Nâng cao hiệu lực, hiệu quả về bảo vệ môi trường sinh thái từ việc xử lý rác thải sinh hoạt
VNHS - Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng cũng như làm cho môi trường sống không bị ô nhiễm bởi rác thải, mỗi người dân hãy nêu cao ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ hằng ngày.
Trước thực trạng rác thải sinh hoạt có số lượng ngày một tăng cùng với sự phát triển của xã hội, thành phần ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khoẻ con người, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng cách tuyên truyền vận động, tập huấn cho người dân đã đươch các cấp, các ngành thực hiện từ rất sớm, tuy nhiên tính tự giác và thói quen của người dân chưa cao.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Những năm qua, Hà Tĩnh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hành động để nâng cao nhận thức của cộng đồng về phân loại, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn tạo đà vững chắc cùng hành động bảo vệ môi trường. các giải pháp như tăng cường việc phân loại rác tái chế, tái sử dụng, đổ rác thải sinh hoạt đúng giờ, đúng nơi quy định, tạo điều kiện tối đa cho phương tiện, người thực hiện thu gom. Chính quyền địa phương cũng có chính sách khuyến khích đối với các hộ gia đình, tổ chức thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn như động viên, kích lệ, biểu dương, hỗ trợ chế phẩm trong trường hợp ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh, hỗ trợ xây dựng hố ủ phân từ rác hữu cơ…Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội các cấp theo thẩm quyền được nâng cao trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.
Bên cạnh đó, có những mặt tích cực chỉ mang tính thử nghiệm chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả. Bởi đã từ lâu thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung một túi/ thùng rác mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người. Mà vứt bỏ rác thải bừa bãi ra môi trường xung quanh như: sông, rạch, ao, hồ, đường ngõ hay bất kỳ một chỗ đất trống nào đó...làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường do rác ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân tại khu vực gây nên ô nhiễm, nguồn nước, không khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các loại bệnh tật phát triển có thể trở thành nguồn phát sinh dịch bệnh, tác động nghiêm trọng tới môi trường. Gây mất mỹ quan và không tận dụng được các nguyên liệu có thể tái sinh.
Vậy tạo dần thói quen và hình thành ý thức của con người là cả một quá trình liên tục, đấy chính là yếu tố quyết định đến việc bỏ rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải tại nguồn.
Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn làm giảm lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý. Giảm lượng rác chôn lấp tiết kiệm tài nguyên đất, giảm ô nhiễm môi trường, tăng lượng rác tái chế, tái sử dụng tận dụng, tiết kiệm tài nguyên. Mang lợi ích kinh tế cho gia đình, gây quỹ cho hoạt động cộng đồng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên, là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội.
Đặt mục tiêu triển khai đồng loạt
Theo lộ trình phấn đấu, đến năm 2025, Hà Tĩnh thực hiện đồng loạt phân loại rác tại nguồn ở tất cả các địa phương, tăng lượng chất thải thu hồi để tái chế hoặc chế biến chất thải hữu cơ (ở đô thị là 10% và ở nông thôn là 30% và tăng cao hơn nữa trong các năm tiếp theo). Theo đó, các ban, ngành, địa phương tại Hà Tĩnh hiện đang đẩy mạnh việc phân loại rác tại nguồn.
Chị Trương Thị Lượng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh chia sẽ: “Với sự vào cuộc tích cực của chị em phụ nữ, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức, tạo thói quen cho hội viên, phụ nữ và người dân thu gom, phân loại, xử lý rác thải. Cùng với đó, các cấp Hội đã tham mưu hỗ trợ xây dựng hố ủ phân hữu cơ, các dụng cụ ủ phân, phân loại rác; sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân vi sinh làm phân bón. Bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe gia đình, cộng đồng, chung tay xây dựng cảnh quan môi trường. Nhân rộng các cách làm hay, mô hình hiệu quả trong toàn tỉnh, như: "Gia đình 5 có - NTM kiểu mẫu"; "Nhà sạch, vườn đẹp"; Chi hội "5 không 3 sạch", “ngôi nhà xanh”; “Biến rác thải nhựa thành tiền”; “Biến phế liệu thành thẻ bảo hiểm y tế, sổ tiết kiệm, con giống”; ...
“Đến nay khoảng gần 60% hộ gia đình hội viên phụ nữ thực hiện phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình đảm bảo đúng quy định; gần 50.000 hộ gia đình đạt tiêu chí “Nhà sạch, vườn đẹp” và “3 sạch”; gần 1.000 mô hình “Ngôi nhà xanh” với số tiền thu được từ nguồn bán phế liệu trên 1 tỷ đồng; gần 8.000 hộ gia đình được quyết định công nhận “Gia đình 5 có - NTM kiểu mẫu”. Đặc biệt, Trung bình mỗi năm hỗ trợ xây dựng gần 20.000 hố rác, hố ủ phân có sử dụng chế phẩm sinh học và gần 12.000 hố thu gom và xử lý nước thải; trên 1.500 mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, chị Lượng cho biết thêm”.
Theo thống kê đến nay huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) hiện nay trong tổng số 22 xã trên địa bàn huyện thì 13 xã có trên 70 % số hộ dân đồng ý tham gia phân loại rác tại nguồn, trong đó có những xã đạt trên 80 %. Với mục tiêu cuối cùng là giảm rác thải đưa đi xử lý, các hộ dân có thêm rác hữu cơ để làm phân bón cho cây trồng. Nhận thấy cách làm hiệu quả, nên các cấp, cách ngành và các tổ chức đoàn thể huyện tiếp tục tuyên truyền nhân rộng mô hình, phổ biến trong nhân dân.
“Để giảm áp lực cho vấn đề rác thải hiện nay trên địa bàn, huyện cũng đã chủ động thực hiện kế hoạch tuyên truyền vận động người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, bên cạnh đó hỗ trợ bằng chính sách xây dựng mô hình xử lý rác hữu cơ bằng chế phẩm sinh học làm phân vi sinh. Với cách làm này, trong gần ba năm đã xây dựng được gần năm nghìn mô hình xử lý rác trên toàn huyện" - một cán bộ phòng TN&MT huyện Đức Thọ cho hay”.
Chị Hoàng Thị Quế - Chủ tịch hội phụ nữ phương Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh cho biết: Để thực hiện chương trình phân loại rác thải tại hộ gia đình, chúng tôi đã tập huấn cho các chi hội, xây dựng mô hình điểm "Nói không với rác thải nhựa", lúc mới bắt đầu thực hiện phân loại rác thì cũng không mấy để ý, nhưng rồi dần dần tạo thành thói quen và thấy gọn gàng hơn nhiều, lượng rác thải cũng ít đi. Nhiều loại rác hữu cơ được ủ thành phân bón. Bên cạnh đó công tác thu gom chưa được đồng bộ. Trước đây có kế hoạch thứ 2, thứ 4 thu gom rác thải nhựa khó phân huỷ, thứ 3, thứ 5 thu gom rác phân huỷ nhưng bây giờ lại thu gom chung.
Mặc dù còn có nhiều bất cập và hạn chế, khó khăn, tuy nhiên để nhân rộng mô hình phân loại rác thảỉ trên toàn tỉnh cũng như mục tiêu triển khai đồng bộ. Các cấp chính quyền phải thực sự hành động quyết liệt để có hiệu quả từ trong mỗi các nhân, mỗi hộ gia đình nhằm góp phần bảo vệ môi trường, giảm tác động xấu lên môi trường.
Xuân Bắc – Dương Bằng
Tin mới


