Tản mạn chiều 30 tết
30 Tết – một ngày cuối cùng của tháng Chạp, có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với năm cũ sắp qua mà cả với năm mới cận kề. Vì vậy trong sâu thẳm ký ức của những người tuổi 50 trở lên có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ về ngày 30 Tết, nhất là ở vùng nông thôn Bắc Bộ.
Không hiểu sao ai cũng biết trước năm nào cũng có ngày cuối cùng của năm, có thể là 30, hoặc là 29 Tết. Nhưng người người, nhà nhà đều tất bật, bận rộn hơn rất nhiều so với các ngày khác trong năm. Với gia đình vừa làm nông nghiệp vừa buôn bán nhỏ thì ngày 30 Tết luôn bộn bề công việc. Từ sáng sớm, cả nhà đã phải thức dậy, mỗi người một việc. Cả bố và mẹ đều như thể con thoi, làm việc từ sớm tinh mơ, thâu trưa cho đến tối muộn may ra mới được nghỉ ngơi. Bởi hàng trăm thứ việc ngày 30 Tết, như đã đợi sẵn cần phải giải quyết. Nào là lo mua bán trong phiên chợ cuối năm, thu dọn nhà cửa, sắp xếp ban thờ, nấu bánh chưng, bánh tẻ; cùng hàng xóm ăn đậu thịt lợn; tảo mộ, sắp cỗ cúng 30 – ngày ăn Tết đầu tiên của kỳ nghỉ dài nhất trong năm.
Quê tôi vào thập niên 80 nghèo lắm, nhà tôi quanh năm chỉ quen với hạt lúa củ khoai. Những thứ như thịt gà, giò, chả, ném… đều là đồ xa xỉ mà chỉ chờ đến Tết mới được ăn. Những năm tháng ấy với lũ trẻ vô tư và tinh nghịch như chúng tôi chỉ mong Tết đến Xuân về. Mong Tết vì được bố mẹ mua cho quần áo, giày dép mới; được thỏa sức ăn những món ăn ngon không phải ăn cơm độn khoai sắn; được nghỉ học đi chơi; được đốt pháo, kéo co, hú đáo; được nô đùa và đặc biệt được nhận lì xì từ người lớn tuổi. Vô tư đến nỗi em gái được mẹ mua cho đôi dép mới mà mình không có là cãi nhau, tị nạnh, khóc đòi bằng được trong ngày 30 Tết. Có biết đâu rằng bố mẹ thoáng buồn vì các con tị nạnh nhau và vẫn tất tả lo đủ thứ việc nhà mà chưa kịp sắm cho mình bộ quần áo mới.
Chúng tôi có biết đâu rằng bố thức gần như trắng đêm trước để gói và nấu bánh chưng đến sáng 30 chưa xong lại lo quét mạng nhện mái và hiên nhà; sắp đặt ban thờ chưa xong mẹ lại giục bố đi mời ông bà ông vải về ăn Tết (tảo mộ). Sau này lớn lên, ra ở riêng ngẫm lại mới biết bố bơ phờ, mệt mỏi vì khối lượng công việc ngày 30 Tết. Với mẹ cũng vậy, như trăm dâu đổ đầu tằm, việc gì cũng đến. Vừa lo mua bán hoa quả, lễ lạt ngày cuối cùng của năm, vừa lo sắp cỗ cúng 30, rồi phải đem lễ Tết đến bên nội bên ngoại, vừa lo cho đàn con nhỏ đang tuổi cắp sách đến trường. Mẹ bảo mình thiếu gì thì thiếu nhưng ngày Tết phải lo hương nhang ban thờ gia tiên chu toàn, đầy đủ như thế Tết cổ truyền mới có ý nghĩa.
Chỉ riêng chuyện lo tắm giặt cho anh em chúng tôi ngày 30 Tết đã là cả một vấn đề mà mẹ phải tính toán, lo toan từ trước đó vài ngày vì cần nhiều nguyên liệu. Buổi trưa 30 Tết, vừa đi chợ về đến nhà mẹ đã bảo bố dùng nồi quân dụng cho lá bưởi và xả vào rồi đun nồi nước to để tắm rửa cho cả nhà, nhưng ưu tiên trước là mấy anh em chúng tôi. Trong tiết trời se se lạnh chiều 30 Tết, mẹ lôi từng đứa ra tắm một, kỳ cọ đến đỏ cả người, nhất là ở khe tai, sau gáy và chỗ mắt cá chân vì nhiều gét vô kể. Nhưng tắm xong thấy rất dễ chịu, như nhẹ cả người đi nhờ mùi hương của xả và lá bưởi. Mẹ bảo từ nhà cửa cho đến mỗi người phải tẩy rửa sạch sẽ đi để chào đón năm mới với hy vọng gặp mọi điều may mắn, hanh thông.
Chiều 30 Tết, trong tiết trời giao hòa, mùi bánh chưng vừa vớt ra cùng mùi hương trầm lan tỏa khắp ngôi nhà cấp 4 đơn sơ khiến bao vất vả như tan biến hết. Trong bữa cơm chiều tối 30 cả nhà đoàn tụ, vừa nhâm nhi ly rượu lộc bố vừa bảo vậy là hết năm rồi, cả nhà phải nhìn lại một năm đã làm được gì và chưa làm được gì và các con lớn thêm một tuổi phải chăm ngoan, học giỏi, cố gắng làm người tốt. Tuy chưa đến giao thừa nhưng tiếng pháo nổ lác đác, lan truyền từ nhà nọ sang nhà kia như báo hiệu Tết đã về.
Thấm thoát cũng đã gần 30 năm vào quân ngũ, đi qua bao vùng miền và được ăn Tết ở nhiều nơi, nhưng mỗi khi Tết đến Xuân về, ngày 30 Tết trước đây ở quê vẫn in đậm trong tâm trí những người “U50” như chúng tôi.
Đào Duy Tuấn
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Loại quả từng rụng đầy gốc không ai nhặt, nay thành đặc sản Tây Bắc, dân tình ráo riết tìm mua

