Canh tác xanh và câu chuyện của phân bón hữu cơ thế hệ mới
Phân bón hữu cơ đóng vai trò trung tâm trong canh tác xanh bởi loại phân này không chỉ phục hồi sức sống cho đất mà còn tạo nền tảng cho một nền nông nghiệp an toàn, hiệu quả và phát triển lâu dài. Greenma, thương hiệu phân bón hữu cơ thế hệ mới đang trở thành người bạn đồng hành lý tưởng cho hàng ngàn nông dân tiên phong trong xu hướng canh tác xanh.
Hiện nay, Tập đoàn TH đã áp dụng mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn vào tất cả các công đoạn của quy trình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất. Một minh chứng tiêu biểu là việc xây dựng hệ thống xử lý phân và nước thải của đàn bò.
Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh là đơn vị thành viên của Tập đoàn TH, đây là nơi mỗi ngày xử lý hàng trăm tấn chất thải của đàn bò trong các trang trại của Tập đoàn. Theo ông Vương Quốc Hạnh, lãnh đạo của Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh, mỗi ngày chất thải của bò được thu gom, tách nước và ép khô trước khi đưa đi xử lý, khối lượng vào khoảng 400 tấn sau khi đã làm khô.
![]() |
Cũng theo ông Hạnh, tổng số nhân sự của công ty hiện nay chỉ vào khoảng 30 người, bao gồm cả bộ phận thu gom và bộ phận xử lý. Dù khối lượng công việc khổng lồ, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ cao, máy móc hiện đại vào sản xuất đã góp phần cắt giảm lượng nhân công.
Ngoài lượng chất thải của bò đã làm khô, nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ còn có thức ăn thừa, bã mía và bùn sinh học sinh ra trong quá trình xử lý nước thải của các trang trại. Điều này cho thấy các phụ phẩm của quá trình chăn nuôi trong trang trại của Tập đoàn TH đều được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, khẳng định chủ trương phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của Tập đoàn.
Sản lượng của nhà máy vào khoảng 150.000 tấn/năm để phục vụ nhu cầu sử dụng của riêng Tập đoàn TH và số lượng bán ra vào khoảng 8.600 tấn/năm. Để sản xuất được số lượng phân bón này, tổng lượng nguyên liệu đầu vào cho nhà máy mỗi năm vào khoảng 200.000 m3.
Toàn bộ diện tích của Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh là 42.000 m2 với tổng số 7 nhà xưởng, mỗi nhà xưởng có thể chứa được 3.000 tấn phân. Cụ thể, mỗi xưởng có thể bố trí được 10 luống phân, mỗi luống nặng khoảng 300 tấn và được đảo trộn bằng các máy móc hiện đại với năng suất 10 phút đảo được 300 tấn
Các loại nguyên liệu sau khi được phối trộn sẽ được ủ trong 45 ngày với phương pháp lên men hiếu khí, mỗi luống nguyên liệu được đảo khoảng 12-15 lần từ khi bắt đầu cho đến khi thành phẩm. Trong quá trình đó, nhiệt độ, độ ẩm của luống ủ được theo dõi bằng các loại cảm biến, nếu không đủ tiêu chuẩn sẽ phải chuyển sang các nhà ủ mái trong để lấy nhiệt từ mặt trời. Trong quá trình ủ, nguyên liệu sẽ được bổ sung các loại men vi sinh nhập khẩu từ Mỹ với khả năng cố định đạm, cố định phốt pho và phân giải cellulose.
Ông Efremov Alexander Viktorovich, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Kaluga đã có chuyến thăm và làm việc cùng phái đoàn lãnh đạo chính quyền tỉnh Kaluga (Liên bang Nga) tại Cụm trang trại bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới của Tập đoàn TH (Liên minh Kỷ lục Thế giới chứng nhận năm 2020) ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Khi tham quan Nhà máy xử lý phân vi sinh TH, Bộ trưởng nông nghiệp Kaluga rất ngạc nhiên và ấn tượng với sự hoàn thiện của quy trình sản xuất tuần hoàn tại Tập đoàn TH. Theo đó, sản phẩm phụ của quá trình chăn nuôi được tái sử dụng hiệu quả trong trồng trọt. Chất thải hữu cơ được thu gom, xử lý thành chất đệm sinh học phục vụ trang trại và sản xuất phân bón hữu cơ thông qua những công nghệ nhập khẩu đắt đỏ và hiện đại hàng đầu thế giới trong ngành chăn nuôi, được đầu tư bài bản ngay từ những ngày vận hành trang trại.
