“Báo động đỏ” với sầu riêng Việt: Cảnh báo nguy cơ từ thị trường xuất khẩu
Ông Vũ Đức Côn - Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, địa phương có diện tích và sản lượng sầu riêng lớn nhất cả nước, vừa gửi một “tâm thư” tới Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy.
Trong thư, ông Côn nhấn mạnh vai trò then chốt của thị trường Trung Quốc đối với xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam, đặc biệt là sầu riêng. Sau khi hai bên ký Nghị định thư về kiểm dịch thực vật, sầu riêng Việt Nam chính thức được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường hơn 1 tỷ dân.
Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt tới 3,2 tỷ USD - con số cho thấy tiềm năng lớn của ngành này. Tuy nhiên, ông Côn cảnh báo rằng để duy trì đà tăng trưởng, cần đầu tư bài bản vào quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy đóng gói đạt chuẩn an toàn thực phẩm và thiết lập quy trình xuất khẩu minh bạch, có khả năng truy xuất nguồn gốc.
![]() |
Sầu riêng được thu hoạch tại nhà vườn ở Cần Thơ. (Ảnh: Mạnh Khương) |
Từ đầu năm 2024, phía Trung Quốc phát hiện tồn dư cadimi trong một số lô sầu riêng của Việt Nam và Thái Lan. Do đó, họ yêu cầu 100% lô hàng phải có giấy kiểm nghiệm cadimi và vàng O thì mới được thông quan. Nếu phát hiện tồn dư, mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sẽ lập tức bị đình chỉ.
Hậu quả là đến nay, đã có khoảng 55 mã số vùng trồng và 61 mã cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam bị phía Trung Quốc thu hồi. Đáng chú ý, kể từ tháng 9/2023 đến nay, Trung Quốc không phê duyệt thêm bất kỳ vùng trồng hay cơ sở đóng gói nào mới.
Việt Nam hiện có khoảng 150.000 ha sầu riêng, nhưng chỉ 20% diện tích được cấp mã số vùng trồng - một con số khiêm tốn so với nhu cầu xuất khẩu.
![]() |
Sầu riêng Việt đang đứng trước nguy cơ thất thế ở thị trường Trung Quốc. (Ảnh: Mạnh Khương) |
Tình trạng ủy thác xuất khẩu và mua bán mã số vùng trồng/cơ sở đóng gói đang diễn ra phổ biến tại cửa khẩu, khiến nước nhập khẩu không thể truy xuất nguồn gốc chính xác của sản phẩm. Doanh nghiệp sở hữu mã số thường không hay biết việc mã số của mình bị lợi dụng cho đến khi bị thu hồi và lúc đó cũng không có cách nào để lấy lại.
Một số lô hàng từ các tỉnh như Tiền Giang - nơi có nhiều mã số bị thu hồi do phát hiện cadimi trong đất và phân bón đã được đưa tới các cơ sở có mã số tại Đắk Lắk để hợp thức hóa trước khi xuất khẩu. Việc này khiến những mã số “sạch” ở các địa phương khác cũng bị đặt vào tình trạng rủi ro cao.
Ông Côn cho biết, Nghị định thư hiện tại giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ hết hiệu lực vào tháng 7 tới. Nếu không có giải pháp kịp thời và mạnh mẽ, ngành sầu riêng Việt Nam – vốn vừa mới “vào guồng” xuất khẩu chính ngạch có nguy cơ rơi vào khủng hoảng.
Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, ông Vũ Đức Côn, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường sớm tiến hành rà soát, đánh giá quá trình đàm phán và tái ký kết Nghị định thư với Trung Quốc, đồng thời xem xét lại quy trình cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu nông sản.
![]() |
Nông dân Đắk Lắk thu hoạch sầu riêng. (Ảnh T.T) |
Theo ông Côn, việc ký kết nghị định cần có sự tham vấn chuyên gia và doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng lúng túng, bị động trong quá trình triển khai. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng quy định rõ ràng, minh bạch về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và có cơ chế xử lý vi phạm hiệu quả.
Toàn quốc hiện có hơn 150.000 ha diện tích trồng sầu riêng, nhưng chỉ khoảng 20% trong số đó được cấp mã vùng trồng và đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch. Tại Đắk Lắk - vùng trọng điểm sản xuất sầu riêng ở Tây Nguyên, sản lượng năm nay dự kiến đạt khoảng 500.000 tấn, chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch chính.
Tuy nhiên, phần lớn mã số vùng trồng tại địa phương này không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật và quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu chủ lực của sầu riêng Việt Nam. Kể từ khi hai nước ký Nghị định thư kiểm dịch thực vật vào năm 2022, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt 3,2 tỷ USD trong năm 2024, giúp sầu riêng trở thành một trong những nông sản tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam.
Tin bài khác

TP.HCM: Rực rỡ sắc màu tại Lễ khai mạc Festival hoa lan lần thứ 3 năm 2025

Tạp chí Việt Nam hương sắc: Đổi mới toàn diện tiến vào kỷ nguyên mới

Hoa mẫu đơn: Biểu tượng của quyền lực, sự sang trọng và trường thọ

Chất liệu cây cảnh: Yếu tố cơ bản người xưa rất coi trọng

Phòng bệnh cho hoa lan: Hướng dẫn đầy đủ từ giàn trồng đến xử lý bệnh

Những lưu ý khi trồng, chăm sóc hoa thược dược trong chậu

Kỹ thuật nhân giống lan kiếm bằng tách nhánh

Công nghệ thực tế ảo VR360 trên Tạp chí in - Ngắm bonsai theo cách hoàn toàn mới

Sáng tạo mô hình tiểu cảnh bằng công nghệ in 3D kết hợp đồ họa độc đáo

Xác định tuổi cây – Giải mã vòng đời của những chứng nhân thời gian

Canh tác xanh và câu chuyện của phân bón hữu cơ thế hệ mới

Khơi sắc mai vàng Long An bằng công nghệ cao và kỹ thuật nhân giống mới

Xây dựng không gian xanh góp phần nâng cao sức khỏe, tinh thần cho bênh nhân và đội ngũ nhân viên y tế

Doanh nghiệp công nghệ chung tay phủ xanh rừng Tây Bắc

Vân Đài: Từ chân ruộng trũng đến cánh đồng sen công nghệ

Khu đô thị Legacy Hill - Không gian sống xanh giữa đại ngàn

The Centric – Tổ hợp xanh hiện đại giữa lòng TP Hải Phòng

Sông Hồng Diamond City: Kiến tạo cuộc sống hiện đại hòa quyện cùng thiên nhiên

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai chiếu thủy toàn diện

Bỏ việc ở Nhật, 9X về quê nuôi hươu sao thu hơn nửa tỷ mỗi năm

4 loại cây cảnh người xưa khuyên trồng: Không giàu sang cũng gặp điều lành

Mandala Sen và hành trình nở hoa từ những dấu chấm

Đưa nghệ thuật thêu tay truyền thống đến gần hơn với công chúng

Loại cây được NASA khuyên trồng: 'Chiến binh xanh' hút sạch chất độc gây ung thư

Lan trầm tím - Viên ngọc giữa rừng xanh, hương thơm hòa quyện cùng hơi thở đất trời

Lạc bước giữa khu vườn tầng trệt xanh mát như công viên

Sự thật và huyền thoại về loài cây “biết đi” trong rừng nhiệt đới

Từ củi đốt thành “vàng trắng”: Hoàng hoa lê và cuộc lột xác triệu đô

Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Gỗ lũa ngàn năm - Hành trình tái sinh văn hoá qua bàn tay nghệ nhân Việt

Lan thủy tiên: Nét kiêu sa giữa vũ khúc đại ngàn

Sam hương bonsai: Kỳ mộc được giới chơi cây cảnh đẳng cấp săn lùng

Loại quả hiếm 20 năm mới có một lần, nhiều người trả giá cao cũng không mua được

Ban công nở hoa, tài lộc nở rộ: 5 loài hoa đẹp mê mẩn khó lòng bỏ lỡ

Tín dụng xanh tại Agribank: Trao cơ hội cho cá nhân thực hiện hóa giấc mơ về dự án xanh

Doanh nghiệp Việt và hành trình thực thi ESG: Chìa khóa mở cánh cửa phát triển bền vững

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Nghệ nhân Phạm Tùng Dinh: Đôi bàn tay vàng chuyên làm hang đá, vườn thiêng Fatima

Lan thủy tiên: Nét kiêu sa giữa vũ khúc đại ngàn

Chàng trai Nam Định mang ký ức làng quê Bắc Bộ đi muôn nơi qua mô hình nhà cổ

Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo

Nghệ nhân cụt tay "hô biến" gốc tre thành đồ nội thất giá chục triệu

Chiêm ngưỡng tác phẩm Long Phụng - 16 năm tạo tác cây sanh nghệ thuật

Bác sĩ Cao Tiến Hỷ: Nghệ nhân nuôi chim chào mào giữa lòng phố thị

Trailer giới thiệu đặc san số 19/5 của Tạp chí Việt Nam hương sắc

Đa dạng các loại cây hoa quả bonsai đẹp mắt trong mùa hè
