Nghìn năm di sản hội tụ tại lễ hội quà tặng của Thủ đô
Dọc phố Trần Nhân Tông, cạnh hồ Thiền Quang, TP Hà Nội đang tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025. Lễ hội năm nay với chủ đề “Du lịch Hà Nội – Điểm đến di sản thế giới” kéo dài trong các ngày 11-13/4.
80 gian hàng bày bán đặc sản và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu của thành phố đã thu hút hàng vạn khách ghé thăm. Không chỉ được thưởng thức món ăn ngon, lựa chọn món quà đẹp, du khách đến lễ hội còn được tận mắt thấy cách nghệ nhân chế biến món ăn, tạo tác sản phẩm. Nghệ nhân cũng không kiệm lời mà sẵn sàng chia sẻ mọi điều về nghề truyền thống do chính họ đang bảo tồn, lưu giữ.
![]() |
Bé gái trải nghiệm không gian mô phòng làng lụa Vạn Phúc. |
Trước gian hàng sản phẩm từ sừng trâu của bà Vũ Thị Mười (ngụ huyện Thường Tín) là một trong những điểm có nhiều người dừng chân nhất trong không gian lễ hội. Những chiếc lược sừng, vòng sừng liên tiếp được du khách cầm lên ngắm nghía. Những sản phẩm từ sừng được cắt mài tỉ mỉ, sáng bóng, mịn màng như ngọc.
Bà Mười là nghệ nhân đại diện cho làng mỹ nghệ sừng trâu – bò Thụy Ứng đưa hàng đến lễ hội trưng bày. Vừa giới thiệu sản phẩm, bà Mười cũng không quên nói thật nhiều về truyền thống, câu chuyện của làng nghề.
Người phụ nữ cho biết, làng Thụy Ứng cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về hướng Nam. Nghề chế tác sừng nơi đây đã hình thành từ giữa thế kỷ XVI, dưới thời nhà Lê. Riêng gia đình bà đã truyền nghề qua 5 đời. Trước đây, làng chủ yếu chỉ làm lược sừng. Nhưng trước thị hiếu ngày càng phát triển, hiện nghệ nhân ở Thụy Ứng đã tạo tác hàng trăm mặt hàng.
![]() |
Những sản phẩm tinh xảo từ nguyên liệu sừng. |
“Xưởng nhà tôi mỗi năm bán hàng vạn sản phẩm, từ cái lược, cái vòng tay chỉ vài chục nghìn đồng đến những đồ trang trí như cây đèn từ sừng, sừng chạm khảm trị giá hàng chục triệu đồng. Ngày nay, sản phẩm của làng không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu đi khắp thế giới”, bà Mười cho biết.
Cũng theo nữ nghệ nhân, để tạo ra một sản phẩm từ sừng, người thợ phải thực hiện khoảng 30 công đoạn. Từ chiếc sừng thô đến chiếc lược có khi phải chờ cả tháng.
Bước đầu sừng cần được phơi thật khô để khử mùi, sau đó là các bước làm mềm bằng dầu lạc, ép phẳng, tạo dáng, cắt hình, mài nhẵn, tạo hoa văn, chùi bụi, chùi bóng... Dù ngày nay máy móc được ứng dụng nhiều, nhưng mọi công đoạn vẫn cần bàn tay người thợ.
Ở một góc khác của không gian lễ hội, thay vì thu hút người luống tuổi như những chiếc lược sừng, gian hàng chuồn chuồn tre tự thăng bằng của bà Nguyễn Thị Xoan (ngụ huyện Thạch Thất) lại được các em nhỏ ríu rít ghé thăm.
![]() |
“Đàn” chuồn chuồn tre đầy màu sắc, hoa văn bắt mắt “đậu” trên những que tre nhỏ xíu. Điểm đặc biệt là dù bị tác động thì con chuồn chuồn vẫn không rơi mà chỉ đong đưa qua lại. Không chỉ có chuồn chuồn, gian hàng còn có những con chim, bướm tự thăng bằng cũng được làm từ tre.
Bà Xoan cho biết đã theo nghề làm chuồn chuồn tre hơn 20 năm. Làng của bà cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về hướng Tây, ở làng nhiều người dân cũng như bà, ngồi vót chuồn chuồn tre những lúc nông nhàn.
"Để có được 1 sản phẩm hoàn hảo phải qua khoảng 20 công đoạn, từ chẻ, vót tre đến lau bóng, tạo hình, quét sơn, vẽ họa tiết… Rất tốn công, người thợ phải kiên trì, tỉ mỉ. Để thăng bằng, các bộ phận cấu thành như thân, cánh, mình... con chuồn chuồn phải được cân chỉnh theo tỉ lệ riêng. Khó nhất là khâu chắp cánh chuồn chuồn vào thân, phải làm sao cho cân bằng tuyệt đối”, người phụ nữ vừa vót tre vừa chia sẻ.
Trong không gian lễ hội, những hàng cốm, hàng tò he, hàng nón hay hàng lụa cũng thu hút nườm nượp khách dừng chân.
![]() |
Bé gái lựa chọn tò he. |
Chị Tô Hồng Thắm, một du khách từ Kiên Giang ghé thăm lễ hội chia sẻ rằng cảm thấy rất ấn tượng. Dạo một vòng các gian hàng, chị Thắm đã kịp lựa cho mình 5 sản phẩm, nổi bật nhất là chiếc khăn lụa Hà Đông màu nõn chuối. Chị cũng không quên mua bọc bánh cốm mang về miền Nam làm quà.
Đưa con gái đi trải nghiệm lễ hội, anh Nguyễn Ngọc Hạnh cho biết những sản phẩm trưng bày có rất nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa. Anh Hạnh tin rằng con gái đã học được rất nhiều qua những câu chuyện của các nghệ nhân.
Lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội cho biết,Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 là sự kiện trong chuỗi hoạt động xúc tiến du lịch của thành phố. Chương trình nhằm tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, thông qua quà tặng để kể câu chuyện về các giá trị di sản, thu hút du khách.
Tin mới


Làng đá mỹ nghệ Non Nước: Gắn chip công nghệ định danh trên các tác phẩm độc bản để giới thiệu tinh hoa làng nghề

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà
Tin bài khác

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội
Đọc nhiều

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
