Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi đề nghị giữ tên gọi cũ sau khi sáp nhập Kon Tum
Ngày 15/7/2025, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Công văn số 64/CV-SVC gửi Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi để chính thức đề xuất việc lấy tên gọi “Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi” sau khi hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum hợp nhất thành một đơn vị hành chính mới. Đề xuất này xuất phát từ thực tiễn tổ chức và điều kiện cụ thể của Hội Sinh vật cảnh ở cả hai tỉnh, đặc biệt là trong bối cảnh Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi đã được thành lập từ năm 1994 và hoạt động liên tục cho đến nay, trong khi tỉnh Kon Tum trước sáp nhập chưa hình thành tổ chức Hội Sinh vật cảnh cấp tỉnh. Việc đề nghị giữ nguyên tên gọi “Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi” được xem là giải pháp phù hợp nhằm duy trì tính kế thừa, ổn định về mặt tổ chức, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để triển khai sắp xếp lại hệ thống Hội theo đúng mô hình hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã, phù hợp với Nghị định số 126/2024/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
![]() |
Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm- Hội thi- Hội chợ sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi mở rộng năm 2025. (Ảnh minh họa) |
Trên cơ sở thực hiện Công văn số 85/CV-HSVC ngày 09 tháng 7 năm 2025 của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam về việc “sáp nhập Hội Sinh vật cảnh theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp”, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi đã khẩn trương rà soát tình hình tổ chức, hoạt động tại địa phương, đồng thời tiến hành họp Thường vụ mở rộng và Thường vụ toàn thể trong các ngày 2 và 13 tháng 7 năm 2025 để thống nhất chủ trương sắp xếp, hợp nhất, đổi tên và thành lập mới tổ chức Hội phù hợp với tình hình hành chính mới. Căn cứ vào các quy định tại Điều 31, Điều 32 và các điều khoản liên quan trong Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi xác định rằng: sau khi tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum hợp nhất thành tỉnh Quảng Ngãi mới, do tỉnh Kon Tum trước đây chưa có tổ chức Hội Sinh vật cảnh cấp tỉnh, nên tổ chức Hội của tỉnh Quảng Ngãi cũ sẽ là nền tảng để triển khai mở rộng, phát triển hệ thống Hội trên toàn tỉnh. Từ đó, việc tiếp tục sử dụng tên gọi “Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi” được xem là hợp lý, nhất quán, phản ánh đúng thực tiễn lịch sử và tổ chức hiện có.
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 1056 ngày 17 tháng 6 năm 1994 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, do đồng chí Phạm Hữu Tôn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký. Trong suốt hơn ba thập niên hoạt động, Hội đã xây dựng được hệ thống tổ chức vững mạnh, với mạng lưới các chi hội, câu lạc bộ ở cấp huyện, xã, thị trấn, cùng đội ngũ cán bộ nòng cốt có kinh nghiệm tổ chức và điều hành phong trào sinh vật cảnh tại địa phương. Trong khi đó, tại tỉnh Kon Tum trước khi sáp nhập, mặc dù phong trào sinh vật cảnh có mặt ở một số huyện, thị xã, nhưng chưa hình thành tổ chức Hội cấp tỉnh. Do đó, sau khi hai tỉnh hợp nhất, việc kế thừa và phát triển từ nền tảng tổ chức sẵn có của Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi là điều phù hợp cả về pháp lý lẫn thực tiễn.