Phân bón hữu cơ – “bảo hiểm” cho mùa vụ, giải pháp sống còn cho đất và cây
Từ lâu, việc lạm dụng phân bón hóa học đã khiến đất đai ngày càng thoái hóa, mất cân bằng vi sinh, dẫn đến khả năng giữ nước và dinh dưỡng giảm mạnh. Đất bạc màu, cây kém phát triển, sâu bệnh hoành hành, năng suất giảm – đó là hệ quả mà không ít nhà nông đang phải đối mặt.
Trong khi đó, phân bón hữu cơ – đặc biệt là các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ sinh học hiện đại như Greenma – lại mang đến hướng đi hoàn toàn khác: cải tạo đất từ gốc rễ, tái tạo hệ sinh thái vi sinh vật, bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên, cân bằng và lâu dài cho cây trồng. Không những thế, phân hữu cơ còn giúp cây tăng sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và ít phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu các rủi ro như chết cây do sốc dinh dưỡng, cháy lá hoặc nhiễm mặn, nhiễm phèn.
Greenma đặc biệt hiệu quả trong những vùng đất khô hạn, nhiễm mặn hoặc đang canh tác liên tục nhiều vụ/năm. Nhờ khả năng điều hòa pH đất, tăng cường vi sinh vật cố định đạm, Greenma đóng vai trò như một “bảo hiểm” sinh học, giúp cây trồng chống chịu tốt hơn trước thời tiết cực đoan và dịch bệnh.
Sự thay đổi hành vi bắt đầu từ niềm tin xu thế và thị trường đang lên
Không ít người nông dân từng e ngại chuyển từ phân bón hóa học sang hữu cơ, vì lo ngại hiệu quả không tức thì hoặc chi phí cao hơn. Nhưng thực tế đã chứng minh, khi sử dụng đúng cách và đều đặn, phân hữu cơ như Greenma mang lại hiệu quả tổng thể vượt trội, không chỉ về năng suất mà còn về độ bền của đất, sức khỏe cây và lợi ích kinh tế lâu dài.
Hàng ngàn nông hộ đã “lột xác” thành công sau khi chuyển sang Greenma. Anh Nguyễn Văn Hòa (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang), người trồng vải thiều nhiều năm, chia sẻ: “Trước đây đất bạc màu, vải ra quả không đều. Từ khi dùng Greenma, cây khỏe, quả sai mà ngon hơn hẳn. Giá bán cũng tăng vì người mua yên tâm sản phẩm sạch.”
Câu chuyện tương tự đến từ chị Trần Thị Nhi (tỉnh Tiền Giang), chuyên canh chanh không hạt: “Tôi thử Greenma vì muốn cải thiện đất. Giờ nhìn vườn chanh mướt mát, tôi thực sự tin đây là thay đổi đúng đắn. Cây khỏe, sâu bệnh giảm, chi phí đầu tư cũng thấp hơn vì không cần dùng nhiều thuốc nữa.”
Việc sử dụng phân bón hữu cơ như Greenma không chỉ giúp nhà nông canh tác hiệu quả, mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Các chuỗi siêu thị, doanh nghiệp xuất khẩu, thậm chí các sàn thương mại điện tử đều ưu tiên sản phẩm có chứng nhận hữu cơ, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… Điều đó có nghĩa: nếu muốn vươn xa, nhà nông phải bắt đầu thay đổi ngay từ hôm nay – từ gốc rễ là đất và phân bón.
Lần đầu tiên tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2025 - sự kiện lớn bậc nhất của ngành cà phê Việt Nam (từ ngày 09-13/3), phân bón hữu cơ Greenma đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình từ đông đảo bà con nông dân, đối tác và khách hàng. Đây là minh chứng cho sự tin tưởng vào chất lượng và hiệu quả của phân bón hữu cơ Greenma trong canh tác nông nghiệp bền vững.
Dù là thương hiệu mới, nhưng Greenma đã và đang khẳng định vị thế trong ngành phân bón hữu cơ nhờ sự khác biệt về chất lượng và cam kết phát triển nông nghiệp xanh.
Tin mới


