Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc vừa được UNESCO đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới. Trong đó, Bắc Ninh đóng góp hai di tích thành phần là chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà.
Trao đổi với phóng viên, ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết: Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thứ 9 của Việt Nam được vinh danh di sản thế giới.
Quần thể di sản trải dài trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng với 12 điểm di tích và danh thắng được quy hoạch đồng bộ gắn kết thành một thể thống nhất cả về không gian và tâm linh.
“Đây là quần thể di tích và danh thắng liên tỉnh bao gồm nhiều di tích thành phần với các đặc trưng và giá trị khác nhau. Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc nghiên cứu, xây dựng hồ sơ, thống nhất quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Hồ sơ yêu cầu một khối lượng lớn thông tin và tư liệu khoa học.
Để được UNESCO công nhận, hồ sơ phải chứng minh được giá trị nổi bật toàn cầu của di sản. Vì vậy, đòi hỏi sự nghiên cứu sâu rộng, tập hợp các bằng chứng khảo cổ, lịch sử, văn hóa để làm rõ quá trình hình thành, phát triển và lan tỏa của Phật giáo Trúc Lâm. Việc tổng hợp, chỉnh sửa và bổ sung các thông tin theo yêu cầu của ICOMOS cũng phức tạp và cần sự phối hợp chặt chẽ”, ông Mai Sơn cho biết.
Tại Bắc Ninh, chùa Vĩnh Nghiêm (phường Tân An) và chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn) được xác định là hai trung tâm Phật giáo Trúc Lâm tiêu biểu, có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị đạo Phật.
![]() |
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cổ có từ thời Lý, đến thế kỷ XIII được Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu bổ, xây dựng thành trung tâm Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm. Ảnh: Báo Tiền phong. |
Chùa Vĩnh Nghiêm, còn gọi là chùa Đức La, được xây dựng từ thời Lý, đến thế kỷ XIII được Phật hoàng Trần Nhân Tông tu bổ. Chùa hiện lưu giữ kho mộc bản gồm 3.050 tấm khắc kinh Phật, sách thuốc và luật giới bằng chữ Hán, chữ Nôm – đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Kiến trúc của chùa kết hợp giữa yếu tố cổ truyền và hiện đại, với các mái ngói cong truyền thống, chạm trổ tinh xảo, đi kèm một số hạng mục được cải tiến để phục vụ nhu cầu chiêm bái. Năm 1964, chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Đến năm 2015, lễ hội chùa được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
![]() |
Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa cổ nhất và có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc nhất ở Việt Nam. Ảnh: Báo và Phát thanh, Truyền hình Bắc Ninh. |
Trong khi đó, chùa Bổ Đà – hay còn gọi là Quán Âm Sơn Tự – nằm tại chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy Bổ Đà, gần sông Cầu. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của vùng Kinh Bắc.
Khu vườn tháp trong chùa được xem là một trong những vườn tháp lớn và đẹp nhất cả nước, gồm 110 ngôi tháp và mộ tháp lớn nhỏ, trong đó có 97 tháp cổ lưu giữ tro cốt của hơn 1.200 tăng ni thuộc Thiền phái Lâm Tế.
![]() |
![]() |
Vườn tháp tại chùa Bổ Đà được công nhận là vườn tháp lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Báo và Phát thanh, Truyền hình Bắc Ninh. |
Kiến trúc chùa Bổ Đà theo phong cách “nội thông ngoại bế”, bao quanh là tường trình đất và rặng tre xanh, tạo nên không gian thanh tịnh, biệt lập. Với quy mô vườn tháp đặc biệt, khu di tích này được Hội Kỷ lục gia Việt Nam ghi nhận là nơi có vườn tháp lớn nhất Việt Nam.
Tin mới

Tin bài khác

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam
Đọc nhiều

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
