Vị bác sĩ Nha khoa đam mê bảo tồn chim quý hiếm, hai lần đạt giải nhất cuộc thi chim tại Hội hoa Xuân
TCVNHS - Nhắc đến Ts-Bs Võ Văn Nhân, người ta chỉ biết ông là một chuyên gia implant hàng đầu Việt Nam chứ ít ai biết, ông còn là một nhà sưu tầm, bảo tồn và nhân giống chim chào mào quý hiếm rất mát tay.
Nhân duyên với thú nuôi chim từ thuở nhỏ
Trên mảnh đất Quảng Nam đầy nắng gió, một cậu bé 11 tuổi đã nhen nhóm trong mình tình yêu thương dành cho những chú chim nhỏ bé. Đó chính là Bs Nhân, người đàn ông sau này được mệnh danh là "người cha của loài chim quý".
Bs Nhân nhớ lại: "Ngày ấy, khi được tự tay chăm sóc và ngắm nhìn những chú chim chào mào ríu rít quanh mình như những người bạn nhỏ, lòng tôi lại dâng lên một niềm vui khó tả. Niềm vui ấy len lỏi vào tâm hồn, gieo mầm cho một tình yêu thương lớn lao, gắn bó với những chú chim bé nhỏ."
Người bác sĩ dành trọn tâm huyết để nhân giống và bảo tồn chim quý
Vài năm trước, khi phong trào nuôi chim cảnh sinh sản và chim đột biến chưa phát triển, một số người bán những cá thể chim quý hiếm ra nước ngoài làm “chảy máu” những nguồn gen quý giá của đất nước. Những cá thể chim quý hiếm được người nước ngoài mua lại, nhân giống rồi bán ngược lại cho dân chơi chim cảnh Việt Nam với giá cao. Hơn nữa, những chú chim này khi về Việt Nam được gắn mác là “chim ngoại” mà đáng lý ra nó phải được mang “quốc tịch” Việt Nam. Chứng kiến thực trạng ấy, Bs Nhân không đành lòng.
Bs Nhân đạt giải tại cuộc thi chim hót ở Hội Hoa Xuân lần thứ 44
Ông bắt tay vào hành trình bảo tồn và nhân giống những cá thể chim chào mào đột biến, góp phần gìn giữ nguồn gen quý hiếm cho đất nước. Với lợi thế là một bác sĩ, có am hiểu về di truyền nên Bs Nhân đã áp dụng những kiến thức y khoa vào việc chăm sóc và nhân giống các cá thể chim này.
Những chú chim chào mào đầu tiên được ông đưa về từ những người bạn trong giới chơi chim cảnh. Bs Nhân cho biết: có những dòng chim chào mào mà toàn Việt Nam chỉ có vài cá thể, thậm chí có dòng chỉ có cá thể chim bố mà không có cá thể chim mẹ… nhưng với niềm đam mê mãnh liệt cùng với kiến thức y khoa, Bs Nhân đã nhân giống thành công 20 cá thể chim con thế hệ F2 giống hệt chim bố và 40 cá thể F1 mang nguồn gen quý hiếm.
Bs Nhân tâm sự: “Sau nhịp sống hối hả khi lao đầu vào công việc, chính niềm đam mê với loài chim chào mào khiến tôi như tìm về “ốc đảo” bình yên của chính bản thân mình. Tiếng chim chào mào hót vang vọng như một bản nhạc du dương, đánh thức mọi giác quan. Tôi say mê nghe tiếng hót ấy, càng say mê tôi càng tìm hiểu sâu và dấn thân vào hành trình chăm sóc, nhân giống và bảo tồn loài chim này”.
Không chỉ bảo tồn, Bs Nhân còn phối giữa các dòng khác nhau để tạo ra những dòng mới chưa từng có trong tự nhiên như chào mào đầu trắng mình vàng, chào mào sư tử,… Cho đến nay, sau gần 10 năm miệt mài bảo tồn và nhân giống chim quý, Bs Nhân đã sở hữu gần 300 cá thể chim quý hiếm.
Góp một thanh âm trong Hội hoa xuân
Hội hoa xuân lần thứ 44 được tổ chức tại công viên Tao Đàn kéo dài từ ngày 6/2 đến 15/2/2024 quy tụ nhiều nghệ nhân sinh vật cảnh với các tác phẩm bonsai, hoa cảnh, cá cảnh, gỗ lũa… và đặc biệt bên cạnh đó còn có các nghệ nhân chơi chim cảnh tham gia. Việc các nghệ nhân chơi chim tham gia triển lãm trong Hội hoa xuân đã góp thêm một thanh âm tươi vui, gây niềm thích thú cho khách du xuân, làm phong phú thêm không khí lễ hội tại thành phố mang tên Bác.
3 chú chim chào mào của Bs Nhân đều đạt giải cao
Bs Nhân cũng đem đến Hội hoa xuân lần này những chú chim chào mào đột biến mà ông rất tâm đắc. Không chỉ tạo ra được những cá thể chim độc lạ về hình thể, Bs Nhân còn huấn luyện để chim có tiếng hót hay, lảnh lót, điêu luyện hơn so với tiếng hót tự nhiên. 4 chú chim của ông dự thi lọt vào vòng chung kết cuộc thi chim hót thì 3 chú chim được Ban giám khảo chấm đạt giải chim có tiếng hót hay, trong đó có 1 chú đạt giải nhất và 2 chú đạt giải 3.
Cách đây 3 năm, cũng trong Hội hoa xuân tổ chức tại công viên Tao Đàn, Bs Nhân cũng từng đạt giải nhất cuộc thi chim hót với chú chim chào mào đen và lần này ông lại đạt giải nhất với chú chim chào mào đột biến. Tính đến nay, Bs Nhân là người duy nhất trong Hội hoa xuân đạt hai giải nhất cuộc thi chim hót.
Không chỉ thế, Bs Nhân còn khiến giới chơi chim cảnh ngả mũ thán phục khi từng xuất sắc đạt Giải Nhất, Giải Nhì, giải Ba tại Hiệp hội Chào Mào Việt Nam. Đây là những giải thưởng danh giá minh chứng cho sự nỗ lực, tài năng và niềm đam mê của ông dành cho loài chim chào mào.
Bằng khen danh giá dành cho Bs Nhân trong cuộc thi chim hót
Gắn bó với thú vui tao nhã vì muốn được cống hiến cho cộng đồng
Thú chơi chim cảnh với Ts-Bs Võ Văn Nhân không chỉ đơn thuần là cách để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng mà còn là một hành trình cao cả: lai tạo, lưu giữ, bảo tồn những nguồn gen quý hiếm mà còn tạo ra những dòng độc lạ chưa có trong tự nhiên để cống hiến cho cộng đồng. Tâm nguyện của ông là tặng lại bộ sưu tập chim của mình cho một đơn vị nào đó có chức năng và đủ điều kiện chăm sóc, bảo tồn, đem trưng bày cho nhiều người cùng thưởng lãm chứ ông không muốn giữ cho riêng mình.
Viết Cương
Tin mới


Hà Nội: Gia tăng sử dụng xe điện – Hạ tầng chưa theo kịp, lo ngại rác thải, pin cũ và an toàn cháy nổ

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết
Tin bài khác

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Cách tưới hoa giấy đúng kỹ thuật giúp cây ra hoa rực rỡ quanh năm

Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17 tại Indonesia

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Bất ngờ với loài cây được Mỹ bình chọn "loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới", ở Việt Nam mọc như cỏ dại

Những giống chó mèo “ngoài hành tinh” khiến giới yêu thú cưng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sở hữu

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