Kỹ thuật nhân giống lan kiếm bằng tách nhánh

Công nghệ thực tế ảo VR360 trên Tạp chí in - Ngắm bonsai theo cách hoàn toàn mới
Tin bài khác

Sáng tạo mô hình tiểu cảnh bằng công nghệ in 3D kết hợp đồ họa độc đáo

Xác định tuổi cây – Giải mã vòng đời của những chứng nhân thời gian

Đẩy mạnh tín dụng và cơ chế đầu tư cho ngành hoa, cây cảnh để khai thác hết tiềm năng sẵn có

Doanh nghiệp công nghệ chung tay phủ xanh rừng Tây Bắc

Vân Đài: Từ chân ruộng trũng đến cánh đồng sen công nghệ

Khu đô thị Legacy Hill - Không gian sống xanh giữa đại ngàn

The Centric – Tổ hợp xanh hiện đại giữa lòng TP Hải Phòng

Sông Hồng Diamond City: Kiến tạo cuộc sống hiện đại hòa quyện cùng thiên nhiên

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai chiếu thủy toàn diện

Bỏ việc ở Nhật, 9X về quê nuôi hươu sao thu hơn nửa tỷ mỗi năm

"Biệt đội phá bẫy" giải cứu động vật hoang dã ở rừng nguyên sinh lớn nhất Quảng Nam

Mandala Sen và hành trình nở hoa từ những dấu chấm

Đưa nghệ thuật thêu tay truyền thống đến gần hơn với công chúng

Loại cây được NASA khuyên trồng: 'Chiến binh xanh' hút sạch chất độc gây ung thư

Lan trầm tím - Viên ngọc giữa rừng xanh, hương thơm hòa quyện cùng hơi thở đất trời

Người xưa thường trồng cây hoa hòe trước sân và bí ẩn phong thủy ít ai ngờ

Lạc bước giữa khu vườn tầng trệt xanh mát như công viên

Sự thật và huyền thoại về loài cây “biết đi” trong rừng nhiệt đới

Từ củi đốt thành “vàng trắng”: Hoàng hoa lê và cuộc lột xác triệu đô

Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Lan thủy tiên: Nét kiêu sa giữa vũ khúc đại ngàn

Sam hương bonsai: Kỳ mộc được giới chơi cây cảnh đẳng cấp săn lùng

Loại quả hiếm 20 năm mới có một lần, nhiều người trả giá cao cũng không mua được

Ban công nở hoa, tài lộc nở rộ: 5 loài hoa đẹp mê mẩn khó lòng bỏ lỡ

Đạo của người chơi cây cảnh

TP.HCM: Rực rỡ sắc màu tại Lễ khai mạc Festival hoa lan lần thứ 3 năm 2025

Tạp chí Việt Nam hương sắc: Đổi mới toàn diện tiến vào kỷ nguyên mới

Lào Cai sáp nhập với Yên Bái: Tỉnh mới là “vùng vàng” du lịch, khách đến được ăn thịt trâu gác bếp, uống rượu táo mèo

Đưa nghệ thuật thêu tay truyền thống đến gần hơn với công chúng

Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 5 khóa VII Hội Sinh vật cảnh Việt Nam: Kết nối truyền thống và đổi mới sáng tạo

Tín dụng xanh tại Agribank: Trao cơ hội cho cá nhân thực hiện hóa giấc mơ về dự án xanh

Doanh nghiệp Việt và hành trình thực thi ESG: Chìa khóa mở cánh cửa phát triển bền vững

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Lan thủy tiên: Nét kiêu sa giữa vũ khúc đại ngàn

Chàng trai Nam Định mang ký ức làng quê Bắc Bộ đi muôn nơi qua mô hình nhà cổ

Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo

Nghệ nhân cụt tay "hô biến" gốc tre thành đồ nội thất giá chục triệu

Chàng trai Đà Nẵng "thổi hồn" củ quả thành những tác phẩm nghệ thuật sống động

Trailer giới thiệu đặc san số 19/5 của Tạp chí Việt Nam hương sắc

Đa dạng các loại cây hoa quả bonsai đẹp mắt trong mùa hè

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam
