng lên mặt chậu.
Bước 5: Phun sương mỏng cho cây và đặt chậu ở nơi thoáng mát để chăm sóc.
Ánh sáng và độ ẩm
Loài lan này cần ánh sáng tán xạ nhẹ, không chịu được nắng gắt buổi trưa. Nên đặt cây ở nơi có độ sáng khoảng 70–80% ánh sáng tự nhiên, có thể che bằng lưới đen. Độ ẩm lý tưởng dao động từ 60–80%, nhiệt độ ổn định trong khoảng 18–28°C. Vào những ngày nắng gắt, cần phun sương giữa trưa để làm mát cho cây.
Chế độ tưới nước
- Mùa xuân – hè: tưới đều đặn mỗi sáng sớm (1 lần/ngày).
- Mùa thu – đông: giảm tưới xuống còn 2–3 ngày/lần, tránh để giá thể luôn ẩm ướt.
Đặc biệt, tránh tưới nước vào buổi tối hoặc khi thời tiết quá ẩm nồm, dễ phát sinh bệnh nấm thối rễ.
Bón phân
- Giai đoạn cây non: dùng phân NPK 30-10-10 định kỳ 2 tuần/lần để thúc mầm.
- Giai đoạn trưởng thành: chuyển sang NPK 20-20-20 bón mỗi 10 ngày/lần.
- Trước và trong mùa hoa: sử dụng NPK 10-30-20 hoặc các loại phân bón kích hoa chứa nhiều lân.
Ưu tiên phương pháp phun phân qua lá vào sáng sớm với liều lượng pha loãng, giúp cây hấp thụ tốt mà không bị cháy lá.
Phòng trừ sâu bệnh
Cần quan sát rễ và lá thường xuyên để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường. Định kỳ mỗi tháng nên phun thuốc nấm như Ridomil Gold hoặc thuốc gốc đồng để phòng bệnh. Khi thấy rễ bị thối, cần nhanh chóng cắt bỏ phần hư, sát trùng vết cắt và để cây khô hoàn toàn trước khi trồng lại
Trong thế giới phong phú và huyền ảo của lan rừng, lan Hoàng thảo kèn không phải loài hoa nổi bật bởi sắc màu chói lọi, cũng không cần dáng hình cầu kỳ để thu hút ánh nhìn. Thứ khiến người ta say đắm chính là nét mộc mạc, hương thơm dịu dàng, và cái cách hoa âm thầm nở giữa lặng yên núi rừng.
Khi một giò lan Hoàng thảo kèn nở rộ bên hiên nhà, không chỉ là một khung cảnh đẹp mắt, mà còn là sự hiện diện đầy tinh tế của cả một góc Tây Bắc. Đó là nhịp điệu thanh bình giữa dòng đời hối hả, là một mảnh hồn thiên nhiên tinh khôi mà bất kỳ ai cũng mong một lần giữ lại trong đời.
Tin mới
Tin bài khác

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Xưởng sản xuất dụng cụ cây cảnh Anh Ngọc: Nơi tiếp lửa truyền thống đến đam mê nghề nghiệp

Nhật ký điện tử – Cầu nối giữa người sản xuất, người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