Xây dựng Công viên Kim Quy tạo cảnh quan, không gian xanh vui chơi cho người dân Thủ đô

Không gian xanh – Yếu tố cốt lõi trong thiết kế bệnh viện hiện đại
Tin bài khác

Tính cấp thiết của việc xây dựng bộ chỉ số về môi trường rừng

Xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm sinh học bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tại Hà Tĩnh

Giải pháp hướng mục tiêu xử lý rác thải lâu dài và bền vững
Đọc nhiều

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Chiết cành cây cảnh: Phương pháp nhân giống hiệu quả và tiềm năng kinh tế lớn

Không gian xanh – Yếu tố cốt lõi trong thiết kế bệnh viện hiện đại

Chất lượng không khí xuống cấp: Đã đến lúc Hà Nội đầu tư mạnh cho không gian xanh

Chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và thương hiệu nông sản trong bối cảnh đổi tên địa phương

Quận Thanh Xuân, Hà Nội: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đảm bảo điều kiện sinh hoạt trong trường học

Kiều Diệu Beauty Academy nơi đáp ứng nhu làm đẹp đáng tin cậy tại Bình Dương

Singapodent ký kết chuyển giao công nghệ in 3D tại phòng khám Nha khoa Trần Hùng (Hải Dương)

Lý do người Nhật Bản sống thọ, sống khỏe là nhờ thực phẩm này?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường khuyến khích mô hình hợp tác công - tư trong việc phát triển hạ tầng số và KHCN

Chân dung "nhà thiết kế" các chiến lược tài chính giúp doanh nghiệp Châu Á thành công IPO tại Mỹ

