UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam
Ngày 13/7, tại kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới UNESCO diễn ra tại Paris (Pháp), tổ chức này đã chính thức phê duyệt việc điều chỉnh ranh giới Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam), mở rộng sang Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). Đây là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai quốc gia.
Hồ sơ di sản mới được ghi danh với tên gọi “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô”, dựa trên ba tiêu chí của UNESCO gồm: địa chất - địa mạo (tiêu chí viii), các quá trình sinh thái, sinh học và đa dạng sinh học.
Thành quả này là kết quả của quá trình hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào kể từ năm 2018. Quá trình được thúc đẩy mạnh mẽ sau khi Chính phủ hai nước thống nhất xây dựng hồ sơ chung vào đầu năm 2023. Đến tháng 2/2024, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Việt Nam Hoàng Đạo Cương cùng đoàn chuyên gia đã phối hợp với phía Lào để hoàn thiện và gửi hồ sơ tới UNESCO.
![]() |
Du khách khám phá vẻ đẹp kỳ bí của động Phong Nha. Ảnh: TTXVN. |
Theo đánh giá của UNESCO, hệ karst Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô là một trong những vùng karst nhiệt đới cổ đại, nguyên vẹn và rộng lớn nhất châu Á, hình thành cách đây khoảng 400 triệu năm. Khu vực này nằm tại điểm giao giữa dãy Annam và Vành đai đá vôi Trung Đông Dương.
Các hang động kỳ vĩ trong khu vực như Sơn Đoòng (Việt Nam) và Xe Bang Fai (Lào) được công nhận có giá trị toàn cầu. Trong đó, hang Sơn Đoòng hiện là hang động lớn nhất thế giới xét theo đường kính và chiều dài liên tục.
Khu vực còn là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật đặc hữu như voọc đen, vượn má trắng miền Nam, các loài lan rừng quý hiếm và loài nhện săn khổng lồ – loài lớn nhất thế giới theo sải chân, chỉ được ghi nhận tại Khăm Muộn (Lào).
Về phương thức quản lý, hai quốc gia thống nhất triển khai hai kế hoạch quản lý riêng biệt nhưng phối hợp chặt chẽ nhằm bảo tồn hiệu quả giá trị di sản.
Phát biểu sau quyết định của UNESCO, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định đây là cột mốc lịch sử, thể hiện sự hợp tác hiệu quả giữa hai quốc gia và đóng góp thiết thực cho hòa bình, an ninh khu vực theo tinh thần UNESCO. Ông cũng mời các đại biểu quốc tế đến tham quan thực địa và đề xuất hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý di sản liên biên giới.
Phía Lào cũng bày tỏ niềm tự hào khi Vườn quốc gia Hin Nam Nô trở thành phần mở rộng của Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng. Sự kiện này góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt - Lào, không chỉ trong lĩnh vực văn hóa mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
PGS.TS Lê Thị Thu Hiền – Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa – cho biết, kết quả này có được nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp tích cực giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước.
Trong thời gian tới, Việt Nam và Lào sẽ tiếp tục triển khai các nghiên cứu khoa học, đánh giá sức tải du lịch, hỗ trợ pháp lý và tăng cường năng lực bảo tồn tại cơ sở.
Tính đến nay, Việt Nam có tổng cộng 9 Di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có ba di sản liên tỉnh và một di sản liên biên giới là “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô”.
Tin bài khác


Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Lào Cai: Thu hút du khách từ những vườn nho giữa hồ Thác Bà
Đọc nhiều

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