Sau khi đề xuất tên gọi “Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi”, Hội cũng xác định cần tiến hành khảo sát, xây dựng phương án tổ chức hệ thống Hội cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum (cũ). Việc tổ chức lại Hội ở cấp xã được triển khai theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tùy theo từng trường hợp cụ thể của các đơn vị hành chính mới, Hội đề ra các hướng dẫn rõ ràng. Với những xã được sáp nhập nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi (ví dụ: xã A sáp nhập với xã B, xã C thành xã A mới), nếu các xã này trước sáp nhập đã có tổ chức Hội (Chi hội hoặc Câu lạc bộ), thì sau sáp nhập sẽ lấy tên gọi chung là “Hội Sinh vật cảnh xã A”. Trong trường hợp đơn vị hành chính cấp xã thay đổi tên sau sáp nhập (ví dụ: xã A, B, C hợp nhất thành xã Đ), thì tên gọi Hội cũng sẽ được đổi theo xã mới, như “Hội Sinh vật cảnh xã Đ”. Đối với các xã mà trước khi sáp nhập đã có xã có tổ chức Hội và xã khác chưa có nhưng có tiềm năng phát triển sinh vật cảnh thì thực hiện phương án thành lập mới tổ chức Hội hoặc đổi tên tổ chức cũ theo đơn vị hành chính mới. Trường hợp địa bàn không còn điều kiện hoạt động Hội, cần báo cáo cơ quan nhà nước để thực hiện giải thể theo trình tự quy định.
Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục phát triển phong trào sinh vật cảnh trong điều kiện mới, Hội Sinh vật cảnh tỉnh cũng xác định chủ trương thành lập các Câu lạc bộ Sinh vật cảnh trực thuộc Hội tỉnh. Đây là giải pháp kế thừa cơ cấu tổ chức Hội Sinh vật cảnh cấp huyện sau khi các đơn vị hành chính cấp huyện được giải thể. Theo đó, 07 Câu lạc bộ sẽ được thành lập gồm: CLB Sinh vật cảnh Đức Phổ, CLB Mộ Đức, CLB Tư Nghĩa, CLB Nghĩa Hành, CLB Quảng Ngãi, CLB Bình Sơn và CLB Sinh vật cảnh Thiên Mã. Các câu lạc bộ có thể lấy tên từ các tổ chức Hội cũ hoặc địa danh lịch sử văn hóa, theo quyết định của Ban Chấp hành Câu lạc bộ. Đội ngũ cán bộ của các CLB chủ yếu lấy từ Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm tra của các tổ chức Hội cấp huyện cũ.
Về trình tự thực hiện các thủ tục sắp xếp, hợp nhất, đổi tên và giải thể, Hội đã ban hành hướng dẫn chi tiết cho các tổ chức cơ sở. Theo đó, để hợp nhất tổ chức Hội, cần có sự thống nhất trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND xã quyết định theo quy định tại khoản 2, Điều 32 Nghị định 126/2024/NĐ-CP. Đối với đổi tên Hội, phải tổ chức Đại hội thông qua điều lệ và tên mới, có sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 19 Nghị định 126/2024/NĐ-CP. Trong trường hợp phải giải thể Hội, cần lập hồ sơ giải thể gửi UBND xã để thực hiện đúng quy trình tại Điều 34 Nghị định nói trên.
Về tiến độ triển khai, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu hoàn thành báo cáo gửi Trung ương Hội, UBND tỉnh, MTTQ và các cơ quan liên quan trong tháng 7 năm 2025. Việc thành lập mới tổ chức Hội cấp xã dự kiến hoàn tất từ nay đến hết năm 2025, riêng huyện Nghĩa Hành (cũ) được chọn làm điểm chỉ đạo một xã thực hiện trước để rút kinh nghiệm. Việc thành lập các câu lạc bộ trực thuộc Hội tỉnh được chia làm hai giai đoạn: tháng 7 năm 2025 thành lập CLB Mộ Đức, CLB Thiên Mã, CLB Quảng Ngãi; tháng 8 và 9 năm 2025 tiếp tục với CLB Bình Sơn, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Nghĩa Hành.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương Hội, Nghị định 126/2024/NĐ-CP và thực tiễn tổ chức Hội tại địa phương, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi xác định việc lấy tên gọi “Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi” là phù hợp, đúng quy định, mang tính kế thừa và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển phong trào sinh vật cảnh trên địa bàn toàn tỉnh. Đây cũng là tiền đề quan trọng để các đơn vị xã, phường, thị trấn cũng như các câu lạc bộ trực thuộc tổ chức lại hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đồng thời bảo đảm đồng bộ với hệ thống tổ chức Hội ở Trung ương. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có những khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, cá nhân liên quan được đề nghị kịp thời báo cáo về Thường trực Hội Sinh vật cảnh tỉnh để được hướng dẫn, hỗ trợ, phối hợp xử lý, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, đóng góp vào sự phát triển chung của phong trào sinh vật cảnh trong thời kỳ mới.
Tin bài khác


Hà Nội: Hội thảo tìm lời giải công nghệ trong sản xuất rau và hoa

Tạp chí Việt Nam hương sắc kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Đọc nhiều

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