Biến vùng đất hoang hóa trở thành khu du lịch sinh thái hút du khách

Loại cá giàu dinh dưỡng được Mỹ xếp hạng tốt nhất thế giới, bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo

Loại quả xưa rụng đầy không ai ăn, giờ được ưa chuộng vì nhiều lợi ích sức khỏe, phòng ngừa cả ung thư

Quả dừa Việt Nam: Siêu thực phẩm xuất khẩu tỷ USD, tăng cường não bộ và phòng ngừa ung thư

6 loại rau vừa chữa ho, cảm cúm vừa mang lại thu nhập khủng cho nông dân

Loại rau báo Mỹ đánh giá tốt nhất thế giới được trồng nhiều ở Việt Nam, giá trị kinh tế cao

Tháng 4 rực rỡ sắc hoa: Loa kèn, muồng hoàng yến và đỗ quyên bừng sáng khúc giao mùa

Biến vùng đất hoang hóa trở thành khu du lịch sinh thái hút du khách

Mùi hoàng lan sau bờ tóc cũ

3 loại cây cảnh người lười cũng chăm tốt: Không ngại nóng hay lạnh, khỏe mạnh và ra hoa rực rỡ

Bánh xèo miền Tây: Âm thanh xèo xèo vui tai với chiếc bánh vàng ươm, giòn rụm níu chân thực khách

Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

'Cuộc chiến' hiếm hoi giữa cá sấu Mỹ và cá sấu châu Mỹ tại Florida

Vẹt đuôi dài – Những bộ óc thiên tài của thế giới loài chim

Lợi ích bất ngờ từ trào lưu ngắm chim hoang dã kết hợp du lịch sinh thái

Ngắm cây ô liu 5000 tuổi ở Hy Lạp

Nâng cao hiệu quả thực hiện dự án Trung tâm giao dịch và điều hành Viễn thông Quốc gia đảm bảo không gian xanh sạch đẹp

Khám phá nét duyên tinh tế của Lan Hạc Đính trong không gian sống

Ghi nhận những hình ảnh về loài Hươu xạ trong tự nhiên tại Trùng Khánh, Cao Bằng

Kỳ lạ loài chim có trái tim rỉ máu

Top 3 loại cây phong thủy hợp người mệnh Mộc: Tiền tài tấn tới, khỏe mạnh bình an

Đồng Tháp cấp giấy phép hoạt động cho bảo tàng Bonsai Sa Đéc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường khuyến khích mô hình hợp tác công - tư trong việc phát triển hạ tầng số và KHCN

Lễ hội Hoa Lan Lai Châu 2025 – Không gian sắc màu giữa đại ngàn

Rau muống xào tỏi bất ngờ lọt top 100 món rau ngon nhất thế giới

Ghi nhận những hình ảnh về loài Hươu xạ trong tự nhiên tại Trùng Khánh, Cao Bằng

Thú chơi Chào Mào - Hành trình kết nối cộng đồng và gìn giữ nét văn hóa tao nhã

Mô hình sản xuất và chơi cây cảnh tại Lục Ngạn, Bắc Giang

Người đàn ông ngồi xe lăn và khu vườn của những điều kỳ diệu

Nông dân Hà Nội hối hả vào mùa thu hoạch đặc sản quả nhót chín đỏ mọng

Bỏ phố về quê: Vợ chồng trẻ kiến tạo khu vườn 3.500m² tràn ngập sắc xanh

Để hoa hồng leo nở liên tục hãy làm 3 điều này: Hoa không chỉ nở bông to, rực rỡ hơn mà số lượng cũng tăng vọt

Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trước 'làn sóng xanh': Cơ hội và thách thức

Vật tư nông nghiệp và bài toán môi trường tại Việt Nam

Tối ưu hóa vật tư nông nghiệp: Chìa khóa cho nền nông nghiệp bền vững

Hướng tới kỷ niệm chào mừng 63 năm ngày thành lập công ty Supe Lâm Thao: Từ theo nguyện vọng của Bác Hồ đến thương hiệu quốc gia

Đền Hát Môn - minh chứng cho truyền thống anh hùng bất khuất của phụ nữ Việt Nam

Bỏ công việc nhà nước, người đàn ông chọn về quê xây vườn cây ăn quả bonsai đẹp nhất khu vực

Nét đẹp của Lan Hạc Đính khi trang trí phòng khách, bàn trà

Thi Chào Mào đấu hót mở rộng lần thứ 6 (30/3) CLB Đức Giang - Hiệp hội Chào Mào miền Bắc
