Hội SVC Tuyên Quang: Sáp Nhập – Đổi Mới và Phát Triển
Dự lễ sơ kết, về phía Hội SVC Việt Nam, có ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội. Cùng lãnh đạo Hội và các Ủy viên Ban chấp hành Hội SVC 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
![]() |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Lễ sơ kết Hội SVC tỉnh Tuyên Quang 6 tháng đầu năm 2025. Ảnh: Đức Thiện |
Báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 tại lễ sơ kết, ông Nguyễn Hữu Hoạch - Ủy viên Ban chấp hành Hội SVC Việt Nam, Chủ tịch Hội SVC tỉnh Tuyên Quang cho biết: Ra đời trong bối cảnh tự phát và mang đậm tính quần chúng, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Tuyên Quang là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tập hợp những người yêu thích và gắn bó với nghề trồng, chăm sóc, tạo tác cây cảnh, bonsai, chim cảnh và các loài sinh vật cảnh khác. Trải qua thời gian hình thành và phát triển, đến nay Hội đã có 8 Chi hội, 1 Câu lạc bộ với khoảng 150 hội viên – tăng gần 20 hội viên chỉ riêng trong năm 2024. Ngoài ra, Hội còn quy tụ một Câu lạc bộ lớn với 120 hội viên hoạt động tích cực.
Trong quá trình hoạt động, Hội không ngừng tự làm mới mình, từ củng cố tổ chức, nâng cao tính liên kết nội bộ, đến mở rộng giao lưu, hợp tác với các tỉnh bạn như: Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên... Những chuyển động tích cực đó cho thấy, đây không đơn thuần là tổ chức phong trào, mà là lực lượng xung kích trong gìn giữ bản sắc văn hóa, bảo tồn cây di sản và thúc đẩy kinh tế địa phương.
![]() |
Ông Nguyễn Hữu Hoạch - Ủy viên Ban chấp hành Hội SVC Việt Nam, Chủ tịch Hội SVC tỉnh Tuyên Quang (ở giữa) báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 tại lễ sơ kết. Ảnh: Đức Thiện |
Một trong những bước đi táo bạo và đáng chú ý trong năm 2024 của Hội chính là việc tổ chức lại các Chi hội, hướng tới việc sáp nhập, củng cố tổ chức và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới 2025–2031. “Sáp nhập không chỉ là chuyện tổ chức, mà còn thể hiện tư duy đổi mới, gắn kết các nhóm sở thích trong cùng một mái nhà chung, từ đó tạo thành một khối liên minh vững mạnh, đủ sức tổ chức sự kiện, giao lưu và cả sản xuất, kinh doanh” - ông Nguyễn Hữu Hoạch - Ủy viên Ban chấp hành Hội SVC Việt Nam, Chủ tịch Hội SVC tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh.
Năm 2024, tổng doanh thu từ hoạt động sinh vật cảnh tại Tuyên Quang đạt 8 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước tới 800 triệu đồng. Đằng sau những con số ấy là hàng trăm hộ gia đình cải thiện thu nhập nhờ trồng và tạo tác bonsai, phát triển nhà vườn, kinh doanh cây cảnh nghệ thuật.
Một sáng kiến nổi bật của Hội là nhân giống cây Đa Tân Trào bằng phương pháp triết ghép, tạo ra những cây đa mini làm quà tặng có giá trị lưu niệm, rút ngắn thời gian ươm tạo từ 7 tháng xuống chỉ còn 1 tháng. Đây không chỉ là đổi mới kỹ thuật mà còn là định hướng sản phẩm rõ nét: biến cây cảnh trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng của xứ Tuyên.
Không dừng lại ở sản xuất, Hội còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phong trào thi đua yêu nước. Năm 2024, Hội phối hợp với UBND thành phố Tuyên Quang trồng hoa, cây cảnh phục vụ Lễ hội đường phố, các sự kiện văn hóa lớn; tổ chức 3 cuộc triển lãm sinh vật cảnh, trong đó có triển lãm quy mô toàn tỉnh tại chùa Hương Nghiêm – xã An Khang.
Hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024–2029, Hội thành lập 2 đội tuyên truyền cổ động bằng tranh ảnh, vận động hội viên tham gia chương trình “Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải nhựa”, góp phần xây dựng đô thị xanh – sạch – đẹp.
Bên cạnh đó, Hội đã trao 50 suất quà cho học sinh nghèo và nạn nhân chất độc da cam; hỗ trợ xây dựng 3 nhà tình nghĩa; ủng hộ quỹ vì người nghèo hơn 121 triệu đồng, và nhiều chương trình thiện nguyện khác.
6 tháng cuối năm 2025, Hội Sinh vật cảnh Tuyên Quang xác định nhiệm vụ trọng tâm là chuẩn bị cho Đại hội nhiệm kỳ 2025–2031, tổ chức ít nhất 1 chuyến tham quan học tập, củng cố các Chi hội yếu, kết nạp thêm hội viên mới và tiếp tục tổ chức trưng bày sinh vật cảnh quy mô lớn, đồng thời tập trung kiện toàn nhân sự sau sáp nhập, tăng cường đoàn kết, với tinh thần: Đổi mới và phát triển. Sau sáp nhập, Hội Sinh vật cảnh Tuyên Quang sẽ có 11 chi hội sinh vật cảnh, với hơn 200 hội viên.
Những việc làm cụ thể này không chỉ là hành động thiết thực, mà còn là bước chuẩn bị để nâng tầm tổ chức Hội, biến Hội từ phong trào mang tính sở thích, trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển nông thôn mới, văn hóa địa phương và kinh tế sinh thái.
![]() |
Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (đứng phát biểu) đánh giá cao vai trò tiên phong của Hội SVC Tuyên Quang trong đổi mới hoạt động. Ảnh: Đức Thiện |
Phát biểu tại lễ sơ kết, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đánh giá cao vai trò tiên phong của Hội SVC Tuyên Quang trong đổi mới tổ chức và gắn kết phong trào với đời sống thực tiễn.
“Tuyên Quang là một trong những địa phương tiêu biểu trong việc phát triển sinh vật cảnh theo hướng chuyên nghiệp, bài bản và mang đậm giá trị văn hóa bản địa. Tôi đặc biệt ấn tượng với cách Hội, tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn, sáp nhập linh hoạt để nâng cao hiệu quả, đồng thời chủ động phát triển hội viên mới, mở rộng phạm vi hoạt động sang các loại hình như chim cảnh, bonsai mini từ cây Đa Tân Trào, một sáng kiến rất sáng tạo và giàu ý nghĩa. Trong bối cảnh chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế nông thôn bền vững, sinh vật cảnh đang ngày càng khẳng định vị thế như một ngành kinh tế sinh thái đặc thù. Trung ương Hội sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ và kỳ vọng Hội SVC Tuyên Quang sẽ là hình mẫu cho nhiều địa phương khác học tập” - ông Nguyễn Mạnh Quỳnh nhấn mạnh.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng coi trọng phát triển bền vững và bảo tồn bản sắc văn hóa, Hội Sinh vật cảnh Tuyên Quang trên cơ sở hợp nhất giữa Hội Sinh vật cảnh Tuyên Quang và Hội Sinh vật cảnh Hà Giang, sẽ tiếp tục chứng minh rằng: Khi tổ chức được củng cố, tư duy được làm mới, và phong trào được chuyên nghiệp hóa, thì một tổ chức xã hội dân sự hoàn toàn có thể trở thành lực lượng quan trọng trong phát triển cộng đồng.
Nhân dịp này, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với nhà vườn Tuấn Mai, tổ chức Triển lãm sinh vật cảnh chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh mùng 2-9.
![]() |
Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (thứ 2 từ bên phải sang) chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Hội SVC tỉnh Tuyên Quang bên một tác phẩm cây xanh ôm đá. Ảnh: Đức Thiện |
Triển lãm quy tụ đông đảo hội viên đến từ các Hội Sinh vật cảnh, câu lạc bộ, nhà vườn, nghệ nhân trong và ngoài tỉnh. Hơn 200 tác phẩm tiêu biểu được trưng bày, phong phú về thể loại và phong cách. Nhiều tác phẩm gây ấn tượng bởi thế cây độc đáo, dáng bon sai tinh xảo cùng các tiểu cảnh công phu, thuộc nhiều chủng loại như: Tùng, duối, sanh, si…
Đây không chỉ là dịp giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc mà còn là cơ hội để các nghệ nhân, nhà vườn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, qua đó góp phần quảng bá giá trị nghề sinh vật cảnh đến cộng đồng.
![]() Về HTX hoa Sen Vân Đài (Thái Bình), nơi gắn liền với huyền thoại công chúa Diệu Dung, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cánh đồng ... |
![]() Sáng 12/7, tại phường Trần Lãm, tỉnh Hưng Yên (Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình cũ), Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh Thái Bình ... |
![]() Nhân dịp Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17 (ASPAC 17) diễn ra tại Bali, Indonesia, Hội Sinh ... |
Tin bài khác


Truy xuất nguồn gốc và ESG: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt phát triển bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cảnh báo nguy cơ hồ chứa, lũ quét trước bão WIPHA

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Cách tưới cây hoa mười giờ để cây nở hoa rực rỡ, không lo úng gốc

Quy trình canh tác sầu riêng bền vững: Chìa khóa giữ thị trường quốc tế

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Tay trắng lập trại cá trăm tỷ, nông dân miền Tây xuất khẩu cá chẽm đi khắp thế giới

Bất ngờ với loài cây được Mỹ bình chọn "loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới", ở Việt Nam mọc như cỏ dại

Những giống chó mèo “ngoài hành tinh” khiến giới yêu thú cưng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sở hữu

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Cây phong thủy ban công chung cư: Nên và không nên trồng

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ