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân
Tin bài khác

Loài hoa mang tên thúy châu: Chẳng rực rỡ nhưng vẫn khiến người ta nhớ mãi

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

6 cá thể Sếu đầu đỏ hoàn tất cách ly, chuẩn bị hồi hương về Vườn Quốc gia Tràm Chim
Đọc nhiều

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay

Hà Nội: Ghé thăm khu chợ chim cảnh tại thị xã Sơn Tây, cứ thích là mua được

Mùa sim tím nở: Rước bonsai về nhà, vừa thơm sắc vừa ngọt quả

The Matrix One - Hướng tới “sống chất, sống sang” tại giai đoạn 2 của dự án

Sun Mega City: Không gian sống xanh bừng nở giữa miền đất giao hòa 3 dòng sông phía Nam Hà Nội

Nuôi loài chim hoang dã ngay trong vườn nhà, nông dân thu tiền triệu mỗi tháng nhờ mô hình mới lạ 1

Bỏ việc lương cao về quê nuôi "cá quý tộc", 9X Quảng Nam thu tiền tỷ đều tay

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Việt Nam lọt top điểm đến ngắm động vật hoang dã đẹp nhất châu Á

Cây ngọc bích nở hoa: Điềm lành sinh lộc trong nhà

Sáp nhập tỉnh Tuyên Quang với Hà Giang: Tỉnh mới có bánh nếp Tày nhân trứng kiến, có cả thịt trâu gác bếp

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

Chỉ thị số 42-CT/TW góp phần thúc đẩy sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Hơn 1.000 tác phẩm tham gia Triển lãm sinh vật cảnh huyện Văn Giang mở rộng 2025

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Vinhomes Green Paradise: Kỳ quan đô thị lấn biển lớn nhất Việt Nam chính thức khởi công

Choáng ngợp trước căn nhà vườn vài trăm mét vuông MC Quyền Linh dành tặng các con gái

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Mẹ đảm Cần Thơ trồng rau xanh theo mùa tự cung tự cấp

Bỏ việc văn phòng lương ngàn đô, chàng kỹ sư biến xương rồng thành đồ ăn thức uống

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hợp tác xã Trường Sơn: Số hóa bảo tồn, phát triển thương hiệu trà hoa vàng

Từ phân bón giả đến chuyển đổi xanh: Cơ hội trong thách thức

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết

13 loài lan rừng quý hiếm Việt Nam đang "kêu cứu" trong Sách Đỏ
