Hà Nội công bố danh sách 36 loại cây trồng được chuyển đổi trên đất trồng lúa
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định phê duyệt danh mục các loại cây trồng lâu năm được phép chuyển đổi trên đất trồng lúa.
Trong đó, nhóm cây ăn quả gồm 15 loại được cho phép canh tác trên diện tích đất lúa, bao gồm: các loại cây có múi như bưởi, cam, chanh, quýt, quất, phật thủ... cùng với ổi, táo, thanh long, mít, hồng xiêm, nhãn, chuối, xoài, vải, na, nho, đu đủ, vú sữa và bơ. Ngoài ra, nhóm cây dược liệu cũng có 3 loại được phép chuyển đổi gồm: hoa hòe, đinh lăng và hoa nhài.
Danh mục cây lâu năm thuộc nhóm cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh được phép chuyển đổi trên đất lúa bao gồm 18 loại: hoa đào, hoa hồng, mộc hương, hải đường, tường vi, nguyệt quế, ngâu, mẫu đơn, cây tùng, hoa giấy, hoa ban, bàng Đài Loan, phượng vĩ, lộc vừng, chuông vàng, osaka, mai tứ quý và phát lộc.
![]() |
Nông dân ở làng hoa Mê Linh. (Ảnh Thanh Hiếu) |
UBND TP. Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình chuyển đổi cây trồng lâu năm trên đất trồng lúa, bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Đồng thời, Sở sẽ định kỳ rà soát, tham mưu cho Chủ tịch UBND TP xem xét, điều chỉnh và bổ sung danh mục cây trồng lâu năm phù hợp với thực tiễn từng năm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, toàn thành phố hiện có khoảng 188.000 ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích dành cho trồng lúa chiếm 165.593 ha.
![]() |
Mô hình trồng rau ở huyện Hoài Đức. (Ảnh Ánh Dương) |
Tuy nhiên, so với các loại cây trồng như rau màu, cây ăn quả hay hoa – cây cảnh, giá trị kinh tế từ cây lúa vẫn còn khá thấp. Do đó, trong chiến lược tái cơ cấu ngành trồng trọt, Hà Nội đặt mục tiêu giảm dần diện tích đất lúa, dự kiến chỉ còn khoảng 140.000 ha vào năm 2025 – tức giảm hơn 25.000 ha so với hiện tại. Những khu vực đất lúa gặp khó khăn trong việc tưới tiêu cũng sẽ được nghiên cứu để chuyển đổi sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.
Việc cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã nhận được sự đồng tình từ người dân. Bởi trong bối cảnh sản xuất lúa kém hiệu quả, nhiều hộ nông dân không còn mặn mà với việc canh tác. Một số khu vực thậm chí đã bị bỏ hoang, trở thành nơi đổ trộm rác thải và phế liệu. Việc đa dạng hóa cây trồng không chỉ giúp nâng cao giá trị canh tác mà còn góp phần hạn chế tình trạng lãng phí tài nguyên đất.
Tin mới


Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

AgroChemEx Vietnam 2025: Không gian kết nối doanh nghiệp nông dược, mở rộng thị trường toàn cầu
Tin bài khác

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Khẩn trương hoàn thành các dự án chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và môi trường
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Xu hướng phủ xanh không gian sống trong các tòa chung cư hiện đại giữa lòng đô thị

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài
