Chuyển đổi số - bước đột phá nâng giá trị nông sản
Việc ứng dụng chuyển đổi số vào chuỗi giá trị nông sản sẽ làm thay đổi nhận thức của người sản xuất, đồng thời là bước đột phá để nâng giá trị nông sản, tăng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Hợp tác xã rau sạch Chúc Sơn - Ảnh: VGP/Thiện Tâm
Là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng chuyển đổi số và mang lại hiệu quả cao, thời gian qua, Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã nâng cao sản lượng và giá trị rau, củ quả nhờ chuyển đổi số trong sản xuất.
Theo ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn, thành lập năm 2016, trong những năm qua, đơn vị đã bước đầu xây dựng được vùng sản xuất rau chứng nhận VietGAP 17,8 ha, 5 ha chứng nhận GlobalGAP. Doanh thu của Hợp tác xã đã tăng lên, thu nhập của thành viên được cải thiện và đơn vị bước đầu xây dựng được các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ với các trường học, bệnh viện, các siêu thị lớn.
Tuy nhiên câu chuyện cũ của vùng rau sạch Chúc Sơn vẫn còn, đó là sản lượng rau, chất lượng rau vẫn chưa thực sự ổn định để cung cấp cho các đối tác, vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thời tiết có biến động nhiều. Thời tiết thuận lợi sản lượng lại quá dư thừa, thời tiết bất lợi nông dân và Hợp tác xã phải bán rau với giá bèo bọt, thậm chi nhổ bỏ.
Giải quyết điều này, Hợp tác xã đã tìm đến các nhà khoa học, các công ty chuyển đổi công nghệ số để quyết tâm thay đổi hình ảnh cây rau Chúc Sơn và cách tiếp cận với người tiêu dùng.
Từ tháng 12/2016, nhờ sự tư vấn và giúp đỡ của Liên hiệp Hợp tác xã Kinh tế số Việt Nam, Hợp tác xã thực hiện ứng dụng trạm cảnh báo thời tiết iMetas và cụm công nghệ eGap để giúp các hộ sản xuất quản lý, giám sát sản xuất, điều chỉnh kế hoạch xuống giống, quy trình chăm sóc rau kịp thời khi thời tiết biến động cho các thành viên. Cùng với đó là ứng dụng công nghệ số eGap (trước đây là eVietGap) trong truy xuất nguồn gốc điện tử cho từng hộ trồng rau, từng thửa ruộng của các thành viên.
Để thực hiện được, việc đầu tiên là Hợp tác xã hỗ trợ 50% giá trị một chiếc điện thoại thông minh để 100% thành viên của Hợp tác xã đều sử dụng điện thoại. Các thành viên được tập huấn hướng dẫn truy cập vào các trang dự báo thời tiết hằng ngày và tuần từ trạm Imetos. Đồng thời thực hiện đúng quy trình chụp ảnh toàn bộ quy trình sản xuất của hộ gửi về hệ thống cập nhật dữ liệu của Hợp tác xã.
Năm 2021, Liên hiệp Hợp tác xã Kinh tế số tiếp tục hỗ trợ Chúc Sơn thí điểm hoàn thiện ứng dụng quy trình chuyển đổi số một cách đồng bộ trong sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng rau ra thị trường, kết nối tiêu thụ trên 2 sàn thương mại điện tử Kinhpeec/vn và Cadosavn có xác nhận chất lượng eGap trên các tem nhãn sản phẩm.
Mỗi loại sản phẩm rau của Hợp tác xã được xây dựng một quy trình chuẩn để có thể số hóa cho từng loại sản phẩm. Đến nay Hợp tác xã đã số hóa được 15 sản phẩm (rau ăn lá, rau gia vị và rau quả: cà chua, dưa chuột và dưa lưới). Đồng thời tập huấn và chuẩn hóa quy trình chụp ảnh gửi lên hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử của Hợp tác xã cho 26 mã hộ, với diện tích sản xuất tăng từ 3 hạ lên 12,8 ha.
Kết quả từ năm 2017, Hợp tác xã đã phát triển thêm 2 cơ sở tại xã Thụy Hương và Mộc Châu, sản lượng tiêu thụ hằng ngày từ 200 kg, hiện nay lên 2-5 tấn rau củ quả/ngày, giá tăng 1,2-1,5 lần. Từ đó đã tạo thu nhập bảo đảm, được xã viên bước đầu tin tưởng vào khả năng công nghệ chuyển đổi số, mở rộng sản xuất và tăng thu nhập.
Dữ liệu của các hộ được thường xuyên cập nhật vào hệ thống phần mềm in tem của Hợp tác xã để đảm bào mỗi bó rau khi được dán tem sẽ thể hiện toàn bộ quy trình sản xuất cơ bản, bằng hình ảnh của từng hộ với từng loại rau. Toàn bộ hệ thống truy xuất nguồn gốc được số hóa và gắn với hệ thống eGapvn của Liên hiệp Hợp tác xã Kinh tế số Việt Nam, bảo đảm có sự giám sát minh bạch cho từng mã hộ và mã sản phẩm rau của Chúc Sơn
Rau sạch Chúc Sơn được dán tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Chuyển đổi số phải đến từ hai phía
Cũng theo Giám đốc Hoàng Văn Thám, ứng dụng chuyển đổi số cuối cùng là đem lại lợi ích cho người nông dân, nên mục đích cuối cùng là sản phẩm của người nông dân phải được đưa đến tay người tiêu dùng.
Vì vậy, câu chuyện chuyển đổi số có thành công hay không, ngoài sự thay đổi nhận thức của người nông dân thì cũng cần có sự thay đổi nhận thức của người tiêu dùng. Cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt đồng bộ của các sở ngành và các cấp, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống truyền thông ủng hộ giải pháp thay thế ghi chép nhật ký giấy thủ công thành nhật ký điện tử, sản phẩm phải có dán tem xác thực chất lượng quản lý tới tận hộ, các nhãn hàng bán trên sàn thương mại điện tử, siêu thị phải có tem xác thực chất lượng, để người tiêu dùng có thể kiểm chứng chất lượng, quá trình sản xuất theo thời gian thực.
Việc ứng dụng chuyển đổi số cho chuỗi giá trị nông sản đã mở ra cơ hội cho nông dân được bán những sản phẩm tốt nhất của mình trực tiếp cho người tiêu dùng đã có. Tuy nhiên câu chuyện chuyển đổi số muốn thành công thì cần hội tụ đầy đủ về sản xuất số, tiêu dùng số và một sàn thương mại điện tử số cho nông dân.
Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi chuyển đổi cho chuỗi giá trị nông sản, Hợp tác xã Chúc Sơn mong muốn ngành nông nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan sớm xây dựng, triển khai được một sàn giao dịch mạnh, chuyên về giao dịch nông sản thực phẩm, có thể kết nối một cách thuận lợi nhất, dễ dàng nhất để các hợp tác xã, chủ trang trại có thể đưa hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng. Hiện nay lại có quá nhiều sàn đơn lẻ, không thuận lợi để giao dịch.
Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, thực chất để người tiêu dùng thực sự tin tưởng và thay đổi nhận thức trong mua sắm thực phẩm, nâng tỉ lệ mua sắm trực tuyến qua sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh đó cần có chính sách Khuyến nông số, hỗ trợ đào tạo, tập huấn, trang thiết bị công nghệ tối thiểu để xây dựng các mô hình ứng dụng để có căn cứ mở rộng và cộng đồng biết tới lợi ích, tác dụng của công nghệ.
Thiện Tâm baochinhphu.vn
Tin mới


Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
Tin bài khác

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025
Đọc nhiều

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
